Một số nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUỐC GIA VỀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA RÁC THẢI NHỰA TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG (Trang 33 - 35)

Đến nay một số nghiên cứu cũng như hoạt động đánh giá tác động về vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam đã được triển khai.

Báo cáo của WWF -Việt Nam về “Nghiên cứu khảo sát hiện trạng chất thải nhựa tại Việt Nam” năm 2020. Nghiên cứu này bước đầu xác định tỷ lệ nhựa thất thốt ra mơi trường từ các địa phương gồm Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tuy Hồ (Phú n), Thành phố Hồ Chí Minh và Rạch Giá (Kiên Giang).

Theo nghiên cứu của IUCN (2020), đánh giá ở Việt Nam mặc dù lưới đánh cá xếp hạng thấp về rò rỉ tuyệt đối (1.400 tấn), gần như 1/6 lượng rác thải tạo ra từ chúng có xu hướng rị rỉ vào đại dương.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã phối hợp với 20 quốc gia để thực hiện dự án khảo sát ô nhiễm rác thải nhựa vào loại lớn nhất thế giới để đánh giá và thu thập dữ liệu rác nhựa trên bờ biển và thành phố ven biển trên toàn thế giới làm cơ sở xây dựng giải pháp giảm lượng rác thải nhựa vào đại dương. Tại Việt Nam, CSIRO hợp tác với Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) để thực hiện khảo sát và nâng cao năng lực cho các đối tác địa phương, sinh viên về phương pháp nghiên cứu ô nhiễm rác thải nhựa.

30

Theo báo cáo đánh giá tổng quan nghiên cứu về rác thải nhựa đại dương tại các nước Đông Nam Á của Y Lyons, Theresa Su and Mei Lin Neo, 2018 đã chỉ ra Việt Nam đang hạn chế trong những đề tài nghiên cứu về rác thải nhựa và họ đánh giá Việt Nam dường như không ưu tiên cho những nghiên cứu này. Báo cáo chỉ ra Việt Nam mới có hai báo cáo: 1) Định lượng macroplastic và microplastic tại sơng Sài Gịn của Lahens và cộng sự (2018), 2) Định lượng và xác định phát thải nhựa từ sơng Sài Gịn ra đại dương và kiểm tra chéo với các mơ hình ước tính Khảo sát và giám sát của Van Emmerik et al. (2018). Cả hai nghiên cứu của Lahens (2018) và van Emmerik và cộng sự (2018) đã kiểm tra lượng nhựa trong nước sơng Sài Gịn.

Kết quả giám sát rác thải biển (2019) qua hai mùa khảo sát chất thải rắn tại 30 bãi biển của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ Phát

triển xanh (Greenhub)10 phối hợp với Ban quản lý của 10 Khu bảo tồn biển (KBTB), Vườn

quốc gia (VQG) có biển (VQG Bái Tử Long, KBTB Bạch Long Vỹ, VQG Cát Bà, KBTB Cồn Cỏ, KBTB Cù Lao Chàm, KBTB Lý Sơn, KBTB Vịnh Nha Trang, VQG Núi Chúa, KBTB Hịn Cau, VQG Cơn Đảo) tiến hành khảo sát, đánh giá về số lượng và khối lượng rác thải trên các bãi biển. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng và khối lượng rác tại các bãi biển ở Việt Nam tương đối cao (trung bình 7.374 mảnh/100 m dọc bờ biển và 94,58 kg/100m dọc bờ biển). Số lượng rác mùa khô cao hơn mùa mưa nhưng khối lượng rác khơng có sự chênh lệch đáng kể. Các bãi biển tại phía Nam có số lượng và khối lượng rác cao hơn đáng kể so với phía Bắc, tuy nhiên chỉ khối lượng là có ý nghĩa thống kê. Số lượng rác tại các bãi cát trên đảo ven bờ thấp hơn so với các bãi cát khu vực đảo xa bờ và trên đất liền. Theo khảo sát, đánh giá chỉ số độ sạch bãi biển (Coastal Clean Index) cho thấy phần lớn các bãi tại các khu vực nghiên cứu đang bị ô nhiễm cao về rác thải nhựa, có tới hơn 70% số lượng bãi ở mức rất ô nhiễm, số bãi sạch và rất sạch chỉ chiếm 10% trong mùa mưa và 23% trong mùa khô. Các bãi cát tại Lý Sơn và Nha Trang ô nhiễm nhất với số lượng và khối lượng rác cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại. Rác thải nhựa chiếm tỷ lệ lớn về số lượng (92%) và khối lượng (64,8%) trên tổng lượng rác trên bãi biển. Trong thành phần rác thải nhựa, các loại rác nhựa có nguồn gốc liên quan đến hoạt động thủy sản (nuôi trồng, khai thác, buôn bán…) chiếm tỷ lệ vượt trội (47% về số lượng, 46% về khối lượng), tiếp theo là các sản phẩm sử dụng một lần (22% về số lượng, 26% về khối lượng) và các sản phẩm từ sinh hoạt khác (24% về số lượng, 22% về khối lượng).

Nghiên cứu của Chelsea Rochman và cộng sự (2019)11 tại khu vực cửa Ba Lạt sông Hồng

sử dụng phương pháp định lượng và mô tả rác thải biển, bao gồm các mảnh nhựa có kích thước từ 2 mm đến 2,5 cm dựa trên 19 mặt cắt tại 5 địa điểm, bao gồm điểm trên sông, điểm cửa sông, điểm rừng ngập mặn trong khu bảo vệ và 2 điểm mặt biển. Kết quả bước đầu cho thấy, tất cả các mặt cắt đều xuất hiện rác thải, trung bình 0,14-16,9 mảnh/ m2, trong đó 87% là nhựa.

Đã có một số doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang nghiên cứu, phát triển sản xuất các vật liệu và sản phẩm xanh, thân thiện với mơi trường, có nguồn gốc tự nhiên hay có khả năng phân hủy sinh học hồn tồn phục vụ cho sinh hoạt và đời sống con người. Một số sản phẩm ngư cụ phân hủy sinh học do tập đồn An Phát thử nghiệm ví dụ lưới trong nuôi trồng hệ sinh thái dưới biển; dụng cụ nuôi trồng thủy sản; lưới rê, vây, kéo. Trong một dự án thử nghiệm, tập đoàn An Phát đã cung cấp ngư cụ phân hủy sinh học cho 494 tàu (với khối lượng tăng từ 800 tấn năm 2016 lên 2000 tấn năm 2019).

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUỐC GIA VỀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA RÁC THẢI NHỰA TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)