Cấu trúc động ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống phân tích cú pháp – ngữ nghĩa tiếng việt với công cụ tulipa (Trang 57 - 59)

Động ngữ là tổ hợp từ tự do khơng có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ, trong đó thành tố chính là động từ. Về mặt cấu tạo, ở dạng đầy đủ nhất, động ngữ tiếng Việt cũng có ba thành phần: phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau. Phần trung tâm của động ngữ có thể là một động từ hoặc tổ hợp nhiều động từ. Luận văn chỉ tập trung tìm hiểu trường hợp thành tố chính là một động từ. Về cơ bản phần phụ trước của động ngữ có tác dụng định tính mối quan hệ về thời gian, trạng thái của hành động nêu ở động từ thành tố chính. Phần phụ sau có tác dụng mở rộng nội dung từ vựng của động từ thành tố chính.

Hiện tại, từ điển VCL chỉ liệt kê ra ba mẫu động từ cơ bản mà không biểu diễn các khung ngữ nghĩa. Một số thông tin ngữ nghĩa cần bổ sung vào từ điển VCL:

• Sub + V: Động từ có thể được biểu diễn như một vị từ một đối (Arg0: Sub) Ví dụ: Câu “dân số biến động” có thể biểu diễn bởi cơng thức logic

and(dân_số(x0), biến_động(x0))

• Sub + V + Obj: Động từ cần hai đối số (Arg0: Sub, Arg1: Obj) Ví dụ: “Nó bắt nạt tơi” có thể biểu diễn như sau:

and(Nó(x0), tơi(y0), bắt_nạt(x0, y0))

• Sub + V + Obj + Obj: Động từ này được gán với một khung ngữ nghĩa với ba đối (Arg0: Sub, Arg1: Obj, Arg2: Obj)

Ví dụ: Biểu diễn của câu “Ngân hàngthanh toánlãi suất cho khách hàng” như sau:

and(Ngân_hàng(x0), lãi_suất(y0), khách_hàng(z0), thanh_tốn(x0, y0, z0))

Ngồi ra, luận văn cũng hướng tới mục tiêu gán cùng khung ngữ nghĩa cho các câu mang ý nghĩa giống nhau mà không quan tâm tới các dạng cấu trúc cú pháp khác nhau của chúng. Ví dụ: Hai câu “tơi gửi hoa cho bạn” (Sub + V + PP + NP) và “tôi gửi cho bạn hoa” (Sub + V + NP + PP) được gán cùng một khung ngữ nghĩa với ba đối số (Arg0: tôi, Arg1: hoa, Arg2: bạn)

Dựa trên các mẫu động từ đã liệt kê trong VCL, động từ có thể được chia thành một số lớp với các ràng buộc sao cho mỗi lớp động từ chỉ có khả năng kết hợp với một số khung cú pháp nhất định: Động từ nội động (chết, hi sinh, nghỉ ngơi,...), động từ ngoại động (vẽ, đọc,...), động từ cho - nhận (biếu, vay, tặng,...), động từ chỉ sự tồn tại (còn, hết,...), động từ so sánh (hơn, kém,...),...

Ví dụ: Động từ nội động khơng thể sử dụng trong cấu trúc câu: Sub + V + Obj + Obj

Xem xét mối quan hệ của các phụ từ với động từ trung tâm, phần phụ trước của động từ có thể chia thành một số nhóm:

• Chỉ sự tiếp diễn, tương tự của hoạt động, trạng thái, như đều, cũng vẫn, cứ, cịn,...

• Chỉ quan hệ thời gian của hoạt động, trạng thái như từng, đã, vừa, mới, đang, sẽ,...

• Chỉ mức độ của trạng thái như rất, hơi, khí, q,...

• Nêu lên ý khẳng định hay phủ định như có, khơng, chưa, chẳng,... • Nêu ý kiến sai khiến, ngăn cấm, khuyên nhủ như hãy, đừng, cần, nên,... • Chỉ tần số xuất hiện của trạng thái như thường, hay, hiếm,...

Cấu trúc phụ trước của động từ cũng cần được bổ sung thêm một số ràng buộc để đảm bảo chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Ví dụ: Chúng ta có thể nói “tơi cũng khơng ngủ” mà khơng thể nói “tôi không cũng ngủ”

Phần phụ sau của động từ khá phức tạp. Xét riêng về phương diện từ loại, phụ sau của động từ có thể là những yếu tố thuộc mọi loại từ. Chúng có thể là các từ, cụm từ, mệnh đề chỉ sự tiếp diễn (ví dụ: nói mãi, chạy nữa), thời gian (ví dụ: làm việc trong hai ngày liền), địa điểm (ví dụ: ngồi ở bãi cỏ), phương tiện (ví dụ: in bằng máy), lí do (ví dụ: đau vì nó bị ngã), so sánh (ví dụ: nó chạy như ma đuổi),...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống phân tích cú pháp – ngữ nghĩa tiếng việt với công cụ tulipa (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)