Bản đồ đất huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36)

e. Đất phù sa úng nước (ký hiệu Pj)

Diện tích 1.032,28 ha chiếm 3,37% DTTN tồn huyện, phân bố ở các khu vực thấp trũng phía Nam huyện Sóc Sơn. Đất hình thành ở địa hình trũng lịng chảo. Mùa mưa nước đổ dồn từ trên xuống ứ đọng lại, có nơi ngập sâu hơn 1 m. Vì vậy, chỉ cấy được 1 vụ chiêm. Do ở địa hình trũng, ứ đọng nước, được tích luỹ các sản phẩm rửa trơi từ trên xuống trong đó có nhiều chất hữu cơ. Trong đất có nhiều axít hữu cơ và các chất độc hại cho cây trồng như CH4, H2S, làm cho đất trở nên chua, bí và bị glây mạnh. Một số vùng có loại đất này khi đào sâu 40 - 50 cm đã qua lớp đất bùn loãng và lớp đất sét thó màu xanh, tiếp đến lớp xác hữu cơ đã mục có mức độ phân giải khác nhau. Lớp xác hữu cơ này có màu nâu nhạt xen kẽ các vệt rỉ sắt nâu đậm hơn, rất cứng, đây là tầng than bùn. Một số nơi đã khai thác tầng này làm phân bón. Đất có mầu chủ đạo xám đen - xanh xám ở lớp mặt (lúc ướt), khi khô chuyển sang màu nâu.

Trước đây loại đất này có diện tích lớn, nhờ hoạt động của các cơng trình thuỷ lợi nên diện tích loại đất này được thu hẹp lại nhiều. Nhược điểm căn bản của loại đất này là nằm ở vị trí thấp nên bị úng nước về mùa mưa và tạo ra nhiều tính chất bất lợi cho cây trồng như đất rất chua, nhiều nhơm di động và khí độc.

Biện pháp chủ yếu để sử dụng loại đất này là thuỷ lợi, rút nước thừa để cấy 2 vụ lúa. Nơi trũng, thấp, ngập sâu có thể cải tạo thành hồ chứa nước ni cá. Cần coi trọng bón vơi (1.500 – 2.000 kg/ha) để khử chua. Các chất dinh dưỡng trong đất đều thấp nên cần bón đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.

Nhóm đất xám có tổng diện tích là 9.832 ha, chiếm 32,08% DTTN của huyện.

Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, gồm 2 đơn vị phân loại đất là đất bạc màu trên phù sa cổ và đất xám bạc màu glây với các đặc điểm sau:

a. Đất bạc màu trên phù sa cổ (ký hiệu B)

Có diện tích 1.065,5 ha, chiếm 3,48% tổng DTTN của huyện. Đất phân bố ở địa hình bậc thang rộng, lượn sóng. Đất chặt thường gặp nước ngầm ở nơng. Đất có phản ứng chua, đất nghèo các chất dinh dưỡng. Hữu cơ tầng mặt khá (1%) nhưng giảm đến nghèo ở các tầng dưới. Đạm tổng số nghèo toàn phẫu diện (0,08% ở tầng mặt và giảm dần khi xuống các tầng dưới). Các chất lân và kali cả tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Tổng cation trao đổi thấp (<4 lđl/100g đất), khả năng trao đổi cation rất thấp (5 - 6 lđlq/100g đất). Đất có thành phần cơ giới nhẹ.

b. Đất xám bạc màu glây (ký hiệu Bg)

Có diện tích 8.766,5 ha, chiếm 28,60 DTTN toàn huyện. Loại đất này hình thành ở địa hình phổ biến là: gị đồi, bậc thềm, lượn sóng và dốc thoải. Địa hình trên

đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, chế độ nhiệt, ẩm và hệ thống canh tác trong vùng. Đất đã bị thối hố do nhiều ngun nhân. Nhìn chung, đất có tầng canh tác mỏng dưới 100 cm, thường bị glây ở độ sâu hơn 30 cm. Tầng đất sâu rất chặt, nhiều nơi có kết von, đá ong. Đất có phản ứng rất chua, hàm lượng hữu cơ trong đất rất nghèo (0,1 - 0,6%). Đạm, lân, kali tổng số đều nghèo (tương ứng ở các tầng đất mặt N: 0,06%, P2O5 0,02 - 0,06% và K2O 0,05%). Lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo (đều <10 mg/100g đất). Tổng các cation kiềm trao đổi thấp, dao động từ 1,5 - 3,0 lđl/100g đất. Đất có thành phần cơ giới nhẹ. Sự phân dị về thành phần cơ giới theo chiều sâu phẫu diện đất phản ánh rõ q trình rửa trơi khơng những theo chiều ngang mà cả theo chiều thẳng đứng. Hàm lượng cấp hạt sét ở tầng đất sâu gấp 4 - 5 lần so với tầng đất mặt.

Sử dụng đất xám bạc màu và xám bạc màu glây: Đất xám bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mặt nghèo sét, chua, nghèo hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo, tổng số cation kiềm trao đổi thấp. Tuy nhiên, đất có ưu điểm là phân bố ở điạ hình cao, thốt nước tốt, có thể bố trí một cơ cấu cây trồng đa dạng. Với cây ăn quả, xồi, na, đu đủ có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở đất này. Cần chú ý bón nhiều phân hữu cơ, cân đối N - P - K vô cơ, chia nhiều lần và bón bổ sung Bo, Molip đen, đồng thời tưới đủ nước trong mùa khơ.

Nhóm đất đỏ vàng có tổng diện tích là 5.385,8 ha, chiếm 17,57% DTTN của huyện. Gồm 2 đơn vị phân loại đất là: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, Đất nâu vàng trên phù sa cổ.

a. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (ký hiệu Fs)

Loại đất này có diện tích 4.939,9 ha, chiếm 16,12% DTTN tồn huyện. Đất hình thành ở địa hình đồi núi thấp, dốc, tầng đất mỏng, nhiều nơi bị xói mịn trơ sỏi đá.

Đây là loại đất đồi núi thích hợp cho các cây cơng nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây rừng rồng. Nhưng do địa hình nhiều nơi dốc, tầng đất mỏng do đó, cần có hướng kết hợp giữa trồng cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp nhằm sử dụng đất có hiệu qủa. Có thể trồng nhãn vải, xoài vừa ở các vùng này. Đây cũng là vùng có cảnh quan đẹp nên có thể khoanh vùng xây dựng khu du lịch tham quan nghỉ mát.

b. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (ký hiệu Fp)

Đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích 445,9 ha, chiếm 1,45% DTTN toàn huyện. Đất tập trung ở vùng đồi trung du của Sóc Sơn. Đó là những đồi dốc thoải hoặc lượn sóng, độ dốc trung bình 3 - 8o. Nhìn chung đất có tầng mỏng (30 – 50 cm), thành phần cơ giới nhẹ, nhiều nơi thảm thực vật bị tàn phá nên đất bị xói mịn trơ sỏi đá hoặc xuất hiện kết von đá ong. Thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt nhẹ ở tầng

đất mặt và tỷ lệ cấp hạt sét tăng dần theo chiều sâu phản ánh q trình rửa trơi mạnh theo chiều thẳng đứng.

Cây trồng hiện nay chỉ là sắn, thuốc lá, rau vụ đơng. Ngồi việc trồng cây ngắn ngày trên loại đất này có khả năng phát triển các cây lâu năm như chè, cà phê, cây ăn quả cam, qt, dứa, nhãn, vải, xồi... Diện tích đất có tầng mỏng cần được cải tạo, bảo vệ trồng rừng bạch đàn, thông, keo tai tượng, để bảo vệ mơi trường, phục hồi độ phì nhiêu của đất.

Nhóm đất thung lũng có tổng diện tích là 35,8 ha, chiếm 0,12% DTTN của huyện, phân bố rải rác dưới chân đồi núi phiến thạch sét. Gồm 1 đơn vị phân loại đất là: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

Đất chủ yếu nằm ở các thung lũng nhỏ, hẹp, hình thành từ các sản phẩm di chuyển từ nơi có địa hình cao xuống. Thành phần cơ giới đất phụ thuộc nhiều vào sản phẩm dốc tụ từ trên cao đưa xuống. Đất dốc tụ thường hình thành từ các sản phẩm dốc tụ có thành phần cơ giới thơ, nhẹ và ở địa hình dốc nên bị rửa trôi mạnh trở nên nghèo, chua, khô, chặt.

Vùng địa hình vàn, thấp đủ nước trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu, vùng địa hình cao trồng 1 vụ lúa mùa, 2 vụ màu đông xuân. Cần thâm canh, xen canh với cây họ đậu để cải tạo đất, giữ ẩm lớp đất mặt, hạn chế quá trình rửa trôi đất.

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TƯ và Kế hoạch 61/KH-UB của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về thực hiện một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004 - 2010, trong những năm qua kinh tế trên địa bàn huyện có những bước tăng trưởng nhanh và liên tục.

Về cơ cấu kinh tế

Thực tế trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện đã đi đúng hướng, từng bước giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Sau 20 năm từ năm 1991 đến 2011 cơ cấu kinh tế chuyển biến rõ rệt theo hướng: tăng tỷ trọng của khối ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Dân số và lao động

Năm 2011 dân số huyện có 298.125 người, trong đó: Dân số đơ thị 4.448 người, chiếm 1,49%, dân số nông thôn 293.677 người chiếm 98,51%. Dân cư trong huyện phân bố khơng đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã, thị trấn. Mật

độ dân số tồn huyện bình qn 972 người/km2. Ngồi ra, cịn có hàng chục nghìn bộ đội, cơng nhân, học sinh và sinh viên hiện đang công tác, học tập trên địa bàn huyện. Mật độ dân số phân bố cũng không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn (5.424 người/km2), Phù Lỗ (2.321 người/km2), mật độ dân số thấp ở các vùng đồi núi như Nam Sơn (284 người/km2), Bắc Sơn (408 người/km2). Tính đến 31/12/2011 tồn huyện có 173.014 lao động chiếm 58,03% dân số (bảng 3.3). Trong đó lao động nơng nghiệp chiếm khoảng 102.775 người, chiếm 59,40% tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và trong các cơ quan hành chính chiếm khoảng 40,60%. Huyện còn khoảng 31.142 lao động thời vụ hoặc thiếu việc làm (chiếm 29% tổng số lao động), theo ước tính hiện nay lao động khu vực nơng nghiệp mới sử dụng khoảng 60-70% số ngày cơng trong năm, cịn lại là thời gian nơng nhàn.

Thu nhập, đời sống của dân cư và chính sách xã hội

Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là: 8,5 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 22 triệu đồng. Tuy nhiên, còn chênh lệch giữa khu vực đô thị, các xã ven thị trấn và các xã xa vùng trung tâm huyện; các xã vùng đồng bằng và các xã vùng núi. Công tác xố đói giảm nghèo đạt kết quả tốt: trong 5 năm trợ giúp 13.292 lượt hộ thoát nghèo, thực hiện làm mới, sửa chữa nhà ở cho 846 hộ nghèo, 115 hộ chính sách.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho SXNN phải kể đến hệ thống thuỷ lợi và đê điều, năm 2011 tồn huyện hiện có 27 cơng trình hồ chứa nước, 119 cơng trình tiểu thuỷ nơng, 119 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương, hệ thống đê, kè các tuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm.

Về giao thông nông thôn: Trên địa bàn huyện đã xây dựng được hệ thống giao thông khá thuận lợi không chỉ phục vụ đầy đủ nhu cầu cho SXNN mà cả các lĩnh vực kinh tế khác. Hiện tại huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua với chất lượng khá tốt, ngồi ra cịn có khoảng 30 tuyến đường liên xã, đường đơ thị với tổng chiều dài khoảng 170 km, nền rộng 5 – 6 m.

Về hệ thống điện: Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện năng, được cung cấp bởi Trạm 220 KV Chèm bằng các tuyến đường dây 110 KV Chèm - Đông Anh, Đông Anh - Thái Ngun và Đơng Anh - Gị Gầm. Các trạm cấp nguồn cho huyện. Hiện trên địa bàn huyện 100% các xã đã có mạng lưới điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân. Trong giai đoạn 2006 - 2011, công tác chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được

chú trọng tăng cường.

Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và tăng vụ đối với sản xuất lúa có sự chuyển biến rõ rệt. Các chương trình khuyến nơng, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất có hiệu quả như: chương trình giống lúa lai đạt trên 117 ha/năm với năng suất là 50 tạ/ha, các giống lúa thuần (Khang dân, Q5, thuần thơm, thuần khác) đạt trên 17 nghìn ha/năm với năng suất trung bình 41,3 tạ/ha. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác khảo nghiệm và ứng dụng các giống cây trồng năng suất cao để đưa vào sản xuất đại trà.

3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2013, thì tổng DTTN của huyện Sóc Sơn là 30.651,30 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 17.934,42 ha, chiếm 58,51% DTTN. Đất phi nông nghiệp 11.660.89 ha, chiếm 38,04% DTTN. Đất chưa sử dụng còn 1.055,99 ha chiếm 3,45% DTTN (trong đó có 70,53 ha núi đá khơng có rừng cây, chiếm 0,23% DTTN) (bảng 2).

a. iện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất nơng nghiệp huyện Sóc Sơn có diện tích 17.934,42 ha.. Hiện trạng các loại đất nông nghiệp như sau:

- Đất dành cho SXNN: có diện tích 13.094,90 ha, chiếm 73,02% tổng diện tích đất nơng nghiệp.

- Đất lâm nghiệp: có diện tích 4.436,32 ha, chiếm 24,74 % tổng diện tích đất nơng nghiệp và đây là diện tích đất rừng phịng hộ.

- Đất ni trồng thủy sản: có diện tích 343,35 ha, chiếm 1,91% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Cịn lại là diện tích đất nơng nghiệp khác.

b. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Đất phi nơng nghiệp có 11.660.89 ha, chiếm 38,04% DTTN tồn, trong đó: - Đất ở có 3.561,36 ha chiếm 30,54 % diện tích đất phi nơng nghiệp, bao gồm: đất ở tại đơ thị là 29,84 ha chiếm 0,84% diện tích đất ở; đất ở nông thôn 3.531,52 ha chiếm 99,16% diện tích đất ở tồn huyện.

- Đất chuyên dùng có 6.331,51 ha chiếm 54,30% diện tích đất phi nơng nghiệp. Trong đó: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp có 134,26 ha; Đất quốc phịng có 986,5 ha; Đất an ninh có 32,39 ha; Đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp có 458,11 ha; Đất có mục đích cơng cộng có 4.730,15 ha.

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 30.651,30

1 Đất nông nghiệp NNP 17.934,42

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.094,90

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.610,25

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 10.285,42

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 92,81

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.232,02

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.484,65

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.436,32 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX - 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4.436,32 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 343,35 1.4 Đất làm muối LMU - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 59,85

2 Đất phi nông nghiệp PNN 11.660,89

2.1 Đất ở OTC 3.561,36

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3.531,52

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 29,84

2.2 Đất chuyên dùng CDG 6.331,51

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp CTS 124,36

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 986,50

2.2.3 Đất an ninh CAN 32,39

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 458,11

2.2.5 Đất có mục đích cơng cộng CCC 4.730,15

2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TTN 56,04

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 222,57

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.486,61

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,80

3 Đất chưa sử dụng CSD 1.055,99

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 208,42

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 777,04

3.3 Núi đá khơng có rừng cây NCS 70,53

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB -

4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT -

4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR -

4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK -

- Đất tơn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 56,04 ha, chiếm 0,48% diện tích đất phi nơng nghiệp.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa với diện tích 222,57 ha, chiếm 1,91% diện tích đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36)