I V V V >
413 249,6 281 290 280 Sản lượng củi khai thác Ster 1812 1800 1800 1940
3.1.3. Một số kết quả đánh giá
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn thông qua các nguyên tắc và hệ thống các chỉ tiêu được lựa chọn việc đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội của huyện Cơ Tơ cho mục đích phát triển KT-XH của huyện cũng như để đảm bảo ANQP đã cho những kết quả cụ thể như sau:
* Về ngành ngư nghiệp: với các lợi thế về vị thế và tiềm năng tài nguyên đây là
một ngành có lợi thế và tiềm năng phát triển rất mạnh ở Cô Tô. Các kết quả đánh giá cho thấy ở ngành đánh bắt hầu hết các chỉ tiêu đánh giá như vị trí địa lý của các đảo, quần đảo có liên quan đến các ngư trường; Đặc điểm của ngư trường có liên quan đến đảo và quần đảo: vị thế, diện tích, số lồi thuỷ hải sản có liên quan đến sản phẩm chính, mùa đánh bắt, khai thác; ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, hải văn, đặc điểm vật lý, hoá học của ngư trường;… và thực trạng phát triển của ngành sản xuất này (cơ sở vật chất kỹ thuật, cầu cảng, cơ sở sơ chế sản phẩm, khả năng tiêu thụ,...) trên địa bàn của huyện đều có kết quả khá cao. So sánh với một số huyện đảo khác hay các huyện đảo ven biển của tỉnh Quảng Ninh có thể thấy rằng ngành đánh bắt của Cơ Tơ có thế mạnh vượt trội và có đầy đủ cơ sở để phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất, kinh tế mũi nhọn của địa phương trong tương lai.
Đứng ở vị trí thứ 2 là ngành nuôi trồng thủy hải sản. Mặc dù đây cũng là một ngành sản xuất có truyền thống và xét về tiềm năng, sự phù hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, tài nguyên, kinh nghiệm của người dân rất có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên khi tiến hành phân tích, đánh giá thấy nẩy sinh một số yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển của ngành này, đặc biệt đối với việc nuôi trồng thủy hải sản các khu vực biển quanh đảo, như tác động của sóng biển, bão, dông, xung quanh các đảo ít vũng vịnh khuất gió cũng như các vấn đề mơi trường có thể nảy sinh nếu ni trồng với quy mơ lớn,... Vì vậy ngành sản xuất này có điều kiện phát triển thuận lợi trên các đảo (nuôi nước ngọt) cịn ở các khu vực biển nếu phát triển thì cần nghiên cứu sâu thêm, đặc biệt cần có các giải pháp, biện pháp kỹ thuật, công nghệ kèm theo.
* Về ngành du lịch
Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá đã xác định được tiềm năng rất lớn để phát triển các hoạt động ngành du lịch của huyện. Ngoài những lợi thế, thế mạnh của điều kiện biển, đảo, các cảnh quan kỳ thú, truyền thống lịch sử, văn hóa, các nguồn tài nguyên phong phú, độc đảo cho phát triển các loại hình du lịch hiện đang được ưu chuộng như du lịch thăm quan biển, đảo, du lịch sinh thái (trên đảo Thanh Lam), du lịch tắm biển, thể thao dưới nước, nghỉ dưỡng,... trong quá trình đánh giá và qua các kết quả đánh giá cụ thể nhằm đưa ra các định hướng phát triển cũng cho thấy một số hạn chế của ngành như: diện tích mặt bằng trên các đảo rất hạn chế, điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn
kém, phân bố khá xa đất liền với phương tiện giao thông chưa đáp ứng tốt nhất. Và đặc biệt tính mùa vụ, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan như bão, dơng, gió mùa là những hạn chế rất lớn cho phát triển. Vì vậy ở các kết quả đánh giá, kiến nghị đề tài đề xuất hướng phát triển chủ yếu là liên kết các tuyến điểm du lịch trên các đảo của huyện với các trung tâm, các điểm du lịch đã có truyền thống và đã phát triển mạnh ở dải ven biển như Hạ Long, Bái Tử Long,... và nhất là cần có các định hướng quy hoạch phát triển và đầu tư theo từng giai đoạn.
Trên cơ sở cải tạo các bãi tắm biển, hạ tầng cơ sở phục vụ khách du lịch, nhất là hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cửa hiệu với quy mơ thích hợp vừa mang tính hiện đại vừa giàu bản sắc truyền thống dân tộc, hài hoà với cảnh quan kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên của khu vực, đồng bộ với các cơng trình vui chơi giải trí, sân thể thao trên bãi cát, mặt nước bơi lặn, lướt ván, bơi thuyền… như ở đảo Cô Tô con, thị trấn, xã Đồng Tiến, xã Lân… là những điểm đủ điều kiện thu hút khách du lịch bốn phương với nhiều loại hình du lịch độc đáo.
* Về ngành dịch vụ biển
Cơ Tơ có vị trí rất thuận lợi để phát triển thương mại và dịch vụ, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ biển. Với các lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý như phân bố gần các tuyến, đường giao thông biển, gần các điểm, trung tâm hoạt động kinh tế, xã hội trên biển, có nhu cầu cao của thị trường của hoạt động dịch vụ cũng như các điều kiện đáp ứng của huyện cho hướng phát triển này gồm cơ sở hạ tầng, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác, mối quan hệ khăn khít với đất liền và các huyện đảo khác, có các nguồn tài nguyên biển, đảo khá phong phú, đa dạng, đặc biệt sự phát triển của ngành kinh tế này có thể đem lại hiệu quả kinh tế rất cao nên đã được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh nhất trong giai đoạn tới trên địa bàn huyện. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển đó thì ngồi việc xây dựng các định hướng, các quy hoạch cụ thể cần được đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, về cơ sở kỹ thuật công nghệ cũng như những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển chúng.
* Về ngành nông - lâm nghiệp
Do những hạn chế rất cơ bản của huyện Cô Tô cũng như nhiều huyện đảo ven bờ khác đó là diện tích phân bố của các đảo nhìn chung khá nhỏ, đất đai không màu mỡ,
chất lượng dinh dưỡng kém nên các kết quả đánh giá cho phát triển ngành nông nghiệp là không cao. Tương tự như vậy là các kết quả đánh giá cho phát triển ngành lâm nghiệp của huyện. Tuy vậy do tính chất quan trọng của 2 ngành sản xuất này ở khía cạnh đảm bảo an toàn lương thực (tự cung, tự cấp), phục vụ cho ngành dịch vụ có thể phát triển mạnh và nhất là vấn đề phát triển lớp phủ rừng để giữ cân bằng sinh thái, tạo nguồn sinh thủy cho các đảo thì các ngành kinh tế này cũng cần được quan tâm và tạo điều kiện để phát triển trên các đảo với kiến nghị có các giải pháp khoa học - cơng nghệ và các kế hoạch, quy hoạch cụ thể trong giai đoạn tới.