Ảnh chụp hệ thiết bị CE-C4D triển khai tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số chất tạo ngọt nhóm polyols trong thực phẩm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (CE c4d) (Trang 27 - 31)

(1: Hộp thế an toàn, 2: Bộ điều khiển cao thế, 3: Cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc, 4: Ống dẫn dung dịch đệm, 5: Núm điều chỉnh, 6: Bộ phận điều khiển, 7: Bình khí)

1. Thiết bị lọc nƣớc deion (Mỹ)

2. Máy rung siêu âm, có gia nhiệt của hãng BRANSONIC 521

3. Máy đo pH của hãng HANNA với điện cực thủy tinh và các dung dịch pH

chuẩn để hiệu chỉnh điểm chuẩn của máy đo pH

4. Cân phân tích của hãng S¢ientech (Mỹ), độ chính xác 0,1mg

5. Tủ lạnh Sanaky VH-2899W dùng bảo quản mẫu

* Dụng cụ:

6. Dụng cụ thủy tinh: bình định mức, pipet, cốc, ống nghiệm.

7. Pipet paster các loại: 20; 100; 200; 1000µL.

8. Các lọ Falcon 10; 25 ml để đựng dung dịch chuẩn.

9. Đầu lọc có đƣờng kính lỗ lọc 0,45 µm và các xylanh để lọc mẫu

10. Mao quản sử dụng là mao quản silica, chiều dài 70cm, chiều dài hiệu dụng

62cm, đƣờng kính trong (ID) là 50µm.

11. Một số dụng cụ thơng thƣờng khác trong phịng thí nghiệm.

2.3.2. Hóa chất

Tất cả các hóa chất sử dụng đều thuộc loại tinh khiết phân tích và đƣợc pha chế bằng nƣớc deion.

2.3.3. Chất chuẩn

1. Erythritol (Sigma, hàm lƣợng ≥ 99%) 2. Maltitol (Sigma, hàm lƣợng ≥ 98%) 3. Xylitol (Sigma, hàm lƣợng ≥ 99,0%)

2.3.4. Hóa chất dung mơi

1. L-Histidin (C6H9N3O2), (Fluka, hàm lƣợng 99,5%)

2. Tris (hydroxymethyl) aminomethane) (Fluka, hàm lƣợng ≥99%)

3. L- Arginine (C6H14N4O2) (Fluka, hàm lƣợng >99,5%)

4. Natri Borat (Na2B4O7.10H2O)

5. Axit Boric (Merck, hàm lƣợng > 99,5%) 6. Natrihidroxit (NaOH)

7. Axit clohidric (HCl)

2.3.2.3. Chuẩn bị các dung dịch hóa chất

Pha các dung dịch chuẩn gốc:

Cân chính xác 0,0100g (Erythritol, Maltitol, Xylitol) mỗi loại chuyển vào bình định mức 10,0ml, hịa tan bằng nƣớc deion sau đó định mức tới vạch, rung siêu âm

khoảng 10 phút thu đƣợc dung dịch chuẩn gốc có nồng độ 1000 ppm. Dung dịch

đƣợc bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 4o

C.

Các dung dịch trƣớc khi sử dụng phải đƣa nhiệt độ về nhiệt độ phịng sau đó lắc đều dung dịch.

Pha dung dịch đệm điện di

Các dung dịch đệm đƣợc cân, hịa tan sau đó đƣợc chuyển vào bình định mức và định mức tới vạch bằng nƣớc deion. Tất cả các dung dịch này đều đƣợc rung siêu âm và giá trị pH đƣợc xác định bằng máy đo pH trƣớc khi sử dụng. Dung dịch đệm đƣợc pha mới hàng ngày.

2.4. Các thông số đánh giá độ tin cậy của phƣơng pháp phân tích

2.4.1. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp phân tích phân tích

Giới hạn phát hiện (LOD): Là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích cịn cho tín hiệu phân tích khác có nghĩa so với tín hiệu mẫu trắng hay tín hiệu nền [5]. Đối với các q trình điện di giá trị LOD thƣờng đƣợc xác định theo tỉ số tín hiệu/nhiễu (S/N) = 3.

Giới hạn định lƣợng (LOQ): Là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lƣợng đƣợc với tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định lƣợng với tín hiệu mẫu trắng hay tín hiệu của nền [5]. Với q trình điện di giá trị LOQ thƣờng đƣợc xác định theo tỉ số tín hiệu/nhiễu (S/N) = 10.

2.4.2. Độ chụm (độ lặp lại) của phương pháp

Độ lặp lại đặc trƣng cho mức độ lẻ xi tiến hành trên các mẫu thử giống hệt nhau, đƣợc tiến hành bằng một phƣơng pháp phân tích, trong cùng điều kiện thí nghiệm (cùng ngƣời phân tích, cùng trang thiết bị, phịng thí nghiệm, trong các khoảng thời gian ngắn)[5]. Độ lặp lại của phƣơng pháp đƣợc xác định qua độ lệch chuẩn (SD) và độ lệch chuẩn tƣơng đối (RSD%).

Cơng thức tính độ lêch chuẩn (SD) và độ lệch chuẩn tƣơng đối (RSD%) nhƣ sau:

√ ( )

( )

Trong đó:

- Si : là diện tích pic điện di thứ i

- Stb : là diện tích trung bình của n lần chạy

- n : là số lần chạy lặp

2.4.3. Độ đúng (độ thu hồi) của phương pháp

Độ đúng chỉ mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của dãy lớn các kết quả thí nghiệm và các giá trị quy chiếu đƣợc chấp nhận. Do đó, thƣớc đo độ đúng thƣờng đánh giá qua sai số tƣơng đối hay bằng cách xác định độ thu hồi. Độ thu hồi thƣờng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp thêm chuẩn với cơng thức tính nhƣ sau :

( )

x 100

Trongđó: Cm+c: Nồng độ trong mẫu thêm chuẩn

Cm: Nồng độ trong mẫu

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khảo sát điều kiện tối ƣu nhằm phân tích đồng thời các chất tạo ngọt nhóm Polyols bằng phƣơng pháp CE – C4D

3.1.1. Khảo sát thành phần và pH của dung dịch đệm điện di

Các chất tạo ngọt nhóm polyols là các acid yếu với pKa > 12 [2]. Do đó, để ion hóa các phân tử này cho phân tách bằng CE cần phải sử dụng các dung dịch đệm

điện di kiềm mạnh. Tuy nhiên, điều này không khả thi với hệ CE-C4D do yêu cầu độ

dẫn điện nền thấp. Do đó, việc chọn các dung dịch đệm điện di cần đảm bảo hai yếu tố là pH phù hợp và detector là detector đo độ dẫn nên dung dịch đệm cần có độ dẫn nhỏ. Trong nghiên cứu này, sự tạo phức este borat trực tiếp trên mao quản giữa các

chất phân tích nhóm polyol và dung dịch đệm điện di borat ở pH = 8  10 đã đƣợc

sử dụng. Từ đó, các hệ đệm đã đƣợc lựa chọn để khảo sát gồm: His/Boric, Tris/Boric, Arg/Boric và Borat/Boric.

Cố định các yếu tố: Nồng độ các chất tạo ngọt Erythritol 100ppm, Maltitol 100ppm, Xylitol 100ppm; thế 15kV; thời gian bơm mẫu 30s; chiều cao bơm mẫu 20 cm,các giá trị nồng độ đệm 20Mm đƣợc cố định và khảo sát các giá trị pH: 7; 8; 9 và 10.

Kết quả thu đƣợc từ hình 3.1 đến hình 3.4 và so sánh các đệm trong hình 3.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số chất tạo ngọt nhóm polyols trong thực phẩm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (CE c4d) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)