ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng xêri bản đồ điện tử về dân số thành phố hà nội (Trang 49)

8. Dự kiến các kết quả đạt đƣợc của đề tài

2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI

2.2.1. Đặc điểm dân cư

Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời và rộng 3.324,92km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, đứng thứ

hai về dân số và đứng đầu cả nƣớc về diện tích, nằm trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới.

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 530 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố đƣợc mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 910.000 ngƣời. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đơ lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu ngƣời. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhƣng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu ngƣời. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần đƣợc đơ thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 ngƣời vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.926ngƣời/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.794 ngƣời/km², trong khi đó, ở những huyện nhƣ ngoại thành nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất mật độ dƣới 1.000 ngƣời/km².

Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cƣ dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là ngƣời Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác nhƣ Dao, Mƣờng, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, ngƣời Kinh chiếm 98,73 % dân số, ngƣời Mƣờng 0,76 % và ngƣời Tày chiếm 0,23 %.

Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cƣ dân nông thôn chiếm 58,1%.

Dân cƣ Hà Nô ̣i phân bố không đều giƣ̃a các đơn vi ̣ hành chính và giƣ̃a các vùng sinh thái. Dân cƣ tập trung cao độ tại các quận nội thành cũ, trên một cây số vng trung bình có trên 2 vạn ngƣời cƣ trú, có nơi lên tới trên 3 vạn ngƣời nhƣ quận Đống Đa và Hoàn Kiếm. Khu vực này là nơi tập trung các cơ quan nhà máy xí nghiệp, cửu hàng, chợ, các khu vực buôn bán. Đây cũng là nơi tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống kinh tế – xã hội của tồn thành phố. Các huyện ngoại thành có mật độ dân số thấp hơn nội thành hàng chục lần, thậm chí vài chục lần. Ví dụ, mức độ chênh lệch về mật độ

dân số của huyện Sóc Sơn so với quận Hồn Kiếm tới 56 lần. Mật độ dân số của Hà Nội cịn có chiều hƣớng tăng lên tƣơng ứng với tỷ lệ tăng dân số hàng năm. Điều đó ảnh hƣởng rất lớn tới sự bố trí lao động, giải quyết việc làm, ngành nghề, đời sống và nơi cƣ trú, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái (rác, nƣớc thải, nhà ở, nƣớc sạch…)

Công tác dân số của thành phố gặp nhiều khó khăn do quy mơ dân số lớn (gần 7 triệu ngƣời), dân trí khơng đồng đều nên khó khăn trong cơng tác truyền thông. Tâm lý sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con vào năm đẹp còn phổ biến. Thực tế, hầu nhƣ tất cả các xã của Hà Tây cũ (nay nhập vào Hà Nội) đều có ngƣời sinh con thứ 3 và Hà Nội cũng có kỷ lục ngƣời nhiều con nhất (12 con).

Từ năm 2001 đến 2009, Hà Nội trung bình có hơn 100.000 trẻ ra đời, tỷ lệ ngƣời nhập cƣ về Hà Nội trung bình khoảng 100.000 ngƣời/năm. Nhƣ vậy, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tƣơng đƣơng dân số 1 huyện lớn với khoảng 200.000 ngƣời.

Trong vòng 10 năm (từ năm 1999 - 2009), Hà Nội có tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2%, cao hơn 0,8% so với tỷ lệ bình quân cả nƣớc (1,2%). Mật độ dân số trung bình của Hà Nội tăng từ 1,296 ngƣời/km2 năm 1999 lên 1,926 ngƣời/km2 vào năm 2009. Nhƣ vậy mật độ dân số trung bình của Hà Nội cũng cao hơn 7,4 lần của cả nƣớc (259 ngƣời/km2).

Hà Nội sau khi đƣợc mở rộng, trong 9 tháng đầu năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ em trai/100 trẻ gái) đã là 120/100, cao hơn cùng kỳ năm trƣớc (117/100) và đây cũng là tỷ lệ cao hơn tỷ số giới tính khi sinh của cả nƣớc (112/100). Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội đang tập trung mọi nỗ lực phấn đấu đến năm 2015 đạt quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cƣ hợp lý; nâng cao chất lƣợng dân số và đảm bảo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH... Hà Nội đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, khống chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức từ 1,18% - 1,20% và đạt 1,10% - 1,15% vào năm 2015. Hà Nội phấn đấu để tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức dƣới 7% vào năm 2010 và ở mức dƣới 5% vào năm 2015.

Ở các huyện ngoại thành và một phần quận Tây Hồ, dân cƣ chủ yếu là ngƣời dân gốc. Còn ở các quận cũ của nội thành, dân cƣ hầu hết đều tập hợp từ các tỉnh, thành khắp đất nƣớc về sinh sống và làm việc trong các cơ quan Trung ƣơng. Cƣ dân Hà Nội chủ yếu là ngƣời Việt, song cũng có một số dân tộc ít ngƣời khác.

Chính những lợi thế về dƣ địa chí đã tạo cho Hà Nội một khả năng giao lƣu trong nƣớc và quốc tế thuận lợi. Chính những bàn tay, khối óc cần cù, sáng tạo của cƣ dân Hà Nội xƣa và nay đã tạo cho Hà Nội một vị trí xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hố và du lịch, là thủ đơ của nƣớc Việt Nam, một trong những thủ đô hấp dẫn trên thế giới.

Trong giai đoạn 2011 – 2020 chiến lƣợc Dân số đƣợc dự báo diễn ra trong bối cảnh tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân đầu ngƣời dự kiến đạt 1.050 USD/ngƣời/năm vào năm 2010, vƣợt qua ngƣỡng nƣớc nghèo theo quy định của thế giới (1.000 USD). Điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển đất nƣớc nhƣng cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam khơng cịn đƣợc hƣởng ƣu đãi của quốc tế, đặc biệt là vốn viện trợ khơng hồn lại, vốn vay ƣu đãi sẽ bị cắt giảm. Cùng đó, nếu duy trì mức đầu tƣ cho Dân số - kế hoạch hóa gia đình là 8.200 đồng/ngƣời/năm, mỗi năm ngân sách nhà nƣớc phải chi khoảng 750 - 800 tỷ đồng, trong đó dành 150 tỷ đồng cho nhập khẩu phƣơng tiện tránh thai. Và để nâng cao chất lƣợng dân số, mức đầu tƣ đòi hỏi cao hơn nhiều.

Hiện nay, khủng hoảng kinh tế thế giới gây ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Thất nghiệp, thiếu việc làm và khơng có thu nhập ổn định đã trực tiếp tạo áp lực đối với quyết định sinh sản của cá nhân và gia đình. Cùng đó, Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng và toàn diện hơn cũng đặt ra vấn đề di cƣ quốc tế sẽ diễn ra mạnh hơn và khó kiểm sốt; quan hệ hơn nhân gia đình lỏng lẻo và tình trạng ly hơn, ít quan tâm chăm sóc con cái... có xu hƣớng tăng nhanh sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dân số về sức khỏe và đời sống tinh thần.

Trong 10 năm tới, quy mô dân số tiếp tục gia tăng do số trẻ em sinh ra tiếp tục tăng cho dù mỗi phụ nữ chỉ có 1-2 con. Các nhà nhân khẩu học gọi hiện tƣợng này là “đà tăng dân số” hay “bùng nổ dân số lần hai”. Trong số 78 nƣớc có mức sinh dƣới

mức sinh thay thế trong thập niên này, Việt Nam đứng thứ 5 về quy mô dân số sau Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản. Bên cạnh đó, mức sinh của Việt Nam dù ở dƣới mức thay thế nhƣng chƣa vững chắc, vẫn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm tăng mức sinh trở lại.

Dân số đang bƣớc vào giai đoạn cuối của quá độ nhân khẩu học, Việt Nam sẽ sớm bƣớc vào giai đoạn dân số già - đặt ra thách thức lớn phải đối mặt trong thời gian tới. Tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực, trí tuệ chiếm tới 1,5% dân số, tầm vóc thể lực của ngƣời dân cịn nhiều hạn chế, tuổi thọ bình qn của ngƣời dân cao nhƣng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại khá thấp, tỉ số giới tính khi sinh bƣớc vào mức cao (112 trẻ trai/100 trẻ gái) và có xu hƣớng sẽ tiếp tục tăng lên... đang là những vấn đề thách thức đặt ra với việc nâng cao chất lƣợng dân số trong giai đoạn tới.

Trong các định hƣớng, mục tiêu, giải pháp thực hiện, việc định hƣớng mục tiêu quy mơ dân số là duy trì mức sinh thấp, hợp lý. Tổng tỷ suất sinh bình quân cho cả giai đoạn là 1,98 con, tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2010 khoảng 1,22% thì quy mơ dân số sẽ đạt 99,6 triệu ngƣời năm 2020 và cực đại khoảng 114,8 triệu ngƣời vào năm 2050, sau đó sẽ giảm dần.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và nhân khẩu học của giai đoạn 2011 - 2020, trong việc xem xét, xử lý những vấn đề Dân số - kế hoạch hóa gia đình chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận và định hƣớng. Tập trung giải quyết các vấn đề nào về dân số, theo định hƣớng nào, đòi hỏi phải đƣợc cân nhắc và xem xét rất kỹ lƣỡng. Tuy nhiên, việc tiếp tục kiểm sốt vấn đề quy mơ dân số vẫn là một nội dung ƣu tiên. Bên cạnh đó, mục tiêu giảm sinh với tốc độ nào, có định hƣớng riêng cho từng khu vực hay áp dụng một định hƣớng chung, tiếp tục giảm sinh để đạt sớm mục tiêu ổn định quy mô dân số liệu có để lại hệ lụy gì trong cơ cấu dân số trong tƣơng lai hay khơng? Giới tính khi sinh là một vấn đề mới phát sinh trong những năm gần đây, nếu không xử lý quyết liệt sẽ xảy ra nhƣng hậu quả xã hội rất phức tạp.

Tất cả những vấn đề này cần đƣợc xem xét và bàn thảo, tính tốn kỹ, đặc biệt là sự tác động của nó đến q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong những

2.2.2. Nhà ở

Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, nhƣng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản khơng thua kém các quốc gia giầu có. Điều này đã khiến những cƣ dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Theo con số năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dƣới mức 3 mét vuông một ngƣời. Ở những khu phố trung tâm, tình trạng cịn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nƣớc cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho ngƣời dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức đƣợc phân phối nhà ở.

Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tƣợng 3, 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ biến ở Hà Nội. Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhƣng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn ngƣời dân. Gần nhƣ 100% các gia đình trẻ ở Hà Nội chƣa có nhà ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm. Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cƣ, một ngƣời dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua đƣợc sau nhiều năm tích lũy tài chính. Bên cạnh những khu chung cƣ mới mọc thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những bộ phận dân cƣ phải sống trong những điều kiện hết sức lạc hậu. Tại bãi An Dƣơng, dải đất giữa sông Hồng thuộc địa phận Yên Phụ, Từ Liên, Phúc Xá, hàng trăm gia đình sống trong những ngơi nhà lợp mái tre xây từ nhiều năm trƣớc, khơng có điện, khơng có trƣờng học và khơng đƣợc chăm sóc về y tế.

2.2.3 Giáo dục

Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở thành trung tâm giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 15 cho tới cuối thế kỷ 19, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc thi thuộc hệ thống khoa bảng, nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung vào bộ máy quan lại. Tuy vậy, về số lƣợng trạng nguyên, Hà Nội lại thấp hơn những vùng đất truyền thống khác nhƣ Bắc Ninh, Hải Dƣơng. Tới thời Pháp thuộc, với vị trí là thủ đơ của Liên bang Đông Dƣơng, Hà Nội là một trung tâm giáo dục của khu vực, nơi ngƣời Pháp đặt các trƣờng dạy nghề và

giáo dục bậc đại học, trong đó có Viện Đại học Đơng Dƣơng, Trƣờng Y khoa Đông Dƣơng là các trƣờng mà sau này trở thành nền móng của giáo dục đại học ở Việt Nam. Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trƣờng tiểu học, 581 trƣờng trung học cơ sở và 186 trƣờng trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống trƣờng trung học phổ thơng, Hà Nội có 40 trƣờng cơng lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lƣợng giảng dạy và truyền thống lâu đời, nhƣ Trung học Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học Chu Văn An, Trung học Trần Phú. Bên cạnh các trƣờng cơng lập, thành phố cịn có 65 trƣờng dân lập và 5 trƣờng bán cơng. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trƣờng trung học đặc biệt, trực thuộc các trƣờng đại học, là Trƣờng Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trƣờng Trung học phổ thông Chuyên thuộc Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Các trƣờng trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ƣu tú không chỉ của Hà Nội mà cịn của tồn Việt Nam. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trƣờng bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ. Sau khi Hà Tây đƣợc sát nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu Việt Nam về số lƣợng ngƣời không biết chữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đạo tạo Việt Nam năm 2008, toàn thành phố có gần 235.000 ngƣời mù chữ trên tổng số 1,7 triệu ngƣời của cả quốc gia.

Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có trên 50 trƣờng đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên, Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên. Nhiều trƣờng đại học ở đây nhƣ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội,Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những trƣờng đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam.

2.2.4. Y tế

Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2009, thành phố Hà Nội có 651 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 41 bệnh viện, 29 phịng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giƣờng bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 10.066 giƣờng, chiếm khoảng một phần hai mƣơi số giƣờng bệnh tồn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 643 ngƣời/giƣờng bệnh so với 307ngƣời/giƣờng bệnh ở TPHCM. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giƣờng bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thƣờng xuyên gặp. Cũng theo thống kê năm 2009, thành phố Hà Nội có 2.819 bác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng xêri bản đồ điện tử về dân số thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)