Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế Hạ Long giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở địa lý cho bảo vệ môi trường thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh luận văn ths kiểm soát môi trường và bảo vệ môi trường 60 85 01 01 (Trang 60 - 77)

2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng 13,3% 13,0% 11,0% 9,0% 10,0% Quy mô GDP (theo giá cố định 1994) 2.411.194 2.735.185 3.431.852 3.740.719 4.114.791 Quy mô GDP (theo giá thực tế) 5.524.045 6.780.524 10.350.467 12.071.750 14.075.660 CN&XD 44,6% 45,4% 45,5% 45,4% 45,5% Dịch vụ 53,9% 53,1% 53,2% 53,3% 53,5% Nông nghiệp 1,6% 1,5% 1,3% 1,3% 1,0%

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hạ Long

- Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế: Theo “Báo cáo tình hình KT-XH năm 2013, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014”, trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, với các chính sách mới mở trong công cuộc cải cách, nền kinh tế của thành phố Hạ Long đang từng bước ổn định và phát triển.

 Ngành Nông - lâm - ngư nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp: Đây là ngành chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của Thành phố Hạ Long, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 45,6 tỷ đồng (2013).Vùng nông nghiệp của Thành phố Hạ Long xác định tại các phường Đại Yên, Việt Hưng và Hà Phong. Chủ yếu phát triển theo định hướng xây dựng hệ thống sản xuất thực phẩm theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (như rau sạch, chế biến, giết mổ theo dây chuyền hiện đại)

- Sản xuất lâm nghiệp: Thành phố Hạ Long có hơn 1.000 ha đất rừng, một nửa diện tích đã trồng cây lâu năm, chủ yếu là thông. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 24,62%. Diện tích rừng trồng tăng nhanh tập trung vào các khu vực khai than. Tuy nhiên chất lượng rừng trồng chưa đảm bảo về mức độ che phủ và mức độ phát triển, bao phủ đất rừng nên hiện tượng sạt lở đất tại các khu vực đang khai thác vẫn cịn

cịn tương đối ít rừng ngập mặn ven biển và phần lớn là rừng tái sinh, cây bụi trên các bãi đất bồi.

- Sản xuất ngư nghiệp: Thành phố Hạ Long với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản vào khoảng 2000 ha, được đánh giá là 1 trong 4 ngư trường lớn nhất Việt Nam. Sản lượng đạt 5.571 tấn đã đáp ứng được yêu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là phục vụ du lịch và xuất khẩu. Việc phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản trên giúp cho các hộ dân làng chài tăng thu nhập, ổn định đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư.

 Ngành công nghiệp – thủ công nghiệp

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (đặc biệt là tài nguyên khoáng sản), lịch sử khai thác lâu đời với đội ngũ lao động lành nghề ngành công nghiệp của khu vực có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi. Những năm gần đây, ngành công nghiệp của thành phố Hạ Long luôn đạt giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp địa phương năm 2013 ước đạt 1150 tỷ đồng. Trong đó cơng nghiệp cơ khí, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, xếp thứ 2 là công nghiệp khai thác. Các khu cơng nghiệp tập trung hiện có: Khu cơng nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Việt Hưng; Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hà Khánh.

 Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch

- Về thương mại - dịch vụ: Về ngoại thương, là đầu mối xuất nhập khẩu hàng

hóa và dịch vụ, hàng năm khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đi qua khu vực Vịnh Hạ Long rất lớn. Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận tải. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển trong việc bốc dỡ vận chuyển hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, cảng du lịch quốc tế Hồng Gai sẽ được cải tạo, nâng cấp, đủ điều kiện đón các đồn du lịch nước ngồi đến thăm vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long bằng tàu biển. Về nội thương, thành phố Hạ Long là đầu mối buôn bán các mặt hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm cho sản xuất và tiêu dùng cho vùng

công nghiệp mỏ và vùng du lịch. Nhiều cơ sở vật chất phục vụ ngành thương mại tiếp tục được tăng cường.

- Về du lịch: Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí giao lưu vơ cùng thuận lợi với

các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận các nguồn khách lớn ở trong nước và ngoài nước qua đường bộ và đặc biệt qua đường biển. Hạ Long cũng là điểm tập kết và trung chuyển cho các khách đi du lịch trong Tỉnh đến các điểm: Trà Cổ - Móng Cái,Vân Đồn - Cơ Tơ, n Hưng - ng Bí - Đơng Triều, các điểm lưu trú trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, các vùng du lịch ở Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước. Chính quyền các cấp ln tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thêm nhiều tuyến, điểm du lịch.

2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

 Hệ thống cấp, thoát nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường

- Cấp nước: Thành phố được chia thành 2 khu vực cấp nước riêng biệt, cả 2

mạng lưới đều sử dụng nước mặt kết hợp nước ngầm. Khu thứ nhất là khu vực Bãi Cháy được cấp 20.000m3/ngày đêm từ nhà máy nước Đồng Ho. Khu thứ hai là khu vực Hòn Gai được cấp khoảng 60.000m3/ngày đêm từ nhà máy nước Diễn Vọng, từ đập nước Cao Vân. Chất lượng nguồn nước tốt, không mùi, trong và mềm, độ pH thấp. Nước ở các đập Thác Nhồng, sông Đồng Ho, cung cấp nước mặt cho các nhà máy nước. Còn lượng nước ngầm đang sử dụng chủ yếu lấy từ các giếng khoan.

- Thốt nước: thành phố có 2 nhà máy xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước

thải Ao Cá tại Phường Bãi Cháy; Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh; ngồi ra cịn có các nhà máy xử lý nước thải của các dự án khu đô thị đã đưa vào sử dụng.

- Xử lý rác thải và vệ sinh môi trường: Thành phố hiện có 2 bãi chơn lấp chất

thải rắn: Bãi rác Đèo Sen; bãi rác Hà Khẩu và nhà máy xử lý chất thải Hạ Long. Khoảng cách của các bãi rác và nhà máy xử lý chất thải này hiện nay đều không đảm bảo quy định khoảng cách an toàn VSMT của cơ sở xử lý chất thải rắn.

- Đường bộ: Các tuyến giao thông đường bộ đến thành phố tạo một mạng

lưới khá hoàn chỉnh và được nâng cấp: Quốc lộ 18A qua thành phố (từ cầu Yên Lập đến Đèo Bụt); quốc lộ 279 (Hà Khẩu - Hoành Bồ); đường Tỉnh lộ 336, 337; hệ thống đường giao thơng nội thị với các trục đường chính như đường bao biển Cao Xanh - Yết Kiêu; đường Hoàng Quốc Việt; đường Hạ Long; đường Bãi Cháy. Cùng các nút giao thông quan trọng được cải tạo và nâng cấp thuận lợi cho giao thông nội thị.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Quốc gia dài 100km đã đáp ứng nhu cầu vận

chuyển hành khách và hàng hóa giao thương trong và ngoài thành phố. Hệ thống đường sắt chuyên dụng chở than từ các mỏ khai thác Hà Tu, Núi Béo, Hà Lầm ra nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng tới cảng Cửa Ơng vẫn được duy trì sử dụng.

- Đường thủy: Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh Hạ Long có

thể nhận các loại tàu nội địa và tàu viễn dương có trọng tải lớn. Đặc biệt, trong Khu du lịch và giải trí Tuần Châu có Cảng tàu du lịch Ngọc Châu với quy mô sức chưa 2.000 tàu đáp ứng toàn bộ tàu thuyền ra vào vịnh Hạ Long cùng các loại hình dịch vụ điển hình: bến cảng, hệ thống giao thông, bãi đ xe quanh cảng,..

 Hệ thống thủy lợi

Thành phố hiện có Hồ Yên Lập nằm ở địa phận 2 phường Đại Yên và Việt Hưng có diện tích mặt nước khoảng 600 ha với dung tích 144 triệu m3, phục vụ nước tưới và sinh hoạt trên địa bàn 2 xã và các phường lân cận. Ngoài hồ Yên Lập cịn một số hồ đập nhỏ có khả năng dự trữ nước mùa mưa, tưới cho cây trồng vào mùa khô. Các cơng trình thủy lợi trên địa bàn thành phố đều rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cần được sửa chữa nâng cấp.

2.2.4. Đặc điểm văn hóa - xã hội

- Y tế: Thành phố Hạ Long có 14 đơn vị y tế tuyến tỉnh như: Bệnh viện Tỉnh (phường Bạch Đằng), bệnh viện Lao (phường Cao Xanh), bệnh viện y học dân tộc (phường Hồng Hà),... Ngồi ra cịn có 2 đơn vị y tế tuyến thành phố, 20 đơn vị y tế tuyến phường, 15 đơn vị y tế cơ quan, 118 đơn vị y tế ngồi cơng lập, 59 cơ sở dược và 1 đơn vị đào tạo y tế.

- Giáo dục - đào tạo: Hệ thống trường lớp được trang bị, đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, cơ cấu các ngành học ổn định, ngoài hệ thống giáo dục phổ thơng, bổ túc văn hóa,. Thành phố hiện có 46 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó có 20 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 20 trường trung học cơ sở và 10 trường trung học phổ thông. Đội ngũ giáo viên được đào tạo trình độ giảng dạy cao, số đạt chuẩn và trên chuẩn không ngừng tăng qua các năm. Đi cùng với cơng tác xã hội hóa giáo dục phát triển là chất lượng đào tạo giáo dục tốt, ngành giáo dục thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu tồn tỉnh.

Hình 2.6: Một số các hoạt động trong Canaval Hạ Long (Nguồn: baomoi.com)

2.2.5. Hiện trạng sử dụng đất

Qua số liệu thống kê đất đai năm 2015, trong tổng diện tích đất tự nhiên 27195,03 ha (phần đất nổi) của thành phố Hạ Long, có các loại đất sau: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

- Thành phố Hạ Long có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ít, tập trung chủ yếu ở hai phường Đại Yên và Việt Hưng. Hiện nay, do sự phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp. Đồng thời, diện tích đất đơ thị, khu tái định cư, các cơng trình cơng nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật có chiều hướng gia tăng. Đất nơng nghiệp có diện tích 9023, 84 ha, trong đó: đất sản xuất nơng nghiệp 1373,56 ha; đất lâm nghiệp có rừng 7757,63 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1121,41 ha; đất nông nghiệp khác 0,15 ha.

- Đất phi nơng nghiệp chiếm diện tích 17049,43 ha, trong đó các loại đất chính bao gồm: đất ở 2281,49 ha; đất chuyên dùng 11028,14 ha... Đất phi nơng nghiệp có xu hướng tiếp tục gia tăng. Đất được sử dụng cho các mục đích giao thơng, đất đơ thị, văn hóa, y tế. Đặc biệt, đất thương mại, các khu du lịch được mở rộng theo quy hoạch

- Đất chưa sử dụng có diện tích 1.390,58 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng 119,58 ha. Diện tích đất chưa sử dụng thu hẹp nhanh do nhu cầu sử dụng đất tăng cao.

Trước các sức ép về gia tăng dân số và phát triển kinh tế – xã hội, quỹ đất tự nhiên sẽ tiếp tục bị khai thác mạnh hơn cho các nhu cầu sử dụng đất khác nhau: đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản,… 33% 63% 4% Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2015 Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Tình hình tác động đến mơi trường đất trong quá trình sử dụng đất diễn biến theo chiều hướng tích cực, diện tích đất chưa sử dụng thu hẹp nhanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với điều kiện đất đai. Việc quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn theo góc độ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Tuy nhiên vẫn cịn những vấn đề về môi trường cần quan tâm như:

- Người dân sản xuất nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hố học khơng cân đối gây tác động đến môi trường đất. Cần sử dụng phân vi sinh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

- Hiện tượng đất bị xói mịn, rửa trơi vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Trong điều kiện địa hình dốc lại bị chia cắt mạnh thì xói mịn, rửa trơi vẫn là nguyên nhân chính đang làm suy thối tài ngun đất của Thành phố.

- Hàng năm lũ lụt cũng gây ảnh hưởng ở một số địa bàn gây thiệt hại về kinh tế, tác động xấu đến cảnh quan môi trường cũng như sức khỏe con người.

- Ơ nhiễm mơi trường do tập quán sinh hoạt của người dân, của các khu dân cư đô thị, các chất thải chưa được thu gom và xử lý có hiệu quả...

- Ơ nhiễm mơi trường do khai thác than, vật liệu xây dựng, vận chuyển san lấp mặt bằng, do chất thải các nhà máy nhiệt điện, hệ thống xử lý nước thải, chất thải chưa đồng bộ làm ảnh hưởng ơ nhiễm tới mơi trường chung.

Hình 2.8: Sơ đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long (2014) (Nguồn: halong.gov)

CHƢƠNG 3 – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG

Định hướng bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long dựa trên cơ sở của sự phân tích tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng sử dụng tài nguyên và môi trường trên m i vùng địa lý tự nhiên đã phân chia. Trong m i vùng, khi nghiên cứu sự phân hóa chi tiết về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng sử dụng tài ngun, mơi trường kết hợp với việc phân tích định hướng phát triển của địa phương, học viên đã xây dựng được bản đồ định hướng bảo vệ môi trường với 15 tiểu vùng ưu tiên phát triển trên 04 vùng địa lý tự nhiên. Việc phân chia các tiểu vùng ưu tiên phát triển trong m i vùng giúp địa phương có định hướng phát triển kinh tế chính xác hơn, r ràng hơn, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong khu vực mà vẫn đảm bảo các vấn đề môi trường.

Trong đề tài này, về cơ bản học viên đã sử dụng các kết quả phân vùng địa lý tự nhiên để xác định các chức năng môi trường (định hướng bảo vệ môi trường), một số khu vực có chức năng mơi trường đặc thù sẽ được bổ sung và chi tiết hóa.

3.1. Hiện trạng mơi trƣờng, biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên thành phố Hạ Long

3.1.1. Hiện trạng mơi trƣờng

3.1.1.1. Mơi trường khơng khí

a) Các khu cơng nghiệp tập trung và khu khai thác khống sản

Hiện nay, tác nhân chính gây ra ơ nhiễm khơng khí do các khí thải độc hại trong quá trình sản xuất chưa được xử lý triệt để hoặc không được xử lý. Theo báo cáo Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2013, 2014 trên địa bàn thành phố Hạ Long các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh nhất là các đơn vị sản xuất và kinh doanh than, khu công nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, cụm công nghiệp xi măng, nhiệt điện.

- Khu vực chịu tác động của các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than và khống sản khác chủ yếu là đá vơi làm vật liệu xây dựng và đất sét làm gạch

ngói,...chịu ảnh hưởng bởi các nguồn phát sinh bụi. Vì vậy, hàm lượng bụi TSP ở các điểm quan trắc xung quanh khu vực này khá cao. Có thời điểm hàm lượng bụi TSP ở khu cảng than phường Hà Khánh vượt giới hạn cho phép 3,2 lần (quý I/2013). Độ ồn trung bình và hàm lượng các khí độc tại các vị trí quan trắc đều nằm trong GHCP (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Chất lượng mơi trường khơng khí tại khu vực tác động của các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than

TT Thông số Độ ồn Độ ồn TB dBA SO2 µg/m3 CO µg/m3 NO2 µg/m3 O3 µg/m3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở địa lý cho bảo vệ môi trường thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh luận văn ths kiểm soát môi trường và bảo vệ môi trường 60 85 01 01 (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)