Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,50
C trên phạm vi cả nước và lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng. Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m vào năm 2100. BĐKH với các hiện tượng thời tiết cực
đoan diễn ra hàng năm như hạn hán, nắng nóng kéo dài trên diện rộng, lũ lụt, bão, lốc xoáy, giá rét, nhiễm mặn, sạt lở, xói mịn,... gây tổn thất lớn về cơ sở hạ tầng, thiệt hại trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, y tế, mơi trường...
Trại giam n Hạ được đóng tại xã Huy Hạ là một xã thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Là một tỉnh miền núi, Sơn La ln phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai như: lũ quét, lũ ống. Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của BĐKH thì các loại hình thiên tai sẽ gia tăng về mức độ và tần số; các tai biến thiên nhiên liên quan đến trượt lở đất, lũ lụt, lũ ống, lũ quét… đang có xu hướng gia tăng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Theo kịch bản BĐKH cho tỉnh Sơn La, đến năm 2020, nhiệt độ trung bình ở tỉnh Sơn La tăng 0,4 - 0,65oC so với giai đoạn 1980 - 1999; nhiệt độ trung bình năm đến năm 2050 tăng từ 1 - 1,7oC; nhiệt độ trung bình năm đến năm 2100 tăng từ 2 - 3,3oC; số ngày có nhiệt độ tối cao lớn hơn 35oC có xu hướng tăng lên, số ngày có nhiệt độ dưới 13oC có xu thế giảm dần, lượng mưa hàng năm trên toàn lãnh thổ Sơn La tăng theo thời gian: Năm 2010, lượng mưa tại trạm Bắc Yên tăng 1,3%, tại trạm Sông Mã tăng 0.6%; đến năm 2050, lượng mưa tại hai trạm sẽ tăng tương ứng là 4.7% và 2.2%; đến năm 2100 là 6.4% và 2.4%.
Đứng trước thực tiễn đó, tỉnh Sơn La đã xây dựng “Kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH”, “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2013- 2020”. Trong danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH tỉnh Sơn La thuộc
kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh, đã đề xuất các dự án “Nâng cao năng lực cho cán bộ làm cơng tác phịng chống và giảm nhẹ thiên tai”, “Tuyên truyền nâng cao, chủ động phòng chống thiên tai cho người dân, trong đó lấy cán bộ đồn thanh niên làm nòng cốt”, “Nâng cao nhận thức về cơng tác phịng chống lũ qt, phịng chống và chữa cháy rừng cho học sinh (bậc trung học cơ sở)”. Việc truyền thông, nâng cao nhận thức cho các đối tượng bằng các phương pháp, hình thức, các kênh nhận thức và thay đổi thái độ, hành vi khác nhau sẽ hỗ trợ cộng đồng tiếp cận các chính sách mới theo hướng tích cực với mơi trường và khí hậu. Không chỉ các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính (nguyên nhân chính gây ra BĐKH), mà các doanh nghiệp,
cộng đồng và cá nhân cần được khuyến khích tham gia thực hiện các chương trình, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Các hoạt động tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng và đội ngũ nhân viên được tập huấn về BĐKH sẽ giúp cộng đồng tìm hiểu và giải thích các hiện tượng về BĐKH đang diễn ra xung quanh, gợi ý một số cách thay đổi thói quen để sống “xanh” hơn, xây dựng môi trường sống tốt đẹp hơn.