Tri thức bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình truyền thông và biến đổi khí hậu trong lực lực lượng công an tại các trại giam thông qua thí điểm tại trại giam yên hạ (Trang 58 - 61)

Tri thức bản địa, kiến thức bản địa hay tri thức truyền thống là hệ thống tri thức mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi với mơi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội.

Tri thức bản địa được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Tập hợp những hiểu biết, kiến thức và ý nghĩa này là một phần của tổng hịa văn hố bao gồm cả hệ thống ngơn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan.

Những tri thức này là nền tảng cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như khai thác tự nhiên, các hệ thống canh tác và chăn ni, tìm kiếm nguồn nước, tự bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bản thân; và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường. Tri thức bản địa sử dụng nguồn tài nguyên của địa phương, ít phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài. Tri thức bản địa chủ yếu được truyền miệng từ đời này sang đời khác, ít khi được lưu trữ bằng văn bản ghi chép. Tri thức bản địa được hình thành trong quá trình nghiệm sinh (trải nghiệm và đúc kết thành tri thức), ln có sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc sống, hướng đến sự thích nghi với đặc điểm văn hố, xã hội và môi trường. Tri thức bản địa luôn được làm giàu qua việc tích hợp các kinh nghiệm mới hoặc tri thức mới có được từ q trình tiếp biến văn hố.

Tri thức bản địa khơng hạn chế ở những người dân nông thôn. Trên thực thế, bất kỳ nhóm cộng đồng nào cũng có tri thức bản địa: nông thôn và thành thị;

người định cư và người du cư; người bản địa và người nhập cư. Quá trình giao lưu, xáo trộn dân cư cũng sẽ dẫn đến việc hình thành các tri thức bản địa mới, trên cơ sở của quá trình tiếp xúc và biến đổi, đào thải (những gì khơng cịn phù hợp) và tích hợp (tiếp thu những yếu tố mới, có ích cho cuộc sống), thường được gọi bằng một thuật ngữ mang tính bao quát hơn là tri thức địa phương (local knowledge). Chính vì vậy, tri thức bản địa phản ánh đặc tính của lứa tuổi, giới tính và đặc điểm của nhóm xã hội: Những người già có nhiều loại kiến thức khác so với thế hệ trẻ; phụ nữ có những tri thức khác so với nam giới; người có học thức và người ít học tích hợp được các vốn tri thức khác nhau... Có những kiến thức chung, được tất cả mọi người trong cộng đồng hiểu biết; cũng có những kiến thức cùng chia sẻ, có nhiều người biết nhưng không phải tồn bộ cộng đồng; lại có những kiến thức chun nghiệp/chun biệt, chỉ có ở một số ít người (ví dụ chỉ có một số ít người dân là thầy thuốc, thầy cúng, nghệ nhân, bà đỡ hoặc thợ thủ cơng…).

Có nhiều cách phân loại tri thức bản địa theo những tiêu chí khác nhau, tuỳ thuộc vào từng chuyên ngành khoa học. Với đặc điểm của ngành mình (nghiên cứu về các quá trình tộc người, văn hoá tộc người trong bối cảnh liên tục phát triển), các nhà Dân tộc học thường phân loại tri thức bản địa như sau:

- Sự nhận biết các yếu tố tự nhiên (đặc điểm địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, các đặc tính sinh học của động - thực vật, khí hậu - thời tiết, nguồn nước…), các kinh nghiệm khai thác, sử dụng và quản lý các yếu tố đó.

- Các tri thức liên quan đến quá trình mưu sinh (các phương thức mưu sinh và công cụ thực hành sinh kế cụ thể, các giống cây trồng - vật nuôi, mùa vụ,…).

- Các tri thức liên quan đến đời sống vật chất (thôn làng, nhà cửa, trang phục, đồ ăn - thức uống, phương tiện vận chuyển).

- Các tri thức trong việc quản lý xã hội (thiết chế tự quản thơn làng với vai trị của luật tục, người già và các thủ lĩnh, dịng họ và gia đình).

- Các tri thức trong đời sống tinh thần (tín ngưỡng, lịch pháp, y - dược thuật, các chuẩn mực trong ứng xử và giao tiếp xã hội, các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian).

Sự phân loại theo phương pháp dân tộc học không mâu thuẫn với cách phân loại của các ngành khoa học khác. Nó khơng chun sâu hẳn theo một tri thức cụ thể nào đó nhưng lại mang tính bao qt tồn diện hơn so với các ngành khoa học chuyên biệt bởi đề cập/phân tích nhiều hơn về các yếu tố con người và xã hội. Trong bối cảnh của một nền khoa học liên - đa ngành, sự kết hợp giữa công tác nghiên cứu cơ bản về dân tộc học với các ngành khoa học chuyên sâu là hết sức cần thiết.

Trước đây, tri thức bản địa/tri thức địa phương thường được hiểu là đối lập với “kiến thức chính thống” (formal knowledge)/“kiến thức khoa học”/“Quốc tế” hay “Hiện đại” - hệ thống kiến thức phát triển phần lớn dựa trên nền tảng giáo dục, được các trường đại học, viện nghiên cứu và công ty tư nhân sử dụng phương pháp khoa học xây dựng nên; được kiểm chứng trong phịng thí nghiệm, được xác nhận trong những văn kiện, những nguyên tắc, luật lệ, những quy định và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Song thực tế cho thấy, sau một quá trình giao lưu và biến đổi, đào thải và tích hợp, tiếp thu và cải biến, đã có nhiều điểm chồng chéo giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học; nhiều kiến thức phương Tây đã được bản địa hoá thành kiến thức của người dân nên nhiều khi sẽ rất khó phân biệt giữa hai loại kiến thức này.

Ở những quốc gia đang phát triển, hệ thống tri thức bản địa luôn tồn tại song song với các hệ thống kiến thức chính thống.

Tri thức bản địa chính là nền tảng cơ sở để duy trì cuộc sống của các xã hội truyền thống.

Hơn thế nữa, trong bối cảnh các xã hội tương đối khép kín với nền kinh tế nặng về tự cung tự cấp của đa số dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đó cịn là cơ sở duy nhất. Sự xuất hiện của các “tri thức chính thống” và văn hố phương Tây đã tạo nên những cú sốc trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Một thời gian dài, tri thức

bản địa đã không được đánh giá đúng với những giá trị mà nó chứa đựng; thậm chí, cịn bị coi là biểu hiện của sự trì trệ, lạc hậu và phản khoa học.

Trước thập niên 1980, nhiều nỗ lực nhằm loại bỏ các tri thức bản địa đã được áp dụng trên cả nước. Ngày nay, giá trị và vai trò của tri thức bản địa đã được nhận thức/đánh giá lại. Tại nhiều khu vực, tri thức bản địa đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của địa phương.

Cũng như tất cả các tộc người khác, người dân các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc có vốn kiến thức riêng trong nhiều lĩnh vực về môi trường và cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh BĐKH toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp, trước khi có sự can thiệp/hỗ trợ từ bên ngoài, người dân đã phải tìm cách tự đối phó để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Những sáng kiến mà họ áp dụng chủ yếu được huy động từ vốn tri thức bản địa/tri thức địa phương được đúc kết từ nhiều đời rất hiệu quả trong phòng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường, ứng phó với BĐKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình truyền thông và biến đổi khí hậu trong lực lực lượng công an tại các trại giam thông qua thí điểm tại trại giam yên hạ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)