Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống phân tích cú pháp – ngữ nghĩa tiếng việt với công cụ tulipa (Trang 55 - 57)

Trong tiếng Việt, khi danh từ giữ một chức vụ nào đó trong câu, người ta thường đặt thêm vào bên cạnh nó các thành tố phụ để tạo thành một đoản ngữ.

Đoản ngữ có danh từ làm trung tâm được gọi là danh ngữ. Danh ngữ gồm ba phần: Phần trung tâm do danh từ đảm nhiệm, phần phụ trước và phần phụ sau được gọi chung là định tố. Cấu trúc đầy đủ của danh ngữ trong tiếng Việt có trật tự như sau:

C1 C2 C3 N1 N2 C4 C5, trong đó:

• N1 là danh từ đơn vị (gồm các danh từ chỉ đơn vị quy ước và loại từ) như cái, con, miếng,...

• N2 là có thể do nhiều loại danh từ đảm nhiệm

• C1 là phụ tố tồn thể như tất cả, hết thảy, tồn bộ,... • C2 là phụ tố số lượng như những, các, ba, bốn,... • C3 là phụ từ tình thái (trợ từ) cái.

• C4 là các bổ ngữ. Mỗi bổ ngữ có thể do danh từ, tính từ, động từ, giới từ, số từ,... đảm nhiệm

• C5 là đại từ chỉ định như này, nọ, kia, ấy,... Ví dụ: Cấu trúc đầy đủ của danh ngữ

tất cả[C1] sáu[C2] cái[C3] quyển[N1] sách[N2] cũ[C4] ấy[C5]

Công thức logic bậc một cần xây dựng cho các thành phần trong cấu trúc danh ngữ được thể hiện như sau:

“tôi bán tất cả sáu cái quyển sách cũ ấy”

and(tôi(x0), tất_cả(y0, quyển(sách(y0)), bán(x0, y0)), quant(y0, sáu), do- mainOf(ấy, y0), cũ(y0))

Các điểm khác biệt của danh ngữ tiếng Việt với tiếng Anh là: • Các từ trong tiếng Việt khơng có thơng tin hình thái

• Phần trung tâm của danh ngữ gồm hai thành phần N1 và N2. Ba trường hợp có thể xảy ra đối với phần trung tâm:

– Có đầy đủ N1 và N2 (Ví dụ: con mèo) – Chỉ có N1 (Ví dụ: ba con [N1] này)

– Chỉ có N2 (Ví dụ: mèo [N2])

Trong hai trường hợp đầu, N1 đóng vai trị là trung tâm ngữ đoạn, trường hợp cuối cùng N2 đóng vai trị trung tâm

• Định tố cái khơng có trong tiếng Anh

Từ các đặc điểm danh ngữ đã nghiên cứu, luận văn đề xuất bổ sung một số thông tin vào từ điển VCL như sau:

• Ràng buộc chỉ ra một danh từ là đếm được hay khơng đếm được. Trong đó, số từ và định từ khơng được phép đứng trước các danh từ khơng đếm được Ví dụ: Chúng ta chỉ có thể nói “những chú mèo đang ngủ” mà khơng thể nói “những mèo đang ngủ”

• Ràng buộc cho phép những danh từ nào có thể đứng sau định tố cái Ví dụ: Các cụm danh từ “cái mèo, cái sách,...” là khơng hợp lệ

• Ràng buộc để chỉ ra những danh từ nào ở vị N1 có thể kết hợp với một danh từ cho trước ở vị trí N2

Ví dụ: Danh từ “bút” chỉ có thể kết hợp với một số danh từ “cái bút, chiếc bút” mà không thể kết hợp với các từ quyển, con,... phía trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống phân tích cú pháp – ngữ nghĩa tiếng việt với công cụ tulipa (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)