Cơ cấu nguồn thu từ sự nghiệp của Bệnh viện Thanh Nhàn

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện Thanh Nhàn (Trang 62 - 70)

ĐVT: triệu đồng

STT NỘI DUNG 2017 2018 2019

1 Bảo hiểm y tế 294.890 365.604 410.150

2 Cho thuê bãi taxi và trông xe 1.874 2.094 2.692 3 Thu từ xét nghiệm dịch vụ 32.567 47.933 59.672 4 Chi phí phẫu thuật dịch vụ 8.268 11.585 16.163.

5 Hoạt động nhà tang lễ 18.425 20.551 19.616

6 Hoạt động thu từ thận nhân tạo 11.567 13.140 18.497 7 Thu từ hiệu thuốc bệnh viện 15.897 17.932 24.732 8 Khám, chữa bệnh theo yêu cầu 19.562 22.436 27.662 9 Phòng dịch vụ theo yêu cầu 31.620 39.953 55.987

10 Viện phí 49.874 55.242 64.927

11 Thu khác 3.576 2.699 11.784

Nguồn: Phịng Tài chính – kế tốn

Từ bảng trên có thể thấy nguồn thu sự nghiệp của BVTN tăng lên một cách đáng kể, thu 489.120 triệu đồng vào năm 2017, từ 599.170 triệu đồng năm 2018 lên 711.881 triệu đồng vào năm 2019, tăng lên 18.8% so với năm 2018 và tăng 40% so với năm 2017. Đây là mức tăng khá cao so với mặt bằng chung các năm do BV đã thực hiện tự chủ tài chính. Sự gia tăng của nguồn thu sự nghiệp đã bổ sung nguồn kinh phí hoạt động lớn cho bệnh viện. Có thể thấy nguồn thu sự nghiệp của BVTN bao gồm rất nhiều khoản thu nhưng chủ yếu là thu từ bảo hiểm y tế và thu viện phí.

Về nguồn thu bảo hiểm y tế thì hoạt động bảo hiểm y tế chính là sự huy động đóng góp của các cá nhân, tập thể, cộng đồng để cung cấp tài chính cho việc khám chữa bệnh cho những người có thẻ bảo hiểm y tế. Đây không chỉ là hoạt động nhằm tăng cường nguồn lực và phát triển hệ thống y tế mà cịn là một hình thức chia sẻ rủi ro bệnh tật giữa các cá nhân sở hữu thẻ bảo hiểm y tế với nhau, người khỏe giúp đỡ người bệnh tật, người giàu giúp đỡ người nghèo, thế nên việc tham gia bảo hiểm y tế chính là góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. Chính vì vậy, càng ngày sẽ càng cần những chiến dịch tuyên truyền để người dân hiểu, ủng hộ và tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để gia tăng nguồn thu này. Nhờ sự phát triển của y học cũng như của hệ thống y tế Việt Nam, việc cung ứng các sản phẩm y tế phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh như thuốc, hóa chất, vật tư y tế…tại BVTN hầu như khơng bao giờ trong tình trạng thiếu thuốc hay hóa chất, thậm chí các nhà cung cấp cịn coi bệnh viện chính là nguồn sống của họ bởi bệnh viện là nguồn tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm của họ. Tuy nhiên, Bệnh viện cũng còn nhiều thách thức là sử dụng thuốc sao có hiệu quả, tránh lạm dụng thuốc nhất là với những người bệnh có thẻ BHYT. Mặt khác, Bệnh viện cũng có những khó khăn riêng khi hiện tại BHYT mới chỉ thỏa thuận thanh toán cho một số danh mục thuốc và vật tư y tế nên những đối tượng như bệnh nhân nghèo khơng có khả năng chi trả viện phí thì người bệnh và BHYT phải cùng san sẻ phần viện phí đó gây nên áp lực tài chính cho chính cả bệnh nhân và bệnh viện.

như nhau nên số lượng bệnh nhân khám và điều trị bệnh ngày càng tăng lên đáng kể. Cụ thể, nguồn thu BHYT của BVTN vào năm 2017 là 294.890 triệu đồng, năm 2018 là 365.604 triệu đồng chiếm 61,02 % và tăng lên 410.150 triệu đồng vào năm 2019 chiếm 57.61%. Tuy nhiên, thói quen đi khám sức khỏe định kỳ cịn hạn chế cũng như ý thức tự nguyện tham gia BHYT của người dân còn hạn chế nên vẫn gây ra áp lực trong điều trị, khám chữa bệnh cho bệnh viện. Đồng thời, các loại hình BHYT tự nguyện cũng khơng có sự đa dạng phong phú, chưa thu hút được đông đảo các đối tượng và tầng lớp tham gia.

Nguồn thu từ viện phí là nguồn thu lớn sau nguồn thu BHYT trong cơ cấu thu của BVTN. Thu viện phí chính là khoản thu viện phí của bệnh nhân tới khám và điều trị bệnh theo quy định bệnh viện được giữ lại tồn bộ hay một phần để bổ sung nguồn kinh phí. Đây là khoản thu lớn, là nguồn kinh phí quan trọng chỉ đứng sau nguồn thu BHYT để bệnh viện có thể thực hiện mục tiêu và duy trì hoạt động.

Giá viện phí do ban lãnh đạo BV xây dựng dựa trên một khung giá tối đa – tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chính duyệt. Mức thu với đối tượng khám chữa bệnh theo yêu cầu được dựa trên cơ sở đầu tư của BV lấy căn cứ từ nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND “Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khơng thuộc phạm vi thanh tốn của Quỹ BHYT đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội”. Cịn giá viện phí áp với bệnh nhân có BHYT được căn cứ theo thơng tư số 13/2019/TT-BYT về sửa đổi bỏ sung về giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các BV cùng hạng trên tồn quốc. Mức thu viện phí của BVTN được phân chia thành hai đối tượng:

− Với đối tượng có thẻ Bảo hiểm y tế: Bệnh viện thu viện phí đối với người có thẻ Bảo hiểm y tế thơng qua cơ quan trung gian là Bảo hiểm xã hội sau khi đã có quyết định ký hợp đồng khám chữa bệnh với Bảo hiểm xã hội.

− Với đối tượng khơng có thẻ Bảo hiểm y tế: người bệnh khơng có thẻ Bảo hiểm y tế khi đến khám, chữa bệnh tại BVTN phải chịu tồn bộ chi phí khám và điều trị bệnh. Trong thời gian khám, chữa bệnh, Bệnh viện thu viện phí trực tiếp với người bệnh khi phát sinh chi phí

đơng đảo bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại nơi đây với hai tiêu chí: thái độ của nhân viên y tế và chất lượng phục vụ bệnh nhân. Chính vì chú trọng đến chất lượng phục vụ nên bệnh viện ngày càng thu hút được nhiều bệnh nhân, nhờ đó làm tăng nguồn thu viện phí cho bệnh viện. Cụ thể, nguồn thu viện phí năm 2017 là 49.874 triệu đồng, năm 2018 của Bệnh viện là 55.242 triệu đồng chiếm 9.22% và tăng lên 64.928 triệu đồng chiếm 9.12% nguồn thu từ sự nghiệp vào năm 2019.

Ngoài hệ thống các cơ sở y tế công lập của Nhà nước, các cơ sở y tế tư nhân đơn lẻ có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây do cầu tăng cao xuất phát từ sự quá tải của các bệnh viện công lập trong khi nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tăng lên. Sự thuận tiện tại dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân đã và đang thu hút một số lượng bệnh nhân khơng nhỏ, điều này góp phần làm ảnh hưởng đến nguồn thu viện phí của bệnh viện.

Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đồng thời được ban hành cơ chế khoán cho các đơn vị sự nghiệp (điển hình như Nghị định 43 của Chính phủ) đã khiến cho bệnh viện có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, tận dụng mọi nguồn lực nhằm tăng doanh thu cho bệnh viện. tạo thêm thu nhập cho nhân viên của bệnh viện. Tuy nhiên nguồn thu này vẫn còn bị hạn chế bởi một số lý do sau:

− Số thu của Bệnh viện vẫn bị hạn chế bởi mức thu và khung giá thu theo quy định của Bộ y tế: giá các dịch vụ y tế bị Nhà nước khống chế ( giá các dịch vụ y tế hiện nay chỉ là giá thu một phần viện phí, khơng bao gồm khấu hao máy móc, trang thiết bị, chi phí nhân cơng… Hiện nay, vẫn cịn một số dịch vụ y tế có giá thu viện phí khơng bù đắp nổi chi phí cho hóa chất, vật tư tiêu hao để tạo ra dịch vụ y tế đó)

− Lương tăng cùng lạm phát khiến cho các chi phí đầu vào tăng (giá vật tư y tế và vật liệu đầu vào) trong khi giá viện phí vẫn khơng thay đổi, điều đó là gia tăng chi mà khơng tăng thu. Từ đó tạo ra khó khăn trong việc cân đối thu – chi và làm giảm khả năng tăng thêm thu nhập cho nhân viên y tế trong bệnh viện.

− Đối tượng khám chữa bệnh tại BVTN đa phần bệnh nhân là bệnh nhân BHYT có bệnh mãn tính khám chữa định kỳ nên kinh phí cho việc khám chữa bệnh

là hạn chế. Do là Bệnh viện tuyến thành phố nên việc điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nặng ở tuyến dưới chuyển lên là không tránh khỏi trong khi chi phí điều trị cho các ca cấp cứu rất tốn kém mà bệnh nhân ở tuyến dưới chuyển lên đa phần là kinh tế khó khăn, tạo áp lực rất lớn cho việc điều trị bệnh của đội ngũ nhân viên y tế. Thêm vào đó, bệnh viện cũng không được quyền từ chối bệnh nhân kể cả là những bệnh nhân nghèo khơng có khả năng chi trả.

Song hành cũng nguồn thu viện phí thì thu phịng dịch vụ theo yêu cầu cũng chiếm tỉ trọng tương đối trong nguồn thu sự nghiệp của BVTN. Năm 2018, BVTN thu được 39.953 triệu đồng chiếm 6,67% tổng nguồn thu từ thu phòng dịch vụ tăng so với năm 2017 là 31.620 triệu đồng và tăng lên 7,86% tương đương 55.987 triệu đồng vào năm 2019. Những năm gần đây, càng ngày bệnh viện càng chú trọng đầu tư trang thiết bị, phòng bệnh, vừa đảm bảo kỹ thuật tối tân nhất, tiện dụng nhất để chăm sóc cho bệnh nhân, vừa đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Xã hội càng tiến bộ, nhu cầu chất lượng cuộc sống tăng cao nên lượng bệnh nhân khám yêu cầu tại BVTN cũng tăng rõ rệt theo từng năm kéo theo nguồn thu từ khám chữa bệnh theo yêu cầu cũng như thu xét nghiệm dịch vụ cũng tăng cao. Thu từ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại BVTN vào năm 2017 là 19.562 triệu đồng, năm 2018 là 22.436 triệu đồng chiếm 3,74% tổng nguồn thu sự nghiệp và tăng thêm 5.225 triệu đồng vào năm 2019 lên 27.662 triệu đồng chiếm 3,88% tổng nguồn thu sự nghiệp. Kèm theo sự gia tăng của thu khám chữa bệnh theo yêu cầu là thu từ xét nghiệm dịch vụ. Năm 2018, BVTN thu được 47.933 triệu đồng chiếm 7,99% và tăng lên 59.672 triệu đồng chiếm 8,38% tổng nguồn thu sự của Bệnh viện.

2.1.3. Thực trạng chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện Thanh Nhàn

Những khoản chi trong Bệnh viện, cụ thể chi thường xuyên là các khoản chi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn Bệnh viện. các khoản chi của Bệnh viện được thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm: chi cho con người, chi phí quản lý hành chính, chi chun mơn nghiệp vụ, chi đào tạo và các khoản chi khác.

Bảng 2.6: Cơ cấu chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện Thanh Nhàn ĐVT: Triệu đồng TT Nội dung 2017 2018 2019 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Chi cho con

người 98.562 25,12 131.448 27,29 148.72 2 26,17 2 Chi quản lý hành chính 25.500 6,50 39.118 8,12 48.593 8,55 3 Chi nghiệp vụ chuyên môn 265.00 0 67,55 300.634 62,42 357.71 0 62,94 4 Chi đào tạo và chi

khác 3.250 0,83 10.460 2,17 13.274 2,34 Tổng chi 392.31 2 100,0 0 481.661 100,0 568.29 9 100,00

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn

Qua bảng số liệu tổng hợp các khoản chi năm 2017, 2018 và 2019 cho thấy tổng chi các năm có xu hướng tăng và luôn đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên và cấp thiết của Bệnh viện.

Xét về quy mô chi thường xuyên từ nguồn thu ngân sách: tổng chi của Bệnh viện năm 2017 là 392.312 triệu đồng, 2018 là 481.661 triệu đồng tăng lên 568.299 triệu đồng tương đương khoảng 17.98% vào năm 2019.

Về nội dung cơ cấu các khoản chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp: − Có thể thấy, khoản chi lớn thứ hai trong cơ cấu chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp của BVTN là chi cho con người. Trong cơ cấu chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp của BVTN, chi cho con người chiếm 25,12% tương đương 98.562 triệu đồng năm 2017, tăng lên 27,29% vào năm 2018 tương đương 131.448 triệu đồng và 148.722 triệu đồng vào năm 2019. Trong đó, chi lương và chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên và người lao động là hai mục chi lớn nhất. năm 2018, chi lương cho nhân viên bệnh viện là 46.478 triệu đồng

chiếm 9,65% tổng chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp và tăng lên 50.447 triệu đồng vào năm 2019 tương đương 8,88% do Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ bản cho người lao động. Sự tăng chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công nhân viên Bệnh viện cho thấy sự cải thiện mức sông cho người lao động là đáng kể. năm 2018, BVTN chi thu nhập tăng thêm cho người lao động là 48.100 đồng chiếm 9,99% tổng chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp và tăng lên 59.646 đồng tương đương 10,5% tổng chi. Đi kèm với sự tăng chi của lương và thu nhập tăng thêm thì khoản mục chi các loại phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ… và chi phí các loại bảo hiểm bắt buộc cũng tăng theo.

− Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp là các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm hơn 60% tổng các khoản chi của Bệnh viện. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của Bệnh viện vào năm 2017 là 265.000 triệu đồng chiếm 67,55%, năm 2018 là 300.634 triệu đồng chiếm 62,42% và tăng lên 357.710 triệu đồng chiếm 62,94%. Đặc biệt, trong cơ cấu chi cho nghiệp vụ chuyên môn, phần chi mua thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất…phục cụ cơng tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho bệnh nhân luôn chiếm phần lớn, con số vào năm 2018 là 290.850 triệu đồng và tăng lên 354.986 triệu đồng vào năm 2019. Sự gia tăng của chi cho nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là trong chi mua vật tư, thuốc thang và trang thiết bị phục vụ bệnh nhân cho thấy càng ngày bệnh viện càng thu hút được bệnh nhân, đồng thời cũng cho thấy Bệnh viện đang dần nâng cấp và chú trọng hơn vào đầu tư để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân.

− Về chi phí quản lý hành chính của BVTN dao động từ khoản 8% - 9% tổng chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp. Năm 2017 tổng chi quản lý hành chính của Bệnh viện là 25.500 triệu đồng, năm 2018 là 39.118 triệu đồng chiếm 8,12% tổng chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp và tăng lên 48.593 triệu đồng tương đương 8,55%. Trong đó, Bệnh viện chi nhiều nhất cho tiền xử lý vệ sinh môi trường, các chi phí duy trì sinh hoạt như tiền điện – nước –

nhiên liệu và các khoản mục chi cho tài sản thiết bị văn phịng, cơng nghệ thơng tin phục vụ ngồi cơng tác chun mơn.

− Các khoản mục chi cịn lại thuộc về phần chi phí đào tạo và chi khác. Năm 2017, chi 3.250 triệu đồng chiếm 0,83%. Năm 2018, Bệnh viện chi 10.461 triệu đồng chiếm 2,17% và tăng lên 13.274 triệu đồng tương đương 2,34% tổng chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp cho phần chi đào tạo và chi khác. Trong đó, năm 2018 Bệnh viện chi đào tạo là 9.351 triệu đồng và tăng lên 12.488 triệu đồng vào năm 2019.

2.1.4. Chênh lệch thu – chi từ nguồn thu sự nghiệp

Kết quả chênh lệch thu – chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp của BVTN giai đoạn 2018-2019 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện Thanh Nhàn (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w