Đặc điểm địa hình và tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở địa lý cho bảo vệ môi trường thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh luận văn ths kiểm soát môi trường và bảo vệ môi trường 60 85 01 01 (Trang 42)

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.1.3. Đặc điểm địa hình và tài nguyên đất

a) Đặc điểm địa mạo

Thành phố Hạ Long mang những nét đặc trưng khác hẳn với những thành phố khác của nước ta, đây là thành phố vùng núi giáp với biển có nhiều đảo che chắn ở phía ngồi [11]. Biển ven bờ của thành phố có những nét rất đặc biệt: có biên độ dao động thủy triều lớn nhất nước, có chế độ thủy triều vào loại thuần nhất nhất thế giới (Nguyễn Ngọc Thụy, 1978). Các đặc điểm đó cùng với đặc điểm yếu tố kiến trúc, chuyển động nâng hạ tân kiến tạo, dao động mực nước biển trên qui mơ tồn cầu, và các quá trình ngoại sinh khác, đã đem lại tính đa dạng độc đáo của địa hình. Đặc điểm kéo dài hình cung của cấu trúc nền móng “Phức nếp lồi Quảng Ninh” được thể hiện r hướng kéo dài cũng theo hình cung từ tây sang đơng của các sơn mạch với độ cao giảm dần về phía tây (từ 1300 – 1500m xuống 500 – 600m) rồi chìm xuống dưới lớp phủ Kainozoi của vùng trũng Hà Nội. Địa hình vùng nghiên cứu thể hiện tính kế thừa r bình đồ kiến trúc cổ, đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các quá trình nâng, hạ tân kiến tạo, dao động mực nước biển, hiện tại đang bị biến đổi do hoạt động của con người.

Phương pháp đánh giá được tiến hành theo từng đối tượng được phân chia trong vùng địa mạo. Đó là các kiểu địa hình trong vùng núi, vùng thung lũng giữa núi, vùng đồng bằng, vùng bờ bãi và vùng hải đảo. Các chỉ tiêu đánh giá được xây dựng trên cơ sở các đặc điểm độ dốc, độ phân cắt ngang, độ phân cắt sâu, mức độ dập vỡ nền móng của lãnh thổ và các q trình động lực ngoại sinh hiện đại chiếm ưu thế. Địa hình khu vực thành phố Hạ Long đa dạng và phức tạp, bao gồm cả địa hình đồi núi, thung lũng, địa hình đất ngập nước, vùng ven biển và đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt được học viên thể hiện trên (Hình 3) Bản đồ địa mạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) như sau [11]:

- Vùng đồi núi: là cánh cung bao bọc tồn bộ phía Bắc và Đơng Bắc (phía Bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 - 250 m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 m. Dải

đồi núi này thấp dần về phía biển, độ đốc trung bình từ 15 - 200, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

- Vùng ven biển: bao gồm địa phận ở phía nam quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển. Tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 5 m.

- Vùng hải đảo: chủ yếu là đảo đá. Các đảo Hòn Gạc, Hòn Độc nằm trong vịnh Cửa Lục, riêng đảo Tuần Châu nằm phía Tây Nam thành phố đã được nối với đất liền bằng đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha.

b) Tài nguyên đất

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, học viên thành lập bản đồ thổ nhưỡng thành phố Hạ Long (Hình 4) có các nhóm đất chính như sau [23]:

- Đất cát ven biển (C): hình thành ở ven biển, ven các sơng chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển, phân bố ở các phường: Bãi Cháy, Tuần Châu, Hùng Thắng, Cao Thắng, Bạch Đằng, Hà Khẩu, Cao Xanh, Hồng Hải và Việt Hưng. Nhóm đất này gồm:

+ Bãi cát ngập triều (Cs-t): có dạng thơ sơ chưa phân hố thường ở địa hình thấp ngồi đê biển và thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.

+ Đất cát biển điển hình (C-h): thường ở địa hình cao, hình thành chủ yếu do hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha sét vật lý dưới 20%, khả năng giữ nước, giữ phân bón kém. Đây là loại đất có độ phì thấp, song phù hợp với các loại cây trồng rau màu thực phẩm.

- Đất mặn (M): phân bố ở các phường ven biển; hình thành từ những sản phẩm phù sa sông biển lắng đọng trong mơi trường nước biển. Nhóm đất mặn gồm:

+ Đất mặn sú, vẹt, đước (Mm ): phân bố trong khu vực thảm rừng ngập mặn (sú, vẹt, bần...). Phẫu diện ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt thường ở dạng bùn lỏng bão hoà NaCl, lẫn hữu cơ glây mạnh.

+ Đất mặn ít và trung bình (M): hình thành từ những sản phẩm phù sa bị nhiễm mặn. Đất có màu nâu tím nhạt ở tầng đất mặt, xuống các tầng dưới có màu nâu xanh hoặc xám xanh, có độ phì nhiêu trung bình.

- Đất phù sa (P): phân bố ở các phường Cao Xanh, Hồng Hà, Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong, Hồng Hải, Cao Thắng, Giếng Đáy, Hồng Hải và Đại Yên và hình thành do sự bồi đắp của phù sa sơng và phù sa biển. Nhóm đất phù sa gồm:

+ Đất phù sa được bồi chua (Pbc): hình thành do sự bồi đắp phù sa của các con sơng suối, ít có sự phân hóa, đất thường có màu nâu hoặc màu nâu nhạt, đất có độ phì nhiêu khá, có thể trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa không được bồi chua glây sâu(Pc): đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa sông hoặc phù sa biển. Tầng đất mặt có màu nâu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có màu xám nhạt hoặc xám vàng loang lổ. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến thịt nặng ở lớp đất mặt, xuống sâu các tầng dưới có nơi thành phần cơ giới là cát pha, đất phù sa không được bồi chua sử dụng trồng lúa hoặc lúa màu.

- Đất vàng đỏ (Fv): hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch, sa thạch, có màu vàng đỏ hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.

- Đất glây (G): hình thành từ các vật liệu khơng gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thơ và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa, chúng biểu hiện đặc tính gơlây mạnh ở độ sâu 0 - 50cm. Loại đất này phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong.

- Đất xám (X): phân bố ở phường Đại Yên; đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ.

- Đất nhân tác (NT): phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong, Tuần Châu. Nhóm đất này gồm:

+ Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi.

+ Đất bãi khai thác mỏ: hình thành do bị xáo trộn, tích lũy các chất thải của khai thác mỏ.

2.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn – hải văn và tài nguyên nƣớc

a) Khí hậu

Thành phố Hạ Long là vùng ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long bị chi phối mạnh mẽ của biển, một năm có 2 mùa r rệt, mùa hè từ tháng 5 - 10, mùa đông từ tháng 11 - 4 năm sau. Mùa đơng xn thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ tháng 12 - 3 năm sau, tập trung nhiều ở vùng đồi núi [15]

.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23,7oC, cao nhất vào mùa hè là 380C, thấp nhất vào mùa đơng là 50C.

- Độ ẩm khơng khí trung bình năm 84% và có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa độ ẩm trên 90%, cịn mùa khơ độ ẩm thấp hơn và cực tiểu là tháng 12 (68%).

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa.

- Gió: Hạ Long chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:

+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam từ biển vào, mang theo nhiều hơi ẩm gây mưa nhiều

+ Mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc khơ, lạnh. Gió mùa đơng bắc tràn về thường kèm với gió to gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người dân.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm, cao nhất là tháng 7 và tháng 8 đạt 350 mm. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa là nguyên nhân gây ra các tai biến như trượt lở đất, sạt lở bờ biển, bờ sông, ngập úng cục bộ ở một số phường trong thành phố Hạ Long.

+ Mùa ít mưa từ tháng 11 – 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt từ 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 từ 4 - 40 mm.

- Bão: Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường cấp 9 với tốc độ gió trung bình là 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là tây nam 45 m/s. Tuy nhiên những trận mưa bão lớn thường gây thiệt hại đến đời sống của người dân, đặc biệt là các khu vực ven biển.

b) Thủy văn, hải văn

- Thủy văn: Hạ Long có địa hình dốc, nên hệ thống dịng chảy mặt nhỏ, ngắn dốc, lưu lượng nước không nhiều, phân bố không đều trong năm, mực nước dâng lên nhanh và thốt cũng nhanh.

Các sơng chính chảy qua địa phận thành phố gồm có sơng Diễn Vọng, sơng Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào vịnh Cửa Lục và sơng Míp đổ vào hồ Yên Lập. Ngồi ra cịn có các dịng suối nhỏ và ngắn chảy dọc sườn núi phía nam từ Hồng Gai ra Hà Tu, Hà Phong.

- Hải văn: vùng biển của thành phố Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế

độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m. Nhiệt độ lớp bề mặt trung bình 180C đến 30,80C. Độ mặn nước biển trung bình 21,6‰ (tháng7) đến 32,4‰ (tháng 2 và 3).

Biển ở Hạ Long thường có biểu hiện xâm thực đáy gây xói lở biến dạng bờ biển.

c) Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt: Hạ Long nằm trong vùng có lượng mưa lớn bình qn 1800 - 2000 mm/năm, do địa hình dốc, các sơng suối nhỏ và ngắn đều từ trên núi cao đổ thẳng xuống vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc rất lớn vào các mùa trong năm. Về mùa khơ nguồn nước mặt có nhiều hạn chế, dễ bị ơ nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt [11] .

Hệ thống nước mặt bao gồm: Các con sơng chính chảy qua địa phận Thành phố Hạ Long gồm các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Trới đổ vào vịnh Cửu Lục rồi chảy ra Vịnh Hạ Long, ngồi ra có sơng Đồn đổ vào hồ n Lập. Các con suối chạy dọc núi phía Nam thuộc phường Hà Tu, Hà Phong,Hồng Gai.

Theo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030, tài nguyên nước mặt của thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3(2008), Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… Đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra là các hồ điều hòa: Yết Kiêu, Ao Cá - Kênh Đồng.

- Tài nguyên nước ngầm: theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nước ngầm do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất thực hiện thì nước ngầm ở thành phố Hạ Long có trữ lượng khơng lớn, tầng chứa nước hệ Triat T3(n-r) trong đó:

+ Trữ lượng cấp A 3.400 m3/ ngày đêm + Trữ lượng cấp B 3.430 m3/ ngày đêm + Trữ lượng cấp C1 13.796 m3/ ngày đêm

2.1.5. Đa dạng sinh học và tài nguyên rừng

a) Đa dạng sinh học

Theo nghiên cứu đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long của Viện Tài nguyên và Môi trường biển năm 2008 thành phố Hạ Long có tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng với các hệ sinh thái điển hình. Các nghiên cứu, khảo sát cho thấy trong khu vực nghiên cứu tồn tại 04 hệ sinh thái đặc thù như sau [22]:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Trước kia, rừng ngập mặn chủ yếu phân bố ở vùng Cửa Lục, trên các bãi triều các xã Hùng Thắng, Đại Yên, Tuần Châu dọc ven biển từ Hạ Long đến Cẩm Phả. Hiện nay, rừng ngập mặn chỉ còn là những thảm nhỏ trong vịnh Cửa Lục, Đại Yên, Vườn Quả (phía bắc đảo Cát Bà) và quanh một số đảo có bãi lầy hẹp như trước cửa hang Đầu G .

- Hệ sinh thái bãi triều rạn đá quanh các đảo: Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh, hiện nay diện tích các bãi triều rạn đá trong vịnh Hạ Long và Cửa Lục là khoảng 30 ha. Trong thành phần của quần xã vùng triều đáy đã phát hiện được 129 loài rong biển, 10 loài san hơ khối, 51 lồi giun nhiều tơ, 60 lồi ốc, 75 loài hai mảnh vỏ, 70 loài giáp xác, 12 loài da gai và 2 lồi hải miên. Ngồi ra, cịn có 2 lồi bó sát, 21 lồi chim nước, 3 lồi rái cá. Tổng số loài phát hiện được khoảng 423 loài.

- Hệ sinh thái vùng triều thấp đáy mềm cửa sông: Các bãi triều thấp đáy mềm phân bố chủ yếu phía trong Cửa Lục, phía tây vịnh quanh các đảo Tuần Châu, Hồng Tân xuống đến Phù Ông. Diện tích đất ngập nước triều đáy mềm giảm đáng kể do bị san lấp và khai thác làm đầm ni thủy sản, hiện chỉ cịn khoảng 2000 ha. Thành phần loài của quần xã sinh vật trên vùng triều thấp đáy mềm nghèo nàn hơn vùng đảo xa bờ nhưng vùng này lại hình thành nhiều bãi hải sản đặc sản quan trọng và trữ lượng cao,

sản lượng khai thác lớn như: Sị huyết, Sị lơng, Ngao, Ngán, Ngó, Giá biển, Sâu đất, Bơng thùa, Hàu sơng,...

- Hệ sinh thái vùng ngập nuớc thường xuyên ven bờ: Hệ sinh thái này bao gồm phần mặt nước khắp trong vùng có độ sâu 0-20m nước dưới 0mHĐ. Diện tích vùng ngập nước này khoảng 139.770 ha. Do đây là khối nước tưong đối đồng nhất nên khu hệ sinh vật bao gồm nhiều nhóm lồi khác nhau. Trong đó, thực vật phù du có 302 lồi, thuộc 37 họ của 4 ngành tảo; động vật phù du có 142 lồi và nhóm lồi thuộc 6 ngành; Giun trịn là 55 lồi thuộc 19 họ; Thân mềm khoảng 120 lồi; Giáp xác là 123 lồi; da gai có 24 loài; Cá biển là 196 loài (theo số liệu gốc của dự án KCNF). Trong đó rất nhiều lồi có giá trị kinh tế như cua biển, tôm he, cá vược, …

b) Tài nguyên rừng

Ở khu vực Hạ Long, các kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 507 loài, 351 chi thuộc 110 họ thực vật bậc cao có mạch sống. Trong đó, có 21 lồi được ghi nhận là q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và được ghi trong sách đỏ Việt Nam; và có 17 lồi thực vật đặc hữu. Theo số liệu theo d i diễn biến tài nguyên rừng của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh năm 2012 cho thấy diện tích đất có rừng của thành phố Hạ Long là 6.151,2 ha, trong đó: rừng phịng hộ 4.355,4 ha; rừng sản xuất 1.568,9 ha; rừng đặc dụng 226,9 ha. Rừng tự nhiên trong vùng nghiên cứu có tổng diện tích là 739,2ha, bao gồm các loại rừng thuộc các trạng thái: rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng ngập mặn.Rừng trồng có diện tích 5.412 ha với các lồi cây chủ yếu là thơng, keo, bạch đàn và vườn rừng trồng xen cây ăn quả [22]

.

Về động vật: thú có 8 bộ, 15 họ, 25 lồi; chim có 17 bộ, 35 họ, 67 lồi; bị sát có 2 bộ, 9 họ, 14 lồi, trong đó có một số động vật q hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam. Loài thú là khỉ mốc, khỉ lộc; bộ guốc chẵn 1 loài là sơn dương; bộ ăn thịt có 2 lồi là mèo trắng, rái cá thường; tê tê có 1 lồi. Lồi chim có 5 lồi q hiếm, trong đó bộ bồ nơng có 2 lồi là cốc dé và bồ nơng; bộ gà có 1 lồi là trữ đỏ; bộ sả có 1 lồi là hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở địa lý cho bảo vệ môi trường thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh luận văn ths kiểm soát môi trường và bảo vệ môi trường 60 85 01 01 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)