Nhà máy xi măng Anh Sơn trong quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông lam, nghệ an (Trang 79 - 80)

Sơn trong quá trình hoạt động

Dịng sơng Lam ở Nam Đàn và các huyện thượng nguồn người dân cũng xả rác thải xuống sông giống như khu vực này, thêm nữa là tình trạng khai thác cát sỏi và đào vàng ngay giữa dòng chảy của sông Lam, đặc biệt là các huyện thượng

nguồn rộ lên phong trào vàng tặc đào xới lịng sơng và đổ xuống lịng sơng rất nhiều chất hóa học độc hại trong quá trình khai thác vàng. Đi về phía hạ nguồn, huyện Hưng Nguyên là một huyện có đến 10 xã sống ven sơng nhưng chưa có bãi xử lý rác thải sinh hoạt nên hàng ngày rác thải sinh hoạt tại các xã này đều được tập kết lại đến cuối ngày rồi đổ ra bờ sơng, tình trạng này bắt đầu từ khá lâu nhưng ngày càng nhiều kể từ năm 2009. Tình trạng trên khơng có xu hướng thuyên giảm mà ngày càng tăng thêm khiến nước sông đã chuyển màu từ lâu.

Tại thành phố Vinh hiện nay đa số các kênh, mương thoát nước mưa, nước thải chung của thành phố đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ, vi sinh vật và cặn lơ lửng. Các hộ gia đình, các nhà máy và các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có biện pháp xử lý nước thải ngay tại nguồn phát thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra kênh, mương và từ nguồn kênh mương này lại đổ trực tiếp ra sông Lam. Điều này khiến cho chất lượng nước sông Lam khu vực chảy qua Hưng Nguyên, Vinh bị suy giảm theo hàng năm.

Dưới đây là một số hình ảnh của các bãi tập kết rác thải phát sinh dọc theo bờ sông Lam, đoạn từ huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn qua thành phố Vinh và đổ ra biển tại Cửa Hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông lam, nghệ an (Trang 79 - 80)