Luật Bảo vệ môi trường 2014, tại khoản 3, khoản 4 điều 75 có quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường đối với nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể với quản lý chất thải rắn như sau: khoản 3.Thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong ni trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong ni trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải; khoản 4. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sau: a) Chất thải phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật Thủy sản 2017 có đề cập chung đến bảo vệ mơi trường trong hoạt động thủy sản tuy nhiên chưa nhiều, chưa cụ thể về vấn đề chất thải nhựa.
Thông tư số 17/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 24 tháng 6 năm 2016 về Hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao trách nhiệm quản lý nhiệm vụ môi trường trong hoạt động thủy sản cho Tổng cục Thủy sản;
Thông tư 05/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 01 tháng 3 năm 2017 về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Thông tư số 41/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vân tải ngày 14/11/2017 Quy định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển; Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 05 năm 2015 về tăng cường kiểm sốt, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản;
Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
Chỉ thị số 7804/CT-BNN-KHCN ngày 10 tháng 11 năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong nông nghiệp;
Đối với ngành thủy sản, nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản, Bộ NN&PTNT-Tổng cục Thủy sản đã có những bước đi cụ thể sau:
Công văn 4914/BNN-VP ngày 11/7/2019 của Bộ NN&PTNT về việc hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa; Công văn 244/TCTS-KHCN&HTQT ngày 17/2/2020 của TCTS về việc “Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương”;
Quyết định 1777/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/5/2020 của Bộ NN&PTNT về việc giao nhiệm vụ xây dựng “Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030”;
Quyết định 282/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày 22/5/2020 của TCTS về việc giao nhiệm vụ xây dựng “Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030”.
Một số định hướng quản lý rác thải nhựa trong ngành Thuỷ sản thời gian tới đã thể hiện ở một số văn bản như sau:
Quyết định 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 12 năm 2019 về việc Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 quy định:
Mục tiêu cụ thể: a) Đến năm 2025:
Giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; … 80% các khu bảo tồn biển khơng cịn rác thải nhựa.
b) Đến năm 2030:
Giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển;… 100% các khu bảo tồn biển khơng cịn rác thải nhựa.
Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, quy định:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm thiểu, thu gom, tái chế chất thải nhựa trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng phao xốp trong ngành thủy sản (để làm nổi các lồng bè nuôi cá); xây dựng, thực hiện các giải pháp thu hồi các ngư cụ như lưới, phao bị thất lạc, bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển (ALDFG) và thu hồi các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm thay thế túi ni- lơng khó phân hủy và đồ nhựa dùng một lần từ nông sản.
28
Đến nay, đã có những nền tảng cơ bản quản lý CTR nói chung và một số chính sách quản lý rác thải nhựa đại dương liên quan đến hoạt động khai thác và ni trồng thuỷ sản nói riêng. Các chính sách mới tập trung quản lý phần thu gom và xử lý, chưa có một chính sách cụ thể nào khuyến khích thu gom, tái chế, tái sử dụng trong ngành thuỷ sản. Cần có những nghiên cứu rà sốt, đánh giá, điều chỉnh chính sách để các chính sách mang tính thực thi hiệu quả hơn.