8. Dự kiến các kết quả đạt đƣợc của đề tài
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.2. Bản đồ hành chính Hà Nội năm 2008
Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20o53’ – 21o23’ vĩ độ Bắc và 105o44’ – 106o02’ kinh độ Đông. Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km² và trở thành thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên, đứng thứ hai về diện tích đơ thị
sau thành phố Hồ Chí Minh và đứng thứ 2 về dân số với 6,472 triệu ngƣời. Hà Nội
hiện nay gồm 1 thị xã, 10 quận nội thành và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và nhiều trƣờng đại học lớn.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sơng Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hố, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
2.1.2. Địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nƣớc biển. Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tƣ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng.
Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đơng của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lƣu các sơng.
Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao nhƣ: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tƣợng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m… Khu vực nội thành có một số gị đồi thấp, nhƣ gò Đống Đa, núi Nùng.
2.1.3. Khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đơng lạnh, mƣa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận đƣợc lƣợng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lƣợng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8
kcal/cm2 và nhiệt độ khơng khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hƣởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn. Ðộ ẩm tƣơng đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lƣợng mƣa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mƣa.
Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mƣa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đơng 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gị đồi và đồng bằng. Nhƣng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phƣơng của Hà Nội hiện nay khơng lớn.
Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thƣờng. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố đƣợc ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mƣa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cƣ dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.
Một số yếu tố khí hậu cơ bản của Hà Nội (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu cơ bản của Hà Nội
Nguồn: The Weather Channelvà Asia for Visitors, 27 tháng 12 năm 2008.
Khí hậu Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình tối 19 (66) 19 (67) 22 (72) 27 (80) 31 (87) 32 (90) 32 (90) 32 (89) 31 (88) 28 (82) 24 (76) 22 (71)
cao °C (°F) Trung bình tối thấp °C (°F) 14 (58) 16 (60) 18 (65) 22 (71) 25 (77) 27 (80) 27 (80) 27 (80) 26 (78) 23 (73) 19 (66) 16 (60) Lƣợng mƣa mm (inch) 20.1 (0.79) 30.5 (1.20) 40.6 (1.60) 80 (3.15) 195.6 (7.70) 240 (9.45) 320 (12.6) 340.4 (13.4) 254 (10.0) 100.3 (3.95) 40.6 (1.60) 20.3 (0.80) 2.1.4. Thuỷ văn
Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Sông Hồng là con sơng chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hƣng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội cịn có Sơng Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lƣu với dòng sơng Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngồi ra, trên địa phận Hà Nội cịn nhiều sơng khác nhƣ sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành nhƣ sông Tô Lịch, sông Kim Ngƣu,... là những đƣờng tiêu thoát nƣớc thải của Hà Nội.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dịng sơng cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trị quan trọng trong khung cảnh đơ thị, ngày nay đƣợc bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gƣơm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, ln giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ơ có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác nhƣ Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngồi ra, cịn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội nhƣ Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn,...
Do quá trình đơ thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nƣớc thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tƣơng tự, sông Kim Ngƣu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sơng Kim Ngƣu khoảng 110.000 m³. Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và cơng nghiệp này đều có hàm lƣợng hóa chất độc hại cao. Các sơng mƣơng nội và ngoại thành, ngồi vai trị tiêu thốt nƣớc cịn phải nhận thêm một phần rác thải của ngƣời dân và chất thải cơng nghiệp. Những làng nghề thủ cơng cũng góp phần vào gây nên tình trạng ơ nhiễm này.
2.1.5. Đất dai
Đất phù sa chiếm phần lớn diện tích đất đai của Hà Nội. Đây là loại đất tốt, màu mỡ, cấu tƣợng tốt, có đặc tính từ ít chua đến trung tính, độ pH từ 6 – 7, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Loại đất này chiếm diện tích của các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm.
Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ, tập trung ở hai huyện Đơng Anh và Sóc Sơn. Đây là loại đất chua, nghèo dinh dƣỡng, thành phần cơ giới nhẹ, cho năng suất cây trồng thấp. Đất này lại phù hợp với các loại cây nhƣ : khoai lang, đỗ, lạc, thuốc lá...
Nhóm đất đồi núi thấp, chủ yếu là đất feralit phát triển trên sa thạch, phiến thạch, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Đất bị rửa trôi mạnh do phá rừng, nghèo dinh dƣỡng. Cần phải nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi trọc, kết hợp trồng cây ăn quả, nuôi trồng sinh vật cảnh để tạo ra môi trƣờng sinh thái lâu bền.