2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1.2. Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản
a) Đặc điểm địa chất
Trong phạm vi thành phố Hạ Long, các sơn mạch thể hiện làm bốn dải núi thấp kéo dài song song nhau (mang đặc điểm núi tái sinh nâng trung bình – yếu trong tân kiến tạo) và xen kẽ với bồn trũng đứt gãy hướng á vĩ tuyến (các đới trũng hạ cộng ứng trong giai đoạn tân kiến tạo). Các dải núi nâng là:
+ Đá Trắng – Đồng Cháy + Đồng Giang – Đồng Mơ + Chùa Lơi – Hà Tu – Cửa Ơng + Vạn Nho – Quạt Mo – Quang Hanh Các trũng xen kẽ tương ứng là:
+ Đồng Vàng – Ba Sào – Dương Huy (trùng đứt gãy Trung Lương). + Sông Trới – Đồng Mơ (trùng đứt gãy Hà Tu – Cẩm Phả)
+ Yên Lập – Hà Tu – Cửa Ông (trùng đứt gãy Hà Tu – Cẩm Phả) + Biểu Nghi – Hồng Gai – Cẩm Phả (trùng đứt gãy Nam).
Trong giai đoạn Tân kiến tạo, do sự xuất hiện các đứt gãy á kinh tuyến mà tại ch giao nhau của chúng với các kiến trúc á vĩ tuyến (các đới nâng và trũng) hình thành các hố sụt hoặc được lấp đầy trầm tích Neogen hoặc là các đới địa hình thấp. Vùng n Lập, Vịnh Cc Bê, vũng Cửa Ơng...là những hố sụt như vậy. Ven sông - biển, biển, các khoảnh đá gốc bị mài mòn bởi biển, các đồi đỉnh bằng hoặc bị chia cắt bởi các lạch triều dạng cành cây do biển lấn hiện đại. Trên bề mặt các bãi, tại các vùng cửa sơng cịn mọc sú vẹt. Các đồng bằng và các bãi này được hình thành ở đới chuyển tiếp giữa đới nâng và đới hạ tân kiến tạo với xu thế hạ (ở vùng cửa sơng) và nâng (ven rìa các đới nâng) là chủ yếu. Trên biển là thế giới của các khối đá vôi thuộc kiến trúc núi dạng cánh cung nhô lên thành đảo – khối Đèo Bụt và các khối rải rác ở trên bề chính là các đảo mới được dính vào đất liền bởi các trầm tích Đệ tứ. Càng xa bờ độ cao của các khối càng giảm do chịu sự sụt lún của đáy vịnh Bắc Bộ. Các q trình hịa tan, xâm thực rửa lũa lâu dài cùng với tác dụng mài mịn tạo nên hình thù kỳ dị của các đảo.
Dựa trên bản đồ địa chất tỉnh Quảng Ninh học viên thành lập bản đồ địa chất – thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Hình 2) bao gồm các hệ tầng sau:
-Hệ tầng Tiêu Giao (N2 tg): thành phần đá vụn thơ, sắc cạnh phân bố ở Tiêu
Giao (phía nam vịnh Cửa Lục), Trới, Xích Thổ, Đồng Ho (phía bắc vịnh Cửa Lục). Trầm tích hệ tầng gồm 2 tập:.
Tập dưới dày 15m nằm dưới gồm cát kết, bột kết màu xám, phân lớp dày 0,2 - 0,5m. Trong các lớp sét có vết in của lá, quả và hạt nhiều loài thực vật và các loại động vật thân mềm nước ngọt.
Tập trên dày 100 - 180m, gồm cuội kết hạt nhỏ, sỏi kết, cát kết màu xám xen kẽ nhịp nhàng, thành phần hạt chủ yếu là thạch anh
-Hệ tầng Bắc Sơn (C - P bs): thành phần đá vôi phân lớp dày hoặc dạng khối
đá vôi trứng cá màu sáng xám xen thấu kính vơi silic. Dày 750m.
-Hệ tầng Bãi Cháy (P3 bc): thành phần trầm tích đá phiến silic phân lớp mỏng xen các lớp cát bột kết màu xám, thấu kính đá vơi và sét than màu đen. Bề dày 300 - 320m.
-Hệ tầng Hòn Gai (T3n - r hg): Phụ hệ tầng dưới là cuội kết, sạn kết, cát kết và những thấu kính than mỏng nằm bất chỉnh hợp góc trên đá Pecmi, bề dày thay đổi 200 - 350m.
b) Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Hạ Long có một số loại tài ngun khống sản chính, chủ yếu là than đá và một số vật liệu xây dựng khác như đá vôi, đất sét và cao lanh. Theo “Báo cáo đề án tổng hợp tài liệu địa chất, khoáng sản và quy hoạch hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” [14] trữ lượng như sau:
- Than đá: là nguồn khoáng sản quan trọng nhất, phân bố tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đơng Bắc thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu và Hà Phong. Theo số liệu thống kê của Tập đoàn CN Than-Khoáng sản Việt Nam (Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020), trữ lượng địa chất là 592 triệu tấn; Trữ lượng than huy động vào khai thác 270 triệu tấn (chiếm gần 50% so với tồn ngành), m i năm có thể khai thác khoảng 8-10 triệu tấn bao gồm cả lộ thiên và hầm lò. Than của Hạ Long chủ yếu là loại than Antraxit và bán Antraxit, tỷ lệ than cục thấp, chủ yếu tiêu dùng nội địa.
- Vật liệu xây dựng: khoáng sản vật liệu xây dựng gồm có đá vơi, đất sét,... đáng kể nhất là đá vơi có trữ lượng 1,3 tỷ tấn tập trung chủ yếu ở Hà Phong, Đại Yên; đất sét có trữ lượng 41,5 triệu m3 tập trung chủ yếu ở Giếng Đáy, Hà Khẩu với chất lượng tương đối tốt, dùng cho sản xuất xi măng, gạch ngói...
Hình 2.1: Khai thác đất Đồi Đại n Nguồn: thiennhien.net Nguồn: thiennhien.net
Hình 2.2: Sàng tuyển than tại nhà máy tuyển than Hòn Gai (Lê Thùy Dung) tuyển than Hòn Gai (Lê Thùy Dung)