Kết quả truy vấn theo gộp nhóm đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 68 - 69)

3.6. Khả năng ứng dụng và phát triển cơ sở dữ liệu

3.6.1. Khả năng ứng dụng của cơ sở dữ liệu

CSDL xây dựng được có khả năng ứng dụng cao trong mơi trường phần mềm GIS nói riêng và các phần mềm tin học nói chung. Từ đó, trợ giúp cho việc ra quyết định và hoạch định chính sách một cách nhanh chóng, chính xác.

Trước đây thông tin, tài liệu số cịn rất hạn chế cả về số lượng và khn dạng do đó thơng tin tổng hợp đầy đủ và đồng nhất về tài nguyên đặc biệt là tài nguyên đất hầu như rất ít.

Bộ CSDL cũng chứa các thơng tin về tài ngun đất và thích nghi đất đai cho một số loại sử dụng đất chính, nên đây là tài liệu số hữu ích cho việc quy hoạch SXNN cũng như góp phần xây dựng các giải pháp và kỹ thuật trong lựa chọn cây trồng, phương thức canh tác, tưới tiêu phù hợp.

Ngoài ra, với bộ CSDL liên ngành về đất đai này, người dùng có thể sử dụng các chức năng cũng như các hàm tính tốn của phần mềm GIS để tìm kiếm địa điểm, vị trí thích hợp nhất theo các tiêu chí của phương án quy hoạch. Bộ CSDL đất đai tích hợp liên ngành với các thông tin về tài nguyên đất, giao thông, thủy văn, địa chất, khoáng sản sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các nhà quản lý.

Để tăng cường khả năng ứng dụng và phát triển CSDL, ta tiến hành tích hợp phần mềm quản trị CSDL PostGIS/PostgreSQL. Khi đó hệ quản trị CSDL đóng vai trị trung gian lưu trữ dữ liệu cung cấp cho các dự án tiếp theo như: chỉnh lý, biên tập bản đồ, xây dựng bản đồ tương tác trực tuyến, trích xuất dữ liệu ra nhiều định dạng,…

Với bộ CSDL xây dựng được ngoài việc quản lý và sử dụng trực tiếp bằng phần mềm MapInfo, ta có thể ứng dụng và phát triển nó trên các phần mềm GIS chuyên nghiệp khác, bằng cách chuyển đổi định dạng và kết hợp với các hệ quản trị dữ liệu

khác để từ đó tối ưu hóa dữ liệu, giảm dung tích lưu trữ cũng như sao lưu dưới nhiều định dạng.

Các dữ liệu được chuẩn hóa và định dạng tab file được chuyển sang dạng shape file bằng cơng cụ chuyển đổi của MapInfo, sau đó chuyển vào PostgreSQL thơng qua Server sẵn có và cổng nạp dữ liệu từ PostGIS. Cuối cùng thực hiện kết nối CSDL với phần mềm GIS khác, ví dụ như với ArcMap 10.1. Sau khi kết nối xong ta có thể tiến hành làm việc với CSDL như đối với các dữ liệu chuẩn của phần mềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 68 - 69)