TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu bao_cao_thuyet_minh_qh_hai_lang_2021-2030 (Trang 60 - 63)

Đánh giá đúng tiềm năng đất đai về lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ nhằm định hướng cho việc sử dụng đất trên cơ sở khai thác sử dụng quỹ đất đai hợp lý, có hiệu quả cao, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

UBND huyện Hải Lăng Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSD đất đến năm 2030

4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp

- Diện tích thích hợp để trồng lúa chủ yếu tập trung ở các xã vùng đồng bằng, trong thời gian tới quy mô loại đất này không được mở rộng thêm mà cịn có thể bị thu hẹp do chuyển sang mục đích khác để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do nước biển dâng sẽ làm mặn hóa các khu vực thấp trũng. Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương thực trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, huyện phải có kế hoạch quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất trồng lúa đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước.

- Đất trồng cây hàng năm khác có thể bị thu hẹp, do chuyển mục đích để thực hiện các dự án trong khu kinh tế Đông Nam tại các xã Hải Hưng, Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương, Hải An và Hải Khê.

- Đất trồng cây lâu năm: Trong những năm tới việc phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả được xác định là trọng điểm để phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa. Những sản phẩm cây công nghiệp và cây ăn quả mũi nhọn được xác định là các loại cây ăn quả, chè, tiêu. Tuy nhiên, để phát triển và mở rộng quy mơ diện tích cần phải có sự hỗ trợ về vốn của nhà nước, do kinh phí đầu tư để thực hiện chuyển đổi, trồng rừng thay thế quá cao.

- Đất rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở các xã vùng ven biển và các xã Hải Lâm, Hải Sơn có tác dụng chắn cát, chắn gió, bảo vệ nguồn nước lưu vực các con sơng trên địa bàn huyện, bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường, do đó mục tiêu đặt ra hàng đầu là quản lý bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có. Để khai thác quỹ đất một cách hiệu quả, ngoài việc phát triển vốn rừng cần đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, gắn bó đời sống nhân dân với lợi ích nghề rừng, hạn chế việc đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, thu hút một bộ phận lớn dân cư, lao động nông thôn làm nghề rừng.

- Tiềm năng cho phát triển rừng sản xuất là rất lớn do vậy cần đầu tư về giống, nguồn vốn, khoa học kỹ thuật để khai thác tiềm năng này, đồng thời vận động người dân trồng rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.

- Hải Lăng là huyện vùng trũng nên có tiềm năng lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản. Cần nhân rộng các mơ hình ni thủy sản như cá nước ngọt, tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm công nghiệp trên vùng đất cát.

4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp

Khai thác triệt để quỹ đất chuyên dùng hiện có, phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả là một trong những nội dung của quy hoạch sử dụng đất.

Hải Lăng vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, cơ hội càng được khẳng định hơn từ khi Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được thành lập, quy hoạch Khu công nghiệp Quảng Trị được phê duyệt. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của huyện đang ở trong tình trạng chậm phát triển, mạng lưới tiêu thụ chưa được mở rộng trong khi đó tiềm năng của huyện là rất lớn. Trong tương lai cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là xây dựng khu Kinh tế Đông Nam, Khu công nghiệp Quảng Trị, hướng phát triển là các xã vùng cát ven biển, ưu tiên các ngành mũi nhọn như năng lượng, kinh doanh dịch vụ, cần có chính sách hợp lý để thu hút đầu tư, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.

Phát triển, mở rộng các khu dân cư nông thôn theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm: hình thành các khu dân cư do nhu cầu về đất ở của nhân dân; xây dựng mới các khu tái định cư do thực hiện các dự án trên địa bàn; sắp xếp lại các khu dân cư nông thôn cho phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.

Hình thành và phát triển các khu đô thị, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch La Vang, Mỹ Chánh, Mỹ Thủy có hạ tầng kỹ thuật hiện đại, phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, tạo động lực thu hút các nhà đầu tư.

Tiềm năng du lịch: Hải Lăng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể phát triển nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ, du lịch, được xác định là một mắt xích quan trọng trong cụm du lịch phía Nam của tỉnh trung tâm là Thành cổ Quảng Trị - La Vang - Trằm Trà Lộc. Vì vậy, trong kỳ quy hoạch cần đầu tư xây dựng các cơng trình: khu du lịch sinh thái trằm Trà Lộc; khu dịch vụ, du lịch Hải Khê. Ngoài ra, chú trọng đầu tư các điểm du lịch sinh thái như hồ Trén xã Hải Định; trằm Lớn xã Hải Thượng; thác Chường xã Hải Sơn … định hướng xây dựng dịch vụ du lịch La Vang.

Hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân. Để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và phát triển toàn diện của nhân dân cần phải có sự đầu tư đúng mức để nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông nông thơn trên phạm vi tồn huyện, đồng thời hình thành các tuyến đường trọng điểm kết nối các trục giao thông trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

Thủy lợi và các cơng trình hạ tầng khác như: Văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, chợ,... sẽ được ưu tiên bố trí quỹ đất để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

UBND huyện Hải Lăng Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSD đất đến năm 2030

Một phần của tài liệu bao_cao_thuyet_minh_qh_hai_lang_2021-2030 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)