Qua các biểu đồ được xây dựng trong quá trình tính tốn chỉ số WQI ta có thể dễ dàng nhận thấy việc đánh giá chất lượng nước thông qua WQI đơn giản hơn so với việc đánh giá cùng lúc nhiều thơng số. Ví dụ như năm 2012 tại sơng Lam có nhiều thơng số như BOD, COD đáp ứng được mức A1 với tỉ lệ rất cao, tuy nhiên thông số N-NH4 + lại đáp ứng được mức A1 với tỉ lệ rất thấp, trong khi đó với kết quả tính tốn WQI ta có thể thấy ngay tỉ lệ số mẫu quan trắc đạt chất lượng nước có thể sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (giá trị WQI nằm trong khoảng 91 – 100) là 30%. Tương tự trong năm 2013, thì tỷ lệ này là 50%, cho thấy chất lượng nước tại các điểm quan trắc trên sơng Lam đã có nhiều dấu hiệu chuyển biến tốt.
Qua biểu đồ tại hình 20 và bảng 14, chúng ta có thể thấy được diễn biến và sự thay đổi chất lượng nước tại các điểm quan trắc qua các năm một cách chính xác và tổng quan nhất. Các thơng số có giá trị nằm trong khoảng từ mức A2 đến B1 với tỉ lệ nhiều nhất và ít có sự thay đổi hàng năm (nằm trong khoảng từ 51 – 90) là 60%. Cũng như kiểm soát được sự thay đổi đột ngột về chất lượng nước tại các điểm trên sơng Lam, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực, khắc phục kịp thời các sai phạm và hướng tới phát triển một cách bền vững, đảm bảo môi trường nước Sơng Lam. Ví dụ: như mẫu số M4, đo tại huyện Anh Sơn, Nghệ An, năm
2012 đạt WQI là 21 – (Mức báo động đỏ, Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử
lý trong tương lai), chất lượng nước bị ô nhiễm nặng do việc nhà máy xi măng tại
Anh Sơn hoạt động liên tục mà không đáp ứng được các biện pháp đảm bảo môi trường, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nặng về cát bụi cũng như hóa chất trong q trình sản xuất cơng nghiệp; Từ đó, chính quyền đã có biện pháp khắc phục kịp thời, trong năm 2013 chất lượng nước đã được cải thiện rõ rệt, chỉ số WQI đạt 89 đã có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt khi các biện pháp xử lý phù hợp.
Qua kết quả phân tích 10 mẫu nước, trên cơ sở đối chiếu so sánh với các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường nước[11] và tiêu chuẩn về thông số WQI quy định tại Sổ tay hướng dẫn tính tốn chỉ số nước [12] tương ứng cho thấy: Qua các năm 2012, 2013 chỉ 01/10 mẫu nước có các thơng số vượt quá Quy chuẩn cho phép(Mẫu M4-2012); Còn tại các địa điểm và thời gian khác mặc dù có số lượng thông số vượt Quy chuẩn không nhiều, sự diễn biến chất lượng nước không dao động quá lớn (từ 51-100) song điều đó cũng cho thấy mơi trường nước đã có dấu hiệu ơ nhiễm.
Đáng chú ý là tại thời điểm năm 2012, đoạn sông Lam đi qua địa phận Nghi Lộc, thành phố Vinh đến cuối sông Lam đổ ra Cửa Hội, chất lượng nước đều đạt quy chuẩn A2; Nhưng đến thời điểm cuối năm 2013, chất lượng nước mặt tại khu vực này đã có dấu hiệu suy giảm rõ rệt, chỉ số WQI chỉ đạt từ 51 – 75 (Vừa đủ tiêu chuẩn B2 dùng trong tưới tiêu, không thể dùng trong sinh hoạt). Các mẫu nước mặt,
thải rắn đa dạng không được thu gom xả thải bừa bãi ra môi trường gặp trời mưa nên kéo theo nhiều chất bẩn, ô nhiễm trên bề mặt xuống sông. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nơng nghiệp, đơ thị hóa, giao thông vận tải và nước thải sinh hoạt... đang có xu hướng gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm gây suy giảm chất lượng nước tại khu vực hạ lưu sơng Lam nói trên.
3.2. Kết quả xây dựng bản đồ chất lượng nước sông Lam:
3.2.1. Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng chất lượng nước sông Lam dựa vào chỉ số WQI
Trên cơ sở phân loại chất lượng nước theo chỉ số WQI và phương pháp xây dựng bản đồ đã nêu trên, tác giả luận văn đã tiến hành xây dựng sơ đồ hiện trạng chất lượng nước sông Lam đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Nghệ An, tức là tại mỗi vị trí quan trắc sẽ thể hiện kết quả tính tốn theo chỉ số WQI lên sơ đồ theo thang màu như quy định.
Sơ đồ chất lượng nước sông Lam năm 2012: