TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG XÊRI BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng xêri bản đồ điện tử về dân số thành phố hà nội (Trang 36 - 41)

8. Dự kiến các kết quả đạt đƣợc của đề tài

1.2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG XÊRI BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ

VỀ DÂN SỐ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài, từ trƣớc tới nay, ở nhiều nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình khoa học đã và đang thực hiện.

1.2.1. Bản đồ đƣợc thành lập theo công nghệ truyền thống

Trên thế giới, hầu nhƣ tất cả các nƣớc đều xây dựng cho mình các bản đồ riêng

tờ, xê ri bản đồ với các chuyên đề khác nhau, atlat tổng hợp, atlat chuyên đề phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Ở Việt Nam, trong những năm qua cũng đã có nhiều cơng trình liên quan tới

hƣớng của đề tài:

- Tập bản đồ Lai Châu (1975).

- Tập bản đồ dân cƣ - kinh tế - xã hội tỉnh Đắc Lắc (1982). - Atlat Quốc gia Việt Nam (2000).

- Tập bản đồ kinh tế xã hội Việt Nam (2005). Trong đó:

- Atlat Quốc gia Việt Nam (2000) là tập atlat quốc gia đầu tiên của nƣớc ta

đƣợc xuất bản, đánh dấu sự thành cơng lớn, thể hiện sức mạnh đồn kết, tinh thần lao động cần cù của các nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau trong cả nƣớc. Đây là một tác phẩm khoa học và văn hóa khắc họa đƣợc mơ hình đất nƣớc có lịch sử lâu đời đang xây dựng một xã hội phát triển, công bằng và văn minh. Tác phẩm này nhƣ một dấu mốc ghi nhận trình độ khoa học của nƣớc ta hiện nay, làm tài liệu hữu ích trong giáo dục - đào tạo, giúp cho mỗi ngƣời Việt Nam nhận thức đầy đủ về đất nƣớc mình. Atlas quốc gia Việt Nam cịn là một thơng điệp văn hóa của nhân dân ta gửi tới bạn bè các nƣớc để giới thiệu về đất nƣớc, về con ngƣời Việt Nam.

- Tập bản đồ kinh tế xã hội Việt Nam (2005) mô tả tổng điều tra Dân số và Nhà ở của Việt nam năm 1999. Đây là tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ hoạch định chính sách, các cơ quan giáo dục và bạn đọc quan tâm đến Việt Nam nói chung, nơng thơn Việt nam nói riêng. Tập bản đồ Kinh tế xã hội Việt Nam giới thiệu bao quát nhiều mặt kinh tế xã hội của dân cƣ Việt Nam. Lần đầu tiên số liệu tổng điều tra dân số đƣợc trình bày dƣới dạng bản đồ với mục đích phân tích theo không gian ở cấp độ chi tiết, các chỉ tiêu thể hiện tới cấp xã, cung cấp cho ngƣời đọc bức tranh chi tiết về mơ hình khơng gian của dân cƣ, giáo dục và đời sống xã hội của Việt Nam.

Nhận thấy, tập bản đồ thể hiện rõ ràng, chi tiết và khá đầy đủ các chỉ tiêu về dân cƣ, kinh tế, xã hội Việt Nam, đƣa ra một bức tranh tồn cảnh mơ tả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999. Các số liệu trong từng trang bản đồ đƣợc thể hiện tới cấp xã. Giao diện bản đồ đẹp (nền màu tạo hiệu ứng nổi). Có thuyết minh chung giới thiệu từng

chƣơng. Ƣu điểm nổi bật của atlas là có thuyết minh chung cho từng trang bản đồ, nêu rõ đặc điểm phân bố và phân tích, nhận xét về các chỉ tiêu thể hiện trên bản đồ. Giúp ngƣời đọc bản đồ có thêm kiến thức về địa lý kinh tế xã hội của Việt nam. Hiếm khi gặp đƣợc một atlas có sự phân tích về các đối tƣợng thể hiện trên bản đồ nhƣ atlas này. Bố cục các chƣơng, các bản đồ trong các chƣơng rõ ràng, hợp lý. Tất cả các bản đồ cùng tỷ lệ, dễ cho việc so sánh và đối chiếu giữa các chỉ tiêu khác nhau trên các trang bản đồ. Thuyết minh bằng 2 thứ tiếng: Việt và Anh. Do đó atlas là nguồn tài liệu tham khảo khơng những cho ngƣời Việt Nam mà cịn cho cả bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, atlas nghèo nàn trong việc chọn lựa các phƣơng pháp thể hiện, phần lớn các trang bản đồ đều sử dụng lặp lại phƣơng pháp nền đồ giải. Các biểu đồ, đồ thị gần nhƣ là không xuất hiện trên các trang bản đồ nên không thể hiện đƣợc các số liệu thống kê trong toàn vùng. Tất cả bản đồ cùng một tỷ lệ nên không thể hiện đƣợc chi tiết và nhấn mạnh tới từng vùng. Số liệu điều tra dân số từ năm 1999 cho tới năm 2005 mới đƣợc xuất bản, khi đó đã có rất nhiều sự thay đổi nhƣ ranh giới hành chính, mật độ phân bố của các yếu tố địa lý.

Như vậy, trong hai tập Atlat quốc gia Việt Nam và tập bản đồ kinh tế xã hội

Việt Nam có thể hiện thủ đơ Hà Nội, nhƣng là Hà Nội cũ khi chƣa sát nhập và ở tỷ lệ rất nhỏ, mọi chỉ tiêu thể hiện trên các bản đồ trong hai Atlat trên chỉ mang tính tổng thể của tồn thành phố Hà Nội. Vì là tập bản đồ của toàn lãnh thổ quốc gia, nên chúng khơng có khả năng cho phép khai thác các thơng tin chi tiết về các quận, phƣờng trong thành phố Hà Nội.

Đối với Hà Nội - khu vực nghiên cứu, từ trƣớc tới nay cũng đã có một số cơng

trình nghiên cứu theo hƣớng đề tài, nhƣng mới chỉ là trong phạm vi của Hà Nội cũ: - Atlat Hà Nội (trích tập), NXB Uỷ Ban Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, năm 1984: Atlat Hà Nội đƣợc thành lập nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đơ, trong đó có 6 bản đồ thuộc nhóm kinh tế xã hội. Tập atlat này đã đƣợc xây dựng cách đây hơn 20 năm, trong điều kiện nền kinh tế bao cấp, kinh phí eo hẹp và kỹ thuật chƣa hiện đại (cơng nghệ truyền thống). Nội dung của atlat phản ánh thực trạng của Hà Nội lúc đó, khơng cịn phù hợp với Hà Nội ngày nay.

- Xê ri bản đồ Hà Nội qua các thời kỳ, đề tài cấp Bộ, năm 2005, do PGS.TS. Trần Trung Hồng chủ trì. Nội dung của cơng trình này chỉ đề cập đến các bản đồ lịch sử (hình thể) của thủ đơ Hà Nội qua các thời kỳ. Không đề cập đến lĩnh vực kinh tế – xã hội của Hà Nội mới.

Kết quả của các cơng trình trên đƣợc xuất bản ở dạng các bản đồ in trên giấy về một tỉnh hoặc một quốc gia, trong đó có nhóm các bản đồ về dân cƣ và kinh tế - xã hội bằng công nghệ truyền thống. Do vậy, rất hạn chế về tính phổ biến rộng rãi, tính phổ thơng và tính hiện đại (tính cập nhật thơng tin rất hạn chế).

1.2 .2. Bản đồ đƣợc xây dựng theo công nghệ hiện đại - công nghệ số

Trên thế giới: Dựa trên các thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ bản

đồ số (bản đồ điện tử) mang tính năng ƣu việt so với bản đồ truyền thống về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ trong cách thành lập và khai thác chúng: Canada, Thụy Sỹ, Hà Lan và tiếp theo sau đó là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Phần Lan ... là những quốc gia đầu tiên đã sớm áp dụng công nghệ bản đồ số để xây dựng các bản đồ, atlat điện tử. Qua tham khảo các tƣ liệu sách báo và truy tìm trên mạng Internet, có thể thấy rằng hiện nay đã có hàng trăm atlat điện tử đƣợc xây dựng và cập nhật, ví dụ nhƣ:

- Electronic National Atlas of USA

- Electronic Atlas Canada

- Electronic Arizona Electronic Atlas - Electronic Atlas Northeast Indiana ...

Ở Việt Nam, xu hƣớng này cũng đã và đang phát triển với sự hình thành hàng

loạt các dự án về atlat điện tử ở quy mô quốc gia lẫn quy mô tỉnh, nhƣ: - Atlat địa lý Việt Nam.

- Atlat tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng Việt Nam - Atlat điện tử Quốc gia Việt Nam.

- Atlat điện tử thành phố Hồ Chí Minh

- GIS Huế.

- Atlat điện tử tỉnh Đồng Nai, đã xuất bản ở dạng bản đồ điện tử (đĩa CD). - Atlat điện tử tỉnh Lào Cai, đã xuất bản ở dạng bản đồ điện tử (đĩa CD).

- Atlat điện tử thành phố Hải Phòng, đã xuất bản ở dạng bản đồ điện tử (đĩa CD).

Các bản đồ mạng đã đƣợc Nhà xuất bản Bản đồ truyền tải lên mạng nhƣ: - Bản đồ du lịch Việt Nam - Bản đồ thành phố Hải Phịng (bản đồ hành chính TP. Hải Phịng). - Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh (bản đồ hành chính TP. Hồ Chí Minh).. - Bản đồ tỉnh Đà Nẵng (bản đồ hành chính TP. Đà Nẵng). - Bản đồ tỉnh Cần Thơ (bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ). …

Đối với Hà Nội cũng đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu theo hƣớng

công nghệ số:

- Atlat thông tin địa lý thành phố Hà Nội (2002), atlas đƣợc xây dựng theo công nghệ số nhƣng xuất bản ở dạng tƣơng tự: do chƣơng trình hợp tác khoa học quốc tế Pháp – Việt giữa Trung tâm Viễn thám và Geomatic (VTGEO) thuộc Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia Việt Nam và Trung tâm NCKHQG và Viện NC phát triển Bordeaux – Pháp xây dựng dƣới dạng số, nhƣng xuất bản ở dạng tƣơng tự bằng hai thứ tiếng – Việt và Pháp. Cơng trình khoa học này tập trung nghiên cứu về địa lý tự nhiên, dân số, quy hoạch, kinh tế và đất đai của thành phố Hà Nội cũ.

- Bản đồ Hà Nội (bản đồ mạng về hành chính Hà Nội ) do Nhà xuất bản Bản đồ đƣa lên mạng.

- Atlas Thăng Long Hà Nội. 2010, thể hiện các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội cũ.

- Tập bản đồ dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội, do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em xây dựng, xuất bản tại Nhà xuất bản Bản đồ năm 2006. Đây là tập bản đồ đƣợc xây dựng ở dạng số và đƣợc in ở dạng

tƣơng tự. Tập bản đồ thể hiện khá đầy đủ các khía cạnh về dân số, giáo dục, xã hội của thành phố Hà Nội (năm 2004), nhƣng chỉ đề cập đến Hà Nội cũ. Giao diện bản đồ đẹp. Các đối tƣợng địa lý đƣợc phân bố trên bản đồ rõ ràng, hợp lý. Trong chƣơng 2 hầu hết các bản đồ cùng tỷ lệ, dễ dàng cho việc so sánh và đối chiếu giữa các chỉ tiêu khác nhau trong các trang bản đồ. Tuy nhiên, atlas khơng có thuyết minh chung giới thiệu từng chƣơng, khơng có thuyết minh cho từng trang bản đồ, nêu rõ đặc điểm phân bố và đánh giá các chỉ tiêu cụ thể. Atlas xuất bản ở dạng giấy nên khơng cập nhật đƣợc dữ liệu, khó khăn trong việc lƣu trữ, bảo quản, vận chuyển.

- Atlas Nghìn năm Thăng Long Hà Nội, đƣợc xây dựng theo công nghệ số nhƣng xuất bản ở dạng tƣơng tự. Do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển của Đại học Quốc Gia Hà Nội thiết kế và xây dựng. NXB Hà Nội, xuất bản năm 2010, nhân dịp kỷ niệm Đại lẽ nghìn năm văn hiến Thăng Long Hà Nội. Chủ biên: GS.TS Trƣơng Quang Hải. Đây là Atlas tổng hợp đầu tiên đƣợc đóng thành quyển về thủ đơ Hà Nội với sự tham gia của nhiều các nhà khoa học, nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Trong atlas đã thể hiện khá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, dân cƣ, kinh tế xã hội … của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, do thời gian gấp và kinh phí hạn hẹp, nên trong Atlas chỉ thể hiện về Hà Nội cũ.

- Cơng trình nghiên cứu khoa học “Xây dựng xêri bản đồ điện từ về dân cƣ, văn hóa xã hội thành phố Hà Nội” – đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (2008 – 2010). Do PGS.TS. Nhữ Thị Xuân chủ trì. Song do thời gian và kinh phí hạn hẹp, nên sản phẩm của đề tài cũng chỉ dừng lại ở Hà Nội cũ.

Như vậy, chƣa có cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu xây dựng xêri các

bản đồ điện tử về dân cƣ của thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng lãnh thổ. Do vậy, việc thành lập xêri các bản đồ điện tử về dân số cho thành phố Hà Nội mới là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng xêri bản đồ điện tử về dân số thành phố hà nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)