Hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2013, thì tổng DTTN của huyện Sóc Sơn là 30.651,30 ha, bao gồm: Đất nơng nghiệp 17.934,42 ha, chiếm 58,51% DTTN. Đất phi nông nghiệp 11.660.89 ha, chiếm 38,04% DTTN. Đất chưa sử dụng còn 1.055,99 ha chiếm 3,45% DTTN (trong đó có 70,53 ha núi đá khơng có rừng cây, chiếm 0,23% DTTN) (bảng 2).

a. iện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất nơng nghiệp huyện Sóc Sơn có diện tích 17.934,42 ha.. Hiện trạng các loại đất nông nghiệp như sau:

- Đất dành cho SXNN: có diện tích 13.094,90 ha, chiếm 73,02% tổng diện tích đất nơng nghiệp.

- Đất lâm nghiệp: có diện tích 4.436,32 ha, chiếm 24,74 % tổng diện tích đất nơng nghiệp và đây là diện tích đất rừng phịng hộ.

- Đất ni trồng thủy sản: có diện tích 343,35 ha, chiếm 1,91% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Cịn lại là diện tích đất nơng nghiệp khác.

b. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Đất phi nơng nghiệp có 11.660.89 ha, chiếm 38,04% DTTN tồn, trong đó: - Đất ở có 3.561,36 ha chiếm 30,54 % diện tích đất phi nơng nghiệp, bao gồm: đất ở tại đô thị là 29,84 ha chiếm 0,84% diện tích đất ở; đất ở nơng thơn 3.531,52 ha chiếm 99,16% diện tích đất ở tồn huyện.

- Đất chun dùng có 6.331,51 ha chiếm 54,30% diện tích đất phi nơng nghiệp. Trong đó: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp có 134,26 ha; Đất quốc phịng có 986,5 ha; Đất an ninh có 32,39 ha; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 458,11 ha; Đất có mục đích cơng cộng có 4.730,15 ha.

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 30.651,30

1 Đất nông nghiệp NNP 17.934,42

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.094,90

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.610,25

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 10.285,42

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 92,81

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.232,02

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.484,65

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.436,32 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX - 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4.436,32 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 343,35 1.4 Đất làm muối LMU - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 59,85

2 Đất phi nông nghiệp PNN 11.660,89

2.1 Đất ở OTC 3.561,36

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3.531,52

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 29,84

2.2 Đất chuyên dùng CDG 6.331,51

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp CTS 124,36

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 986,50

2.2.3 Đất an ninh CAN 32,39

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 458,11

2.2.5 Đất có mục đích cơng cộng CCC 4.730,15

2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TTN 56,04

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 222,57

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.486,61

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,80

3 Đất chưa sử dụng CSD 1.055,99

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 208,42

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 777,04

3.3 Núi đá khơng có rừng cây NCS 70,53

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB -

4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT -

4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR -

4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK -

- Đất tơn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 56,04 ha, chiếm 0,48% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa với diện tích 222,57 ha, chiếm 1,91% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng với diện tích 1.486,61 ha, chiếm 12,75% diện tích đất phi nơng nghiệp.

3.2.2. Yêu cầu sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

Đối với huyện Sóc Sơn thì SXNN ln là ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Việc sử dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất như đưa các giống lúa lai năng suất cao vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trông đang mang lại những kết quả khả quan và chuyển biến rõ rệt.. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì diện tích đất nơng nghiệp của huyện đang có những biến động lớn cả về diện tích cũng như chất lượng đất. Đất đai thường xuyên có sự biến động mạnh trong khi các thơng tin về tài ngun đất vẫn cịn rất hạn chế. Do đó, yêu cầu về khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả đất nơng nghiệp nói riêng và bảo vệ tài nguyên đất nói chung sẽ là động lực thúc đẩy KTXH của huyện phát triển theo hướng bền vững.

Với mục đích khai thác ngày càng triệt để nguồn tài nguyên đất đai để đem lại hiệu quả, lợi nhuận cao cho các mục đích dân sinh, kinh tế, đã có tác động khơng nhỏ tới môi trường và đặc biệt là môi trường đất trên địa bàn huyện. Sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch phát triển các khu dân cư nông thôn cùng với tập quán sinh hoạt của nhân dân cũng gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi.

Thời gian các tổ chức kinh tế lập dự án đầu tư và lập hồ sơ đất đai thực hiện chậm trễ đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất. Một số hạng mục cơng trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, vì vậy trong năm đó khơng thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và phải chuyển sang năm sau. Một số tổ chức, cá nhân chưa thực sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất đã dẫn đến sử dụng đất sai mục đích, gây lãng phí đất, vi phạm quy hoạch được phê duyệt. Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ơ nhiễm đất, hủy hoại đất. Ngồi ra, việc thiếu các giải pháp đồng bộ trong SXNN như: chưa giải quyết tốt giữa khai thác sử dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái,... đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn.

Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại nêu trên là công tác quản lý đất đai vẫn cịn bng lỏng và chính sách quản lý cịn nhiều bất cập; nhận thức về chính sách đất đai trong nhân dân khơng đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai. Thực tế cũng cho thấy các công tác quản lý thông tin, tư liệu về đất đai bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ giấy mà tại các địa phương đang thực hiện khó đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác các thơng tin về tài ngun đất đai. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có

một cơng cụ mới có khả năng cung cấp thơng tin chính xác nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá và quy hoạch đất đai bền vững.

Trong các ứng dụng cơng nghệ hiện nay thì cơng nghệ viễn thám và GIS có thể đáp ứng được yêu cầu này, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hỗ trợ ra quyết định, quy hoạch, chồng ghép bản đồ, quản lý thông tin tài nguyên thiên nhiên…Việc thành lập CSDL dựa trên cơng nghệ GIS có ưu điểm về chức năng quản lý thông tin không gian và thuộc tính gắn liền với nó. Bên cạnh đó thơng tin được chuẩn hóa, các cơng cụ tìm kiếm, phân tích thơng tin phục vụ rất hữu ích trong cơng tác quản lý đất đai, mà theo phương pháp truyền thống khó có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 41 - 46)