Cấu trúc tính ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống phân tích cú pháp – ngữ nghĩa tiếng việt với công cụ tulipa (Trang 59 - 60)

Tính ngữ là tổ hợp từ tự do khơng có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố chính là tính từ. Cấu tạo chung của tính ngữ cũng gồm 3 phần: Phần trung tâm, phần phụ trước, phần phụ sau.

Khi xem xét trường hợp tính từ đóng vai trị làm trung tâm vị ngữ, luận văn bổ sung hai khung vị từ cơ bản vào từ điển VCL:

• Sub + A. Khung ngữ nghĩa tương ứng: Arg0: Sub

Ví dụ: Câu: “Nó đẹp” có thể biểu diễn ngữ nghĩa như sau: and(Nó(x0), đẹp(x0))

• Sub + A + Obj (NP or PP). Khung ngữ nghĩa: Arg0: Sub, Arg1: Obj Ví dụ: Biểu diễn của câu “Đường đơng người”

and(Đường(x0), người(y0), đơng(x0, y0))

Bên cạnh đó, xem xét mối quan hệ của tính từ ở vị trí trung tâm với các thành tố phụ, tính từ có thể thành một số lớp với các ràng buộc tương ứng:

1. Xét ở khả năng kết hợp với những phụ từ chỉ mức độ như rất, lắm, quá, cực kỳ,..., tính từ được chia thành hai lớp con:

• Tính từ tương đối (tính từ có thang độ): Có thể kết hợp với những phụ từ chỉ mức độ. Ví dụ: cơ ấy rất tốt, nước hoa thơm lắm,...

• Tính từ tuyệt đối (tính từ khơng có thang độ): Khơng kết hợp được với những phụ từ chỉ mức độ. Ví dụ: đen sì, vàng au,...

2. Xét ở khả năng kết hợp với các phụ từ phía sau, tính từ được chia làm hai loại:

• Tính từ có thực từ làm rõ nghĩa (thường là các tính từ chỉ lượng). Ví dụ: Phố xá đơng người, anh ấy nặng 50 cân,...

• Những tính từ khơng cần có thực từ làm rõ nghĩa (tính từ chỉ tính chất). Ví dụ: đẹp, xấu,...

Các cấu trúc phụ trước và phụ sau của tính từ khá giống với động từ. Từ điển VCL cần bổ sung thông tin cho các cấu trúc này cùng với biểu diễn ngữ nghĩa tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống phân tích cú pháp – ngữ nghĩa tiếng việt với công cụ tulipa (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)