Một số nghiên cứu quốc tế

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUỐC GIA VỀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA RÁC THẢI NHỰA TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG (Trang 32 - 33)

Nhựa trong các đại dương của chúng ta có thể phát sinh từ cả nguồn trên đất liền hoặc hoạt động trên biển. Ô nhiễm nhựa từ các nguồn biển đề cập đến ô nhiễm do các đội tàu đánh đánh cá để mất một phần ngư lưới cụ và đơi khi là cả tàu bị chìm trên biển. Ở cấp độ tồn cầu, các ước tính gần đây cho thấy khoảng 80% nhựa đại dương đến từ các

nguồn trên đất liền và 20% còn lại từ các nguồn trên biển7. Trong số 20% từ các nguồn

trên biển, ước tính rằng khoảng một nửa (10%) phát sinh từ các đội tàu đánh cá (chẳng hạn như ngư lưới cụ bị thất thốt và tàu bị chìm trên biển). Điều này được minh chứng thêm bởi các số liệu của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho thấy ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc hoặc bị loại bỏ đóng góp khoảng 10% vào tổng số rác nhựa đại dương8,9.

Ngư cụ bị bỏ hoang, bị mất hoặc bị loại bỏ (ALDFG) là một dạng rác biển đáng kể và có tác động lâu dài, được coi là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng gây tổn hại đến các giá trị mơi trường, kinh tế và văn hóa của mơi trường biển và ven biển trên toàn thế giới (UNEP, 2005). ALDFG là một thành phần chính của vấn đề rác biển trên tồn thế giới và đã được xác định là một trong những loại rác biển đe dọa sinh học (Newman và cộng sự, 2011; McElwee và cộng sự, 2012; Arthur và cộng sự, 2014; Kühn và cộng sự, 2015). ALDFG bao gồm lưới, dây, lồng/bẫy khai thác thủy sản và các thiết bị thu hoạch mang tính thương mại hoặc giải trí khác đã bị mất, bị bỏ hoang hoặc bị loại bỏ trong môi trường biển. Việc sử dụng thuật ngữ “ngư cụ bị bỏ hoang, bị thất lạc hoặc bị loại bỏ, nói cách khác là sự thừa nhận cả nguồn dụng cụ đánh cá vơ chủ có chủ ý và không chủ ý”, nhưng trong thực tế sự phân biệt đó khơng rõ ràng (Matthews và Glazer, 2010).

Nguyên nhân trực tiếp của ALDFG bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác thủy sản như thời tiết khiến thiết bị có nhiều khả năng bị bỏ lại hoặc bỏ đi; khai thác bất hợp pháp, không được kiểm sốt và khơng được báo cáo; chi phí thu hồi ngư lưới cụ cao; trong khi các nguyên nhân gián tiếp bao gồm: thiếu các cơ sở xử lý chất thải trên bờ, chi phí thu gom và xử lý cịn cao (Macfadyen và cộng sự, 2009). Mặc dù khơng thể có được con số tồn cầu chính xác về lượng ALDFG trong mơi trường biển, ước tính sơ bộ là dưới 10% rác biển tính theo thể tích là ALDFG (Macfadyen và cộng sự, 2009) và ALDFG là loại rác biển chìm chính (NOAA Marine Debris Program, 2015). Lượng ALDFG tiếp tục tăng

7 Li, W. C., Tse, H. F., & Fok, L. (2016). Plastic waste in the marine environment: A review of sources, occurrence and effects. Science of the Total Environment, 566, 333-349. Available at: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0048969716310154. 333-349. Available at: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0048969716310154.

8 UNEP & FAO (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper No. 523; UNEP Regional Seas Reports and Studies No. 185. Available at: http://www.fao.org/docrep/011/i0620e/i0620e00.htm. and Studies No. 185. Available at: http://www.fao.org/docrep/011/i0620e/i0620e00.htm.

9 Hannah Ritchie and Max Roser, 2018, Plastic Pollution. Truy cập online tại địa chỉ: https://ourworldindata.org/plastic-pollution?fbclid=IwAR28O36bWGNJziq5C-

mỗi năm (Macfadyen và cộng sự, 2009), nhưng gốc rễ của vấn đề là việc gia tăng sử dụng ngư lưới cụ khai thác bằng nhựa mà khi thất thốt trong mơi trường biển đã và đang tồn tại trong nhiều thập kỷ (Matthews & Glazer, 2010). Hầu hết ALDFG thường được làm từ các polyme tổng hợp và kim loại phân hủy chậm, nếu có, vì vậy việc gia tăng sử dụng mặt hàng này dẫn đến việc tích tụ dần trong mơi trường biển và ven biển.

Theo kết quả nghiên cứu của Joleah Lamb (Đại học Cornell), nhựa tạo ra những nơi trú ngụ lí tưởng để các sinh vật cực nhỏ định cư có thể gây bệnh nếu chúng tiếp xúc với san hô. Các sản phẩm làm từ nhựa - thường được làm từ polypropylene, như nắp chai và bàn chải đánh răng - có chứa nhiều vi khuẩn, điều này liên quan đến nhóm các bệnh tàn phá san hơ tồn cầu gọi là hội chứng trắng. Khi các mảnh vụn nhựa tiếp xúc với san hô, khả năng mắc bệnh tăng từ 4% lên đến 89% - một sự thay đổi gấp 20 lần. Các nhà khoa học ước tính rằng khoảng 11,1 tỷ mảnh nhựa bị vướng vào các rạn san hơ trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương và con số này sẽ tăng 40% trong bảy năm tới. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2025, chất thải nhựa đi vào môi trường biển sẽ tăng lên khoảng 15,7 tỉ mảnh nhựa trên các rạn san hơ, có thể dẫn đến bệnh xói mịn xương, hội chứng trắng và bệnh san hô đen. Nghiên cứu cho thấy rằng ô nhiễm chất thải nhựa đang tiêu diệt san hô.

Theo bà Jacinthe Seguin, Bộ Tài nguyên và Biến đổi khí hậu Canada, rác thải nhựa gây tổn thất trị giá hơn 13 triệu USD/năm đối với các hệ sinh thái biển, hơn 600 loài sinh vật biển đã bị ảnh hưởng, 15% các loài đang bị đe dọa; tác động đến du lịch, thủy hải sản, vận tải, sinh kế và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Thục Minh, 2019).

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUỐC GIA VỀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA RÁC THẢI NHỰA TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)