Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ 3s cảnh báo ảnh hưởng tai biến thiên nhiên phục vụ đề xuất các công trình quân sự trên địa bàn khu vực trung trung bộ (Trang 35 - 60)

KHU VỰC TRUNG - TRUNG BỘ

Vùng Duyên hải Trung Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.

1.3.2.Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

* Địa hình

- Dãy Trường Sơn Nam chắn gió.

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đâm sâu ra biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.

- Có nhiều vũng vịnh nước sâu để xây dựng các hải cảng, có nhiều bãi tơm bãi cá, có 2 ngư trường quan trọng.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân. Gió mùa Đơng Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã. Vì vậy, khi về mùa hè có gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan, vượt qua dãy núi Trường Sơn, gây nên thời tiết khơ nóng cho tồn khu vực.

Đặc điểm nổi bật của vùng khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khơ không cùng xảy ra vào một thời gian trong năm, với mùa mưa và khơ của hai miền khí hậu còn lại của 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ.

Thừa Thiên - Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất ở Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt trên 2.600mm, có nơi lên đến 4.000mm. Có các trung tâm mưa lớn như khu vực Tây A Lưới - Động Ngại (độ cao 1.774m) có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm, khu vực Nam Đơng - Bạch Mã - Phú Lộc có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm. Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên - Huế có lượng mưa ít nhất, nhưng trung bình năm cũng từ 2.700 - 2.900mm.

Hàng năm có từ 200 - 220 ngày mưa ở các vùng núi, 150 - 170 ngày mưa ở khu vực đồng bằng duyên hải. Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa. Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn.

Địa hình phía Tây từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế bao gồm các dãy núi cao. Các dịng sơng ở đây có dịng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển thường có lịng sơng hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ, nên với lượng mưa tương đối lớn trút xuống sẽ sinh ra lũ, lên nhanh và gây lụt lội cho các khu vực đồng bằng thấp phía Đơng. Như Sơng Hương - sông Bồ (độ cao đầu nguồn là 1.318m, dài trên 100km, diện tích lưu vực 2.690km2) chảy gần theo hướng Bắc Nam đổ ra biển ở cửa Thuận An. Tồn bộ diện tích lưu vực sơng Hương có trên 80% là đồi núi, khu vực đồng bằng còn lại ở mức thấp so với mực nước biển và mực nước lũ, nên hầu hết sẽ bị ngập khi có lũ trên báo động cấp 3 (tương ứng 3,5m).

Mùa mưa đến với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa trong năm sẽ phát sinh lũ lụt lớn, gây thiệt hại sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Ngược lại, trong mùa ít mưa thì nước lại khơng đủ cung cấp cho

sinh hoạt và sản xuất của một số địa phương trong vùng.

Mưa lũ ở Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12.

Những trận lũ lụt lớn đã xảy ra ở miền Trung vào các năm: 1952, 1964, 1980, 1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003... Có lúc xảy ra lũ chồng lên lũ như các đợt lũ tháng 11, 12 năm 1999; tháng 10, 11 năm 2010.

So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ thì Trung Bộ thể hiện rõ nét là một vùng đệm, có tính chất trung gian. Nơi đây phần nào đã chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên như núi non, biển, sơng ngịi, các đầm và đồng bằng vào trong các thành tố văn hố. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói riêng. Một phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát vào các chân núi chạy dọc bờ biển Đơng.

* Khí hậu

Khí hậu quanh năm trong vùng không được thuận lợi, có lịch sử chịu sự chi phối mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt.

Nói chung khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang tính chất á xích đạo, nhưng do cấu trúc sơn văn phức tạp, đồng thời do tác động tương hỗ giữa địa hình và hồn lưu gió mùa mà nền á xích đạo cũng bị phức tạp hố từ Bắc đến Nam, từ Đơng sang Tây, từ cao xuống thấp

Gió mùa Đơng bắc cịn tác động đến Quảng Ngãi với tần suất trung bình 3,5 lần/ năm quyết định tính chuyển tiếp của khu vực Kontum-Nam Ngãi. ở đây mùa mưa có kéo dài sang thu- đông, nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối ở Đà Nẵng xuống 110C, Quảng Ngãi 12,80C, và chỉ từ Quy Nhơn trở vào mới trên 150C.

Từ Quy Nhơn, nhiệt độ trung bình năm trên 260C và tổng nhiệt độ cực tiểu không cân đối. Nhiệt độ cao nhất không phù hợp với mặt trời qua thiên đỉnh mà diễn biến liên quan đến chế độ mùa. Tháng nóng nhất tuyệt đối vào cuối mùa khơ (tháng 4 hay tháng 5), cịn tháng nóng nhất tương đối thì rơi vào tháng có lượng mưa thấp nhất tương đối trong mùa mưa (tháng VIII). Tháng mưa nhiều nhất tương đối có quan hệ với sự hoạt động của đường hội tụ nhiệt đới (tháng VII và IX).

Tháng mưa thấp nhất tuyệt đối là tháng 1 và 2 là thời gian có chế độ gió mùa đơng mạnh nhất.

Sự phân hố khơng gian rõ rệt trong khí hậu là sự phân hoá theo đai cao, mang lại các nhiệt độ thấp, các tính chất á nhiệt đới và ơn đới cho miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Từ 1.000m trở lên, nhiệt độ trung bình năm xuống dưới 200C, nhiệt độ tháng lạnh nhất có thể xuống dưới 180C và tổng nhiệt độ năm xuống dưới 7.5000C. Cũng như đai dưới chân núi, từ phía Nam mũi Nạy thì biên độ nhiệt năm mới thể hiện tính điều hồ của khí hậu xích đạo (Di Linh 3,20C, Đà Lạt 3,40C)

Sự phân hố Đơng – Tây chủ yếu tác động đến chế độ mưa. Do sự tác động tương hỗ giữa sườn Đơng của Trường Sơn Nam và gió tín phong Đơng Bắc mà cho đến hết Ninh Thuận có mùa mưa nghiêng về mùa thu- đơng, nhưng từ Bình Thuận có

mùa mưa lại giống như ở Nam Bộ (từ tháng V-X). Cịn lại sườn Tây mưa khớp với mùa gió Tây Nam (cũng từ tháng V-X).

Tựu trung lại, sự phân hố khơng gian tuỳ thuộc vào vị trí và địa hình. Tồn miền có thể chia ra ba khu vực khí hậu khác nhau: khu vực Đơng Trường Sơn Nam kéo dài từ Quảng Nam- Đà Nẵng đến Ninh Thuận có mùa nghiêng về mùa thu đơng, có mùa khô không sâu sắc, khu vực Tây Nguyên (Tây Trường Sơn) có mùa mưa từ tháng V-X, có mùa khơ sâu sắc, chế độ nhiệt mang tính á nhiệt đới trên núi nhưng biên độ nhiệt thấp (từ 3-60C), khu vực từ Bình Thuận đến Nam Bộ có mùa mưa từ tháng V-X, mùa khô sâu sắc, chế độ nhiệt mang tính chất xích đạo.

* Thổ nhưỡng- sinh vật

Tại miền Nam Trung Bộ có lớp phủ bồi nhưỡng- sinh vật rất độc đáo vì đây có lớp đất đỏ trên bazan chiếm diện tích rộng lớn nhất cả nước, đất feralit đỏ vàng và đất phù sa trên 40.000km2, nơi hình thành và phát triển các đai cao trên trên đai chân núi rừng gió mùa á xích đạo. Nói chung trong miền chia làm hai đai cao là đai rừng gió mùa và chân núi á xích đạo và đai á nhiệt đới trên núi.

Đai rừng gió mùa á xích đạo chân núi cao đến 1.000m

Về thực vật thường là các loại cây thân gỗ phương Nam như Sao đen, Gà chắc, Cẩm xe, Gụ, Săng lẻ lên cao 800m, Dầu Trà beng lên cao 900m.

Thảm thực vật rừng rậm nhiệt đới xanh quanh năm ở Nam Trung Bộ thường gặp các loài cây họ dâu cao to như Sao đen, Dầu rái, Kiền kiền, Vên vên, Huỷnh Lát hoa, Dỗi, Dáng hương, Cẩm Lai, Trắc, Mun…

Tuy nhiên, ở độ cao 600-1.000m biểu hiện sự chuyển tiếp lên đai á nhiệt đới vì ở đây mọc xen rất nhiều thuộc lồi họ Dẻ, Re.

Về động vật trong miền gặp nhiều lồi thú lớn như Voi, Hư, Bị rừng, Trâu rừng, Hươu, Nai. Đặc biệt có một số lồi đặc hữu như con Giốc, Minh (lồi Bị tót cao 1.8- 1.9m).

* Sự phân hoá của miền thành các khu tự nhiên

Miền Nam Trung Bộ là miền rộng lớn Vì thế, bênh cạnh những đặc điểm chung bởi lịch sử phát triển và tính địa đới, trong miền có sự khác nhau các điều kiện tự nhiên rõ nét. Cụ thể, về mặt địa chất kiến tạo có thể phân biệt rõ ba khu vực lớn: Khối nhô Kontum của nền mêng tiền Cambri, khu vực tạo sơn Hecxini và khu vực sụt lún Tân sinh đại. Trong giai đoạn tân kiến tạo, cường độ nâng lên cũng không đều ở các nơi. Tất cả dẫn các dạng địa hình này (này cao, này trung bình, này thấp), đồi đồng bằng ven biển và châu thổ.

Về khí hậu, do tác động qua lại giữa hồn lưu và đại địa hình mà có khu vực rất ẩm, khơng có mùa rõ rệt, có khu vực mùa khơ lại rất sâu sắc, có nơi do chịu ảnh hưởng gió mùa tây nam và gió đơng nam nên mùa mưa vào hè- thu, có nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc nên biên độ nhiệt năm còn cao và mùa mưa rơi vào thu- đơng. Khí hậu có tính chất xích đạo chỉ được biểu hiện từ cực Nam Trung Bộ trở xuống.

* Hướng sử dụng kinh tế của miền

Tiềm năng to lớn của miền cho phép phát triển mạnh mẽ một nền kinh tế toàn diện.

Trƣớc hết phát triển nền kinh tế nông- lâm- ngƣ nghiệp hoàn chỉnh.

- Về lâm nghiệp, rừng cịn phong phú, diện tích rừng giàu cịn chiếm tỷ lệ cao với

nhiều loài gỗ như Cẩm lai, Gụ, Cà chắc, Trắc, Mum, Kiền Kiền, Sao, Giỗi, Thông nàng, Thông ba lá, Pơ mu… cho khả năng phát triển công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu lớn nhất so với cả nước.

- Về ngư nghiệp, có bờ biển dài hơn 1.000km với nhiều loài cá ngon cho sản lượng đánh bắt cá hàng năm lớn, đồng thời có nhiều vũng tốt như vũng Đà Nẵng, vũng Rơ, vũng Cam Ranh, Vũng Hịn Khơi đều là các trung tâm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản lớn.

Phát triển mạnh kinh tế du lịch: Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng

như Nha Trang, Cam Ranhu là những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tốt của cả nước. Trên núi có các thắng cảnh nổi tiếng như Đà Lạt, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng được cả nước và thế giới ưa thích, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn cũng là cụm du lịch sinh thái và nghiên cứu rất triển vọng..

3. Tiếp đến là tiềm năng thuỷ điện: Các sơng ngịi trong miền có lượng nước lớn, độ dốc dịng chảy lớn nên đã tạo điều kiên thác ghềnh do đó trên sơng nào cũng có khả năng xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Nổi bật nhất trong miền đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn như:, sông Hinh 70.000 KW, , và đang xây dựng A vương (Quảng Nam) 200.000 KW.

4. Miền nam Trung Bộ cũng tương đối giàu khoáng sản: Vàng Bồng Miêu, mỏ than Nông Sơn, kẽm Điện Bàn (Quảng Nam, đặc biệt là tiềm năng dầu khí ngồi khơi. Tất cả tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện nhơm, hố dầu và cơ khí của miền.

* Quân sự

Về quân sự khu vực Trung Trung Bộ cũng là địa bàn rất quan trọng trong chiến lược chống chia cắt, tiến công và đổ bộ đường biển. Địa hình khu vực Trung Trung Bộ vừa hẹp, vừa dốc lại bị chia cắt, phân bậc bởi hệ thống thuỷ văn dày đặc, đây là những điều kiện tương đối bất lợi cho việc triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị qn sự, khó cho cơng tác huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra, cũng như những vấn đề liên quan đến các khu vực phòng thủ của các tỉnh, thành miền Trung trong điều kiện chống chia cắt chiến lược của địch. Theo các số liệu thống kê, hệ thống vũ khí, trang thiết bị quân sự của ta phần lớn do nước ngoài sản xuất hoặc thu lại được qua chiến tranh, viện trợ hoặc mua sắm (do ta sản xuất chỉ chiếm từ 5-7%), hầu hết đã qua thời hạn sử dụng lâu, sửa chữa kéo dài tuổi thọ nhiều lần, hơn nữa chúng được cất dữ trong các kho tàng ở rừng núi, biển đảo (chủ yếu là kho nổi, nhà cấp 4) dẫn đến hiện tượng thoái hoá về chất lượng, nhất là ở các vùng có độ nhiệt ẩm cao, biên độ giao động nhiệt lớn, những biến đổi của yếu tố khí hậu, cũng

như các hiện tượng tai biến tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến các cơng trình, kho tàng qn sự, làm giảm khả năng, hiệu quả huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Địa bàn Trung Trung Bộ có một vị trí chiến lược rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh của cả nước. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, địa bàn Quân khu 5 là một căn cứ địa vững chắc và lâu dài của cách mạng, là chỗ dựa và là bàn đạp để toả ra các hướng chiến lược khác, đồng thời là hành lang chiến lược nối liền 2 miền Nam - Bắc nước ta, giao tiếp với Nam Lào và Đông Bắc Cămpuchia, tạo nên thế đứng vững chãi ở phần giữa nước ta và phần Nam Đơng Dương. Mặt khác, do địa thế và vị trí chiến lược, đây cũng là nơi dễ bị chia cắt, vì vậy địa bàn Quân khu 5 trở thành một chiến trường ác liệt trong cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tại đây, ta và địch đã giành đi giật lại rất quyết liệt và dai dẳng từng khu vực, từng địa bàn quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Có thời kỳ tại đây đã diễn ra những cuộc đụng độ qui mô lớn, những chiến thắng quan trọng của ta đã góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường miền Nam, tạo ra những bước ngoặt quan trọng của chiến tranh. Rõ ràng địa bàn Trung Trung Bộ có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ trong chiến tranh giải phóng trước đây mà cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Đánh giá chung:

Vùng duyên hải miền Trung được cấu tạo bởi một dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn về phía Bắc, vùng cao Nguyên Nam Trung Bộ về phía Nam, và Biển Đông. Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đến tận biển nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp.

Bờ biển vùng duyên hải miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hố đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển. Có nhiều sơng tương đối khá lớn, như sông Gianh ở Quảng Bình, sơng Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Thừa Thiên- Huế, sông Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi. Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Qua phân tích các điều kiện tự nhiên trên đây ta thấy đước Vùng duyên hải miền Trung và khu vực trung trung bộ nói riêng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai. Qua thực tiễn cho thấy đây là khu vực đang chịu ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ 3s cảnh báo ảnh hưởng tai biến thiên nhiên phục vụ đề xuất các công trình quân sự trên địa bàn khu vực trung trung bộ (Trang 35 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)