CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Mơ hình nghiên cứu
Căn cứ vào các nghiên cứu trước đây liên quan đến nguy cơ phá sản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam thì với sự kết hợp 3 phương pháp hồi quy: hồi quy Pooled- OLS, hồi quy OLS với hiệu ứng cố định FEM, phương pháp OLS với hiệu ứng ngẫu nhiên REM, bài luận văn sẽ nghiên cứu các yếu tố rủi ro tài chính tác động như thế nào đến nguy cơ phá sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là 8 biến độc lập đại diện cho các loại rủi ro tài chính như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong ngân hàng là LLR, LLP, LDR, NIR một số biến kiểm sốt như LEV, CTI và các biến vĩ mơ như GDP, INF cũng được đưa vào nhằm đo lường những tác động của nền kinh tế vĩ mô đến nguy cơ phá sản của hệ thống ngân hàng nước ta.
Zi, t = β0 + β1.LLR +β2.LLP +β3.LDR +β4.NIR +β5.LEV + β6.CTI + β7.GDP+ β8.INF + €i, t.
Bảng 4.1. Tổng hợp các biến nghiên cứu và phương pháp đo lường
Tên biến Ký hiệu Các nghiên cứu trước Kỳ vọng
Rủi ro tín dụng LLR Whalen và Thomson (1988) -
LLP Halil Emre (2012) -
Rủi ro thanh khoản LDR Kosmidou (2008) -
Rủi ro lãi suất NIR Duong Nguyen Thanh(2012) Halling và Hayden (2006)
-
Tỷ lệ đòn bẩy LEV Montgomery và cộng sự (2004) Ahmet và Hasan (2011)
+
và Hayden (2006)
Tăng trưởng GDP GDP Swinburne và cộng sự (2007) -
Lạm phát INF Swinburne và cộng sự (2007) -
Nguồn: Tác giả tổng hợp Kỳ vọng mang dấu (-) so với zscore có nghĩa là biến độc lập đồng biến với rủi ro phá sản và ngược lại dấu (+) so với zsore có nghĩa là biến độc lập nghịch biến với rủi ro phá sản NHTM iệt Nam.