sản phẩm thủy sản
Bức xạ hồng ngoại được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học và trong đời sống xã hội. Ngày nay khoa học càng phát triển thì người ta càng tìm ra được nhiều ứng dụng của bức xạ hồng ngoại.
Zbinciski cùng các cộng sự (1992), nghiên cứu sự kết hợp giữa sấy bơm nhiệt và bức xạ hồng ngoại vào việc sấy các vật liệu nhạy cảm với nhiệt. Việc nghiên cứu đã chứng minh sự kết hợp giữa sấy bơm nhiệt và gián đoạn bức xạ hồng ngoại làm dịch chuyển nhanh ẩm bề mặt ở giai đoạn đầu của quá trình sấy, phương pháp sấy này giúp giảm thời gian sấy và giảm ít nhất sự biến đổi xấu đối với chất lượng sản phẩm. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra mô hình sấy kết hợp bơm nhiệt có sự hỗ trợ của bức xạ hồng ngoại. [12]
Yamada và Wada (1998), nghiên cứu thấy sấy cá bằng gốm hồng ngoại với
khoảng cách bức xạ đến cá là 20 cm, nhiệt độ là 350C, cho sản phẩm chất lượng cao, tổn thất nhiệt ít. [11]
Ngô Đăng Nghĩa và các cộng sự (2004), nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy
lạnh kết hợp với sấy hồng ngoại bước đầu thử nghiệm trên một số sản phẩm như sấy mực. Kết quả thu được rất tốt đặc biệt là về chất lượng cảm quan của sản phẩm, an toàn về mặt vi sinh, đồng thời rút ngắn được thời gian sấy rất nhiều. [6]
Đào Trọng Hiếu (2004), nghiên cứu ứng dụng công nghệ gốm bức xạ hồng
ngoại giải tần hẹp chọn lọc kết hợp với không khí có nhiệt độ thấp để sấy cá cơm săng xuất khẩu. Kết quả thu được rất tốt, đặc biệt là thời gian sấy giảm đi rất nhiều. [4]
Trần Đại Tiến (2007), nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế độ sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh đến chất lượng mực ống lột da. Kết quả là chất lượng mực ống khô được sấy theo phương pháp này tốt hơn so với phương pháp sấy lạnh kết hợp sấy đối lưu, đồng thời giảm được thời gian sấy. Chế độ sấy thích hợp là nhiệt độ 350C ± 10C, v= 2m/s ± 0,1m/s, k =40 cm. [8]