Diễn biến hàm lượng TSS tại các điểm quan Sông Lam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông lam, nghệ an (Trang 65 - 67)

Tại thời điểm năm 2012, nhiều điểm cho giá trị rất cao như tại mẫu M4 và M8 vượt từ 2 ÷ 3 lần so với quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008 loại B1.

Nguyên nhân TSS cao là do gần các điểm thu mẫu là khu khai thác cát sỏi, tàu thuyền; khu vực công nghiệp, sản xuất xi măng và vào thời điểm quan trắc đang là mùa mưa nên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng chảy tràn, xói mịn và rửa trơi.

* Chỉ tiêu hàm lượng Các hợp chất chứa Nitơ (N-NH4+) trong mơi trường nước mặt

Hình 24. Diễn biến hàm lượng các hợp chất N-NH4+ tại các điểm quan trắc Sơng Lam

Biểu đồ hình 16 cho ta thấy giá trị N-NH4+ tại 7 điểm quan trắc trong các đợt năm 2012 hầu hết đều đạt qui chuẩn trong đó có 1 điểm M7 có chỉ số ơ nhiễm đã vượt tiêu chuẩn QCVN 08:2008 cột B1 nhiều lần. Chất lượng nước sông Lam tại các điểm quan trắc M2, M7, M9 bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm hoạt động sản xuất từ các nhà máy, khu dân cư tập trung, các hộ dân sống rải rác ven sông, hoạt động tháo chua rửa phèn trong sản xuất nông nghiệp... Dẫn tới thông số NH4+ biến đổi không ổn định và vượt quy

chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT mức B1.

* Chỉ tiêu hàm lượng Coliform trong môi trường nước mặt

Giá trị Coliform trong các đợt quan trắc dao động không lớn từ 360 đến 3000 MPN/100ml. Trong 10 số liệu quan trắc của cả 2 năm đều khơng có giá trị vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008 loại A2.

Giá trị coliform cao nhất là tại điểm tại Cầu Bến Thủy, TP Vinh (M9) năm 2013 với giá trị 4720 MPN/100ml, nguyên nhân đây là điểm thải nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa

bàn thành phố Vinh cũng như là phần hạ lưu tập trung nước của sông Lam đổ về trước khi ra biển Đông tại Cửa Hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông lam, nghệ an (Trang 65 - 67)