Đặc điểm bệnh và dịch sốt rét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và các thuật toán tối ưu trong đánh giá nguy cơ sốt rét tại tỉnh đắk nông (Trang 31 - 34)

1.2. Đặc điểm dịch tễ học sốt rét

1.2.2. Đặc điểm bệnh và dịch sốt rét

Thời gian phát triển ký sinh trùng ở ngƣời từ khi muỗi đốt (giai đoạn ủ bệnh): Tuỳ thuộc vào loại ký sinh trùng sốt rét: P.falciparum từ 8-12 ngày; P.vivax,

P.ovale từ 11-21 ngày; P.malariae từ 21-42 ngày.

Ngƣời mang ký sinh trùng sốt rét có thể có biểu hiện những triệu chứng lâm sàng điển hình: rét run, nóng, ra mồ hơi và khát nƣớc. Cũng có thể biểu hiện bằng những triệu chứng khơng điển hình: sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh, đau tồn thân, nhƣng cũng có thể khơng biểu hiện gì cả đó là trƣờng hợp ngƣời mang ký sinh trùng lạnh. Tuỳ theo loài ký sinh trùng sốt rét mang trong ngƣời mà bệnh nhân sốt mỗi ngày một cơn (P.falciparum), hai ngày một cơn (P.vivax), ba ngày một cơn (P.malariae) cơn sốt thƣờng xuất hiện đúng giờ có tính chu kỳ rõ rệt, ăn khớp với những đợt phát triển của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể ngƣời.

Hình 1.5 Triệu chứng khi mắc bệnh (Bộ Y tế & WHO, 2016)

Nếu không bị tái nhiễm hoặc khơng đƣợc điều trị ký sinh trùng có thể tồn tại trong ngƣời tuỳ chủng loại: P.falciparum từ 1-2 năm; P.vivax (P.ovale) từ 1-5 năm;

P.malariae từ 3-50 năm.

Bệnh lƣu hành ở từng địa phƣơng, trong những điều kiện thuận lợi có thể bùng phát thành dịch. Dịch sốt rét hay đƣợc hiểu là khi xuất hiện sự tăng đột ngột những ca mắc mới, có lây truyền tại chỗ, trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn ở một cộng đồng dân cƣ nhất định (một thôn, một bản, một xã) [18]. Bệnh sốt rét khơng có miễn dịch sốt rét đặc hiệu, cơ thể chỉ có thể đƣợc bảo vệ đối với những dịng ký sinh trùng đã bị nhiễm và tính miễn dịch tồn lƣu chỉ khi có sự tái nhiễm nếu khơng sẽ mất dần. Do đó cách phịng bệnh tối ƣu dịch sốt rét chính là việc kiểm sốt đƣợc nguồn bệnh và sự phát triển của muỗi Anopheles.

Mùa bệnh sốt rét ở Việt Nam có thể lây truyền quanh năm với 1 đến 2 đỉnh điểm, phụ thuộc vào sự phân bố véc-tơ chủ yếu và liên quan chặt chẽ với mùa mƣa của từng vùng:

Hình 1.6 Bệnh sốt rét phát triển cao vào mùa mƣa (Bộ Y tế & WHO, 2016)

- Những vùng mà véc-tơ chính là An.minimus: sốt rét có hai đỉnh cao vào đầu và cuối mùa mƣa. Ở Miền Bắc, đỉnh cao đầu mùa mƣa cao hơn cuối mùa mƣa, Miền Trung và Tây Nguyên đỉnh cao hơn lại rơi vào cuối mùa mƣa.

- Những vùng mà véc-tơ chính là An.dirus thì chỉ có 1 đỉnh cao vào giữa mùa mƣa, song tỷ lệ mắc sốt rét trong suốt mùa mƣa đều cao hơn mùa khơ.

- Những vùng có cả An.minimus và An.dirus thì có đỉnh cao kéo dài suốt mùa mƣa.

- Những vùng ven biển nƣớc lợ mà véc-tơ chính là An.sundaicus và nhóm véc-tơ phụ là An.subpictus, An.vagus, An.aconitus thì thƣờng có đỉnh cao là vào mùa mƣa [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và các thuật toán tối ưu trong đánh giá nguy cơ sốt rét tại tỉnh đắk nông (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)