Diện tích đất ở các mức độ thích nghi đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

STT Loại hình sử

dụng đất

Diện tích đất theo mức độ thích nghi (ha) Tổng cộng

(ha)

S1 S2 S3 N

1 Chuyên lúa 414,56 6.481,49 3.126,32 8.897,51 18.919,88 2 Rau – màu 724,23 4.589,18 1.173,95 12.432,52 18.919,88 3 Hoa - cây cảnh 3.286,43 1.554,81 7.368,75 6.709,89 18.919,88

a. Đất chuyên lúa

Diện tích đất ở mức độ rất thích nghi (S1) 414,56 ha. Hầu hết đất huyện Sóc Sơn khơng thích hợp cho trồng lúa (N) với diện tích 8.897,51ha.

Diện tích đất ở mức độ thích nghi (S2) 6.481,49 ha, yếu tố hạn chế mức độ thích nghi này chủ yếu là loại đất, chế độ nước tưới.

Diện tích ở mức độ ít thích nghi (S3) 3.126,32 ha, yếu tố hạn chế mức độ thích nghi này chủ yếu do địa hình cao hoặc vàn cao, điều kiện canh tác gặp khó khăn.

b. Đất chuyên rau và cây hoa màu.

Diện tích đất ở mức độ rất thích nghi (S1) là 724,23 ha. Hầu hết diện tích đất ở mức độ thích nghi N, khi đó diện tích đất khơng thích hợp cho trồng rau và cây hoa màu lên tới 12.432,52 ha.

Diện tích đất ở mức độ thích nghi (S2) 4.589,18 ha, yếu tố hạn chế chủ yếu là do loại đất.

Diện tích đất ở mức độ ít thích nghi (S3) 1.173,95 ha, yếu tố hạn chế do loại đất và cấp địa hình tương đối: địa hình cao thường bị khơ hạn về mùa khơ, địa hình vàn thấp dễ bị ngập úng vào mùa mưa.

c. Đất trồng hoa và cây cảnh

Diện tích đất ở mức độ rất thích nghi (S1) là 3.286,43 ha.

Diện tích đất ở mức độ thích nghi (S2) 1.554,81 ha, yếu tố hạn chế lớn nhất là do chế độ tưới.

Diện tích đất ở mức độ ít thích nghi (S3) 7.368,75 ha, yếu tố hạn chế do loại đất và ngập úng vào mùa mưa.

3.4.1.2. Tích hợp cơ sở dữ liệu liên ngành

Tích hợp là chức năng quan trọng của GIS, với mục tiêu bổ sung, hợp nhất CSDL theo thể thống nhất. Đối với CSDL về tài ngun đất đai tích hợp liên ngành thì ngồi dữ liệu đầy đủ về đất đai, còn được bổ sung các thông tin liên ngành bổ trợ khác (về giao thơng, địa hình, địa chất, khống sản, thủy văn và thảm thực vật).

Dữ liệu, thông tin từ mỗi lĩnh vực do một hoặc nhiều đơn vị chuyên mơn phụ trách, do đó, sản phẩm điều tra xử lý phục vụ công tác quản lý của mỗi ngành được lưu dưới các dạng thông tin và dữ liệu quản lý khác nhau. Cách lưu trữ có thể ở nhiều mức khác nhau, từ dữ liệu dạng số, trong CSDL hoặc tài liệu gốc, nguyên thủy ban đầu. Thông thường thông tin và dữ liệu của từng lĩnh vực sẽ do các đơn vị phụ trách thơng tin tư liệu của chính ngành đó lưu trữ và quản lý.

Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tích hợp các thơng tin để sử dụng trên quy mô tổng thể, đáp ứng những yêu cầu toàn diện hơn mà một ngành hay lĩnh vực riêng lẻ khơng thể thực hiện được. Đặc biệt, việc tích hợp CSDL cịn rất có ý nghĩa khi thơng tin tích hợp được quản lý dưới dạng một CSDL không gian, trên một nền địa lý thống nhất, cho phép thực hiện phân tích các lớp dữ liệu bằng các cơng cụ phân tích khơng gian và thể hiện kết quả dưới dạng các bản đồ, trích xuất dạng bảng biểu…

CSDL tích hợp liên ngành cung cấp cho người dùng một cái nhìn tổng thể của tồn bộ dữ liệu thuộc nhiều lĩnh vực có liên hệ với nhau trên một nền thống nhất. Với CSDL tích hợp, chúng ta cịn thấy sự phản ánh lẫn nhau giữa thông tin dữ liệu, cho phép kết xuất nhiều nhiều loại báo cáo phục vụ công tác quản lý nhà nước về TNMT một cách hiệu quả. Ngồi lớp thơng tin chính là thơng tin về đất đai và HTSDĐ, các lớp dữ liệu bổ trợ về hành chính, điểm độ cao, ranh giới, địa danh,… và các lớp tích hợp liên ngành khác về giao thơng, sơng suối, địa hình, tài ngun khống sản cũng được xây dựng và hoàn thiện nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, trợ giúp ra quyết định trong các công tác quy hoạch, sử dụng và bảo vệ tài nguyên.

3.4.2. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu

Chuyển đổi và đồng bộ hóa hệ tọa độ cho các dữ liệu ở khuôn dạng .shp file (phần mềm ArcView, ArcMap) và .tab file (phần mềm MapInfo) từ các hệ tọa độ khác nhau về hệ tọa độ Quốc gia VN2000.

Chuẩn hố dữ liệu vào mơ hình dữ liệu, chuyển dữ liệu đã được chuẩn hố vào CSDL tích hợp liên ngành. Các dữ liệu được chuẩn hóa theo cấu trúc thuộc tính trong bảng thuộc tính của từng lớp riêng biệt.

3.4.2.1. Chuẩn hóa và đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu

Các yếu tố nội dung đóng vai trị là bản đồ nền cho việc thể hiện các lớp dữ liệu chuyên ngành khác, bao gồm:

- Cơ sở toán học;

- Thủy hệ và các đối tượng liên quan; - Địa hình;

- Đường giao thơng và các đối tượng liên quan; - Thực vật;

- Địa giới hành chính;

- Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác.

Dữ liệu thuộc tính của đối tượng được chuẩn hóa theo cấu trúc thống nhất nhờ chức năng Maintenance/Table Structure để hiệu chỉnh các trường dữ liệu.

a. Lớp thơng tin hành chính

Nguồn thơng tin, tư liệu gốc là bản đồ địa giới hành chính các cấp hành chính thực hiện theo nghị định 364/CP.

- Dữ liệu bản đồ hành chính cấp huyện:

+ Lớp đối tượng vùng: thể hiện vùng lãnh thổ thuộc đơn vị hành chính của từng xã trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu bản đồ đối tượng vùng cấp huyện.

+ Lớp đối tượng chữ: thể hiện tên địa danh trong huyện.

- Dữ liệu thuộc tính hành chính cấp huyện được mơ tả ở bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)