Đặc tính sinh học của giun Quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thí điểm nuôi giun quế xử lý rác thải tại chợ bãi đa xã bảo hiệu huyện yên thủy, tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp nhằm nhân rộng mô hình (Trang 30 - 38)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh vật đất xử lý rác thả iở Việt Nam và

1.3.5 Đặc tính sinh học của giun Quế

1.3.5.1 Đặc tính lý học của giun quế

- Đặc tính giun Quế:

Giun Quế thuộc chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống trong mơi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ.

Giun Quế có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm

Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16 CHMT

cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure. Giun Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó [19].

Giun Quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khơ hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun Quế trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ m thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao, chúng cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khơ và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước giàu Oxy.

Trong tự nhiên, giun Quế thích sống nơi m ướt và có độ pH ổn định, gần cống rãnh hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Qua các thí nghiệm thực hiện, cho thấy chúng thích hợp nhất pH vào khoảng 7,0 – 7,5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi. Chúng rất ít có mặt trên các đồng ruộng canh tác, dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện độ m thường xuyên.

Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng. Chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn [25].

Giun Quế là sinh vật lưỡng tính, sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ m cao. Khả năng sinh sản này đảm bảo cho sự duy trì mật độ và khả năng xử lý khá ổn định.

- Dịch giun:

Dịch giun (worms juice) là sản ph m từ quá trình bài tiết của giun - là một sản ph m của thiên nhiên ở dạng lỏng, dịch giun rất giàu vi khu n cố định

Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16 CHMT

đạm, các vi khu n có lợi, cộng với chất lỏng có sẵn khống chất và ngun tố vi lượng rất tốt cho cây trồng hấp thụ [29].

Dịch giun cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất (cung cấp trên 60 yếu tố khác nhau đáp ứng được yêu cầu của các loại cây trồng). Đây là enzyme trong các hệ thống tiêu hóa của con giun, tất cả các chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng này đều tan trong nước tiểu của giun và giun bài tiết ra ngoài [29]. Bảng 5 thể hiện rõ hàm lượng các chất dinh dưỡng trong dịch giun.

Bảng 5: Các chất dinh dƣỡng trong dịch giun

Thành phần Hàm lƣợng Đơn vị

Vi khu n có lợi 100.000 CFU/ml

Nitơ 64 mg/l Photphos 21 mg/l Kali 940 mg/l Sunphat 82 mg/l Canxi 62 mg/l Magie 150 mg/l Natri 120 mg/l Đồng 276 mg/l Kẽm 105 mg/l Mangan 0,26 mg/l Sắt 1.5 mg/l Bo 0,41 mg/l (Nguồn: www.wormsloos.com.au, 2010)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, dịch tiết ra từ giun có đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng, cả đa lượng và vi lượng. Hàm lượng chất không lớn, đồng thời lượng tiết từ giun cũng không nhiều nên cây trồng khi

Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16 CHMT

được áp dụng dịch giun thì vẫn nên duy trì lượng phân bón bình thường, dịch giun chỉ có tác dụng tiêu diệt sâu bọ phá cây trồng và bổ sung thêm phần các chất khác đặc biệt là vi lượng cho cây trồng phát triển cân đối hơn vì nó chứa các vi khu n có lợi [29].

- Hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong thịt giun Quế:

Giun Quế là một loại thức ăn chăn ni có thành phần dinh dưỡng tương đối cao. Đặc biệt, bột giun sấy khơ có hàm lượng các chất dinh dưỡng như đạm, lipit, celluloze… tăng cao hơn so với giun tươi và các thành phần này tương đương với nhiều loại thức ăn thông thường (Bảng 6).

Bảng 6: So sánh thành phần dinh dƣỡng giữa thịt giun Quế và một số thức ăn chăn nuôi thông thƣờng

Chất dinh dƣỡng Giun tƣơi Bột giun sấy khô Bột cá Bột khô đậu tƣơng Bột tằm Bột tép khô Protein 9,40 47,24 45,00 46,02 68,60 50,90 Lipit 2,30 11,56 6,40 1,30 6,68 3,40 Celluloze 1,30 6,53 2,40 5,00 5,50 5,60 Tro 3,20 16,08 27,02 6,00 3,60 14,11 Ca 0,24 1,21 5,00 0,02 0,16 3,55 P 0,22 1,11 2,20 0,31 0,35 1,47

(Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia Việt Nam, 2009)

Ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản (Protein:

47,24%;Lipit:11,56%; Celluloze: 6,53%...) trong thịt giun Quế cịn có một lượng axit glutamic đáng kể (8%). Đây chính là thành phần cơ bản của bột ngọt hay mì chính nên khi sử dụng làm thức ăn chăn ni thì vật ni ăn khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật và sẽ cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường [29].

Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16 CHMT

- Phân giun:

Phân giun là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu chất dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến. Phân giun cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi….Phân giun hoạt động như một máy ổn định độ pH, giúp cây phát triển trong đất ở độ pH quá cao hay quá thấp. Phân giun thích hợp với nhiều loại cây trồng, chúng chứa các khoáng chất mà cây trồng có khả năng hấp thụ một cách trực tiếp mà khơng cần q trình phân huỷ trong đất như những loại phân hữu cơ khác. Chất mùn trong phân giun cịn loại trừ độc tố nấm có hại và vi khu n trong đất nên nó có thể đ y lùi những bệnh của cây trồng. Acid Humid trong phân giun kích thích sự phát triển của cây trồng, đồng thời kích thích sự phát triển của vi khu n trong đất. Với thành phần chủ yếu là hữu cơ, phân giun tăng khả năng giữ nước của đất, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ m được lâu. Đặc biệt phân giun thích hợp bón cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến q trình ni giun

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến q trình ni giun Quế như: chuồng trại nuôi, chất nền, nhiệt độ, độ m, ánh sáng, khơng khí … Do đó u cầu người ni phải có kỹ thuật ni giun đầy đủ và xem x t kỹ các yếu tố đó để kết quả ni giun thu được cao nhất.

1.3.5.2 Cách thức sinh sản

Đây là lồi sinh vật đất lưỡng tính, trên mỗi con giun đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hồn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). ộ phận sinh dục này nằm ở vị trí đốt thứ 18 đến 22 của giun, lệch về phía đầu, đây được gọi là đai sinh dục ở đốt thứ 6 -8 có hai lỗ, đây là nơi có túi thận tinh [24].

Để sinh sản được giun phải tiến hành việc thụ tinh ch o nhau, đầu con này áp vào phần đuôi của con kia. Tinh trùng của con này sẽ vào túi nhận tinh của con kia và tinh trùng sẽ tạm thời ở đó để chu n bị cho sự thụ tinh tiếp theo. Lúc này đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng rồi di chuyển lên phần trên đầu giun và nhận tinh

Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16 CHMT

trùng ở túi đựng tinh, sau đó thốt ra ngồi và tự thắt chặt hai đầu lại thành k n giun.

Số lượng k n đẻ ra tùy thuộc vào giống giun và tuổi trưởng thành của giun. Sau khi k n được đẻ ra từ 2 đến 4 tuần thì có thể nở (đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng trong việc ni giun Quế). Trung bình mỗi k n sẽ nở ra từ 6 đến 20 giun con và chỉ sau 70 ngày, giun con đã thuần thục và trưởng thành. K n giun có hình bầu dục, lúc đầu sinh ra có màu vàng nhạt, sau đó chuyển dần sang màu nâu sẫm và lúc nở k n có màu xám đen.

Thời gian sinh sản của giun liên tục quanh năm và cứ diễn ra trung bình một tuần một lần, đây là lý do tại sao sinh khối giun quế trong những chuồng ni ln tăng theo cấp số nhân.‎

Hình 3: Cách thức sinh sản và trứng của giun Quế

1.3.5.3 Yêu cầu kỹ thuật ni giun quế

Có nguồn phân động vật tại chỗ như phân trâu bò, phân dê thỏ, phân gà, phân lợn; Các nguồn rác thải hữu cơ như: rơm rạ, rau quả, bã trái cây đã p lấy nước, xơ mít, vỏ dứa, xồi, thân cây chuối…Đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ kinh tế vườn, ao, chuồng. Phải có một chuồng ni thích hợp. Tất cả những dụng cụ đựng mà đảm bảo thốt nước, khơng úng ngập và chứa đựng được thì đều có thể làm chuồng ni giun. Ví dụ như thùng

Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16 CHMT

phuy, can nhựa, khay, thùng, chậu, chuồng trại cũ bỏ không, lều lán…

Tuy nhiên trên thực tế việc nuôi giun tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để nuôi giun Quế thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật sau:

- Về ngƣời nuôi: Nắm được một số đặc tính sinh lý, sinh thái cơ bản của

con giun. Có kiến thức tối thiểu về qui trình cơng nghệ ni giun. Thực hành đúng các yêu cầu kỹ thuật và qui trình cơng nghệ ni giun.

- Về chuồng trại nuôi: Chuồng trại ni phải đặt nơi thống mát, khơng bị

ngập úng và không nên bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có nguồn nước tưới thường xun, trung tính và sạch; cần thốt nhiệt, thốt nước tốt. ảo đảm các điều kiện về nhiệt độ và độ m. Nên có biện pháp ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái..). Hố hoặc bể ni giun phải có mái che tránh mưa nắng. an đêm nên có đèn sáng, nhất là vào lúc mưa gió để tránh giun bị đi nơi khác.

- Về chất nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú n khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng…Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối thơ, có khả năng giữ m tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH khơng nằm ngồi phổ chịu đựng của giun, có thể là mơi trường sống tạm của giun khi gặp điều kiện bất lợi.

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20o

C - 30oC. Đối với bà con ở một số khu vực phía ắc (Yên Thủy cũng nằm trong khu vực có nhiệt độ như vậy) cần chú ý: Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho ln giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp giun bị ngủ đơng hoặc chết cóng.

- Về độ m: Phải thường xuyên tưới nước cho giun (vào mùa hè và mùa khơ

Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16 CHMT

phần sinh khối trong chuồng, sau đó thả ra; nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô. Nên chú ý tưới giữ m ngay từ khi mới thả giống vì giun đã bị sốc khi di chuyển. Hàng ngày kiểm tra độ m và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày khi trời nóng, lượng nước cho mỗi lần tưới ít. Nước tưới nên có pH trung tính, khơng nhiễm mặn hoặc phèn. Nếu sử dụng chất nền có kết cấu hạt xốp và to thì độ m có thể duy trì ở mức cao và ngược lại.

- Về ánh sáng: Giun rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ

vào ban ngày không để tia tử ngoại lọt vào chuồng. Tốt nhất là có tấm phủ trên mặt luống nuôi. Tuy nhiên cần phải giữ cho chuồng thống mát.

- Về khơng khí: Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên thức ăn của giun phải sạch và khơng có các thành phần hóa học gây bất lợi cho giun. Các loại khí thải này có thể phát sinh trong điều kiện phân hủy chất hữu cơ (rác thải, phân bón …..) trong điều kiện yếm khí.

- Về thức ăn: Mỗi ngày giun tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên chúng ta phải chắc rằng đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi giun. Thức ăn giun gồm: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ.. Trong đó phân bị tươi và phân trâu tươi là món khối kh u nhất của giun; còn lại phân gà, phân lợn, phân vịt, cần phải ủ cho hoai trước khi cho ăn. Thức ăn là chất thải hữu cơ nên ở dạng đang phân hủy, khơng nên có hàm lượng muối và amoniac quá cao; chủng loại tương đối đa dạng nhưng thích hợp nhất là những chất liệu có tỷ lệ C/N vào khoảng 10:1 như phân gia súc, hấp dẫn giun hơn là các loại phân khô hoặc đã qua giai đoạn ủ.

Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16 CHMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thí điểm nuôi giun quế xử lý rác thải tại chợ bãi đa xã bảo hiệu huyện yên thủy, tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp nhằm nhân rộng mô hình (Trang 30 - 38)