Tổng quan về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán lan truyền vật chất ô nhiễm khu vực vịnh nha trang bằng mô hình số (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lí

Vịnh Nha Trang nằm phía đơng thành phố Nha Trang, thuộc t nh Khánh Hịa, giới hạn phía bắc là mũi K Gà, phía nam là mũi Đơng a. Với diện tích khoảng 500km2, vịnh Nha Trang được che chắn bởi 19 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất là đảo Hòn Tre rộng khoảng 36km2. Vị trí và sự tồn tại của các đảo này làm cho vịnh Nha Trang vừa có những n t đẹp riêng vừa có những đặc trưng thủy văn động lực phức tạp.

2.1.2 Đặc điểm gió

Gió khu vực vịnh Nha Trang mang đặc trưng của đặc điểm gió ven bờ Khánh Hịa, là chế độ gió mùa nhiệt đới Đông ắc, Tây nam và gió Đất – biển. Mặt khác, do địa hình đặc trưng của vùng ven biển, gió ở đây c n mang những đặc trưng của gió địa phương gió Tu ơng .

Hình 2.1: Hoa gió trung bình tháng tại trạm quan trắc khí tượng Nha Trang.

Sự tác động của hai hệ thống gió mùa và gió đất – biển đã tạo nên những đặc điểm khác biệt trong biến động ngày đ m của gió trong khu vực. Vào mùa hè, gió thổi từ đất liền ra biển với tốc độ tương đối nhỏ nhưng vào uổi tối, gió thổi từ

biển vào bờ với tốc độ tương đối lớn. Vào các buổi chiều, từ tháng XI đến tháng I, gió thổi chủ yếu từ hướng Bắc, từ tháng II đến tháng III gió có hướng Đơng – Đơng bắc nhưng từ tháng tháng IV đến tháng X gió lại có hướng Đơng – Đông nam. [4]

2.1.3 Đặc điểm sơng ngịi

Với đặc trưng của địa hình khu vực miền trung, các sông suối trong lưu vực t nh Khánh H a đều ngắn và dốc. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 – 7km có một cửa sơng. Tuy nhiên, phần lớn các con sông này đều nhỏ. Đáng chú ý là hai con sông lớn nhất bao gồm Sông Cái Nha Trang và Sơng Cái Ninh Hịa. Sơng Cái (cịn có tên là sơng Phú Lộc, sơng Cù, ở phần thượng lưu có t n là sơng Thác Ngựa có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển. Khi chảy đến địa phận thơn Xn Lạc xã Vĩnh Ngọc) thì chia làm hai chi lưu. Một chi, chảy men theo núi Đồng đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân). Chi thứ hai, chảy xuống Ngọc Hội, lại chia làm hai nhánh. Một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng, qua Cửa Lớn Đại Cù Huân) và chảy ra biển. Nhánh thứ hai, chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn, rẽ lên phía Bắc rồi hội nước vào dịng chính, chảy ra biển qua Cửa Lớn Đại Cù Huân). Giữa hai nhánh sông này, nổi lên các cồn, ãi như Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn. Sơng Dinh (cịn gọi là sơng Cái Ninh Hịa, sơng Vĩnh An, sông Vĩnh Phú... ắt nguồn từ vùng núi Chư H'Mư đ nh cao 2.051 m) thuộc dãy Vọng Phu, chảy theo hướng bắc nam, khi đến Eakrơngru, dịng sơng mở rộng và chảy lệch sang hướng tây bắc - đông nam. Qua khỏi D c M , về phía hạ lưu, sơng nhận th m nước của suối ông và đến Tân Lạc, sông nhận th m nước của suối Trầu. Chảy đến Ngũ M , sông đổi hướng tây - đông, cách Ninh Hịa khoảng một cây số, sơng nhận th m nước của sông Đá àn và sông Tân Lan, cách cửa một cây số, còn nhận th m nước của sông Chủ Chay (sông Dõng). Các ph lưu lớn Đá àn, Tân Lan, Chủ Chay) hội với dịng chính ở hạ lưu tạo thành mạng với sơng Dinh, có dạng nan quạt, với tổng diện tích lưu vực 985 km2, bao trùm toàn bộ huyện Ninh Hòa. Sau khi chảy qua thị trấn Ninh Hịa, sơng lại chia ra nhiều nhánh nhỏ như lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi Sau, lạch Cồn Ngao, rồi qua cửa Hà Li n đổ ra đầm Nha Phu. Ngồi ra, phía nam vịnh Nha Trang cịn có thêm Sơng Tắc, là con sơng tương đối nhỏ [4], [5].

2.1.4 Đặc điểm nhiệt - muối

Vịnh Nha Trang là vịnh tương đối rộng và độ sâu trung ình tương đối lớn. Khả năng trao đổi nước giữa vịnh và Biển Đông tương đối mạnh thơng qua hai cửa phía bắc và phía nam. Mặt khác, vịnh Nha Trang cịn chịu ảnh hưởng bởi khối nước ngọt từ hai cửa Sông Cái và Sông Tắc tạo nên những bức tranh phân bố nhiệt muối rất đặc trưng cho vịnh. Tr n cơ sở phân tích xu thế biến động theo khơng gian và thời gian các yếu tố nhiệt - muối cho thấy: Nhiệt độ nước có thể đạt cực đại 29.5°C vào mùa hè, đạt cực tiểu 22.0°C vào mùa đông, độ muối đạt cực đại 33.8‰ vào mùa hè và cực tiểu 27.0‰ vào mùa đông. Cũng theo số liệu nhiều năm tại cảng Cầu Đá, nhiệt độ biến động cực đại từ 24.0°C đến 29.5°C. Trong biến trình năm, nhiệt độ nước đạt cực tiểu vào tháng 1, tháng 6 có một cực tiểu ph là khoảng thời gian bề mặt nước nhận bức xạ từ mặt trời ít nhất trong năm. Vào khoảng thời gian mặt trời đi qua thi n đ nh, cũng là thời gian nhiệt độ nước đạt cực đại vào tháng 5 và cực đại nhỏ hơn xuất hiện vào tháng 10.

Độ muối nước biển vùng ven bờ vịnh Nha Trang chịu ảnh hưởng bởi khối nước ngọt từ các cửa sông. Sự ảnh hưởng này thể hiện khá rõ vào thời kỳ mùa mưa và mùa khơ. Trong suốt mùa khơ, độ muối cao và ít biển động, trung bình khoảng 33.0‰. Trong mùa mưa, độ muối nhỏ hơn, trung ình khoảng 29‰.

Biến đổi ngày đ m của nhiệt độ và độ muối khu vực vịnh Nha Trang ch đáng kể ở lớp nước tầng mặt với độ dày khoảng 10m, ph thuộc vào lượng bức xạ cung cấp trong ngày đ m [8], [9].

2.1.5 Đặc điểm dòng chảy

Dòng chảy vịnh Nha Trang chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi ba yếu tố chính: Hệ thống gió mùa và gió địa phương, địa hình khu vực vịnh, quá trình truyền triều từ biển vào.

Nhìn chung, trong mùa gió đơng ắc, hướng dòng chảy lớp bề mặt phần lớn chảy theo hướng Nam – Tây nam, lệch góc so với hướng gió khơng quá 45°. Dọc theo dải sát bờ và eo biển phía nam dịng chảy bị p theo hướng dọc bờ. Vào thời kỳ gió mùa Tây nam, dịng chảy tầng mặt thường có hướng Bắc – Đơng ắc. Các phân tích, thống kê từ các số liệu thực đo cho thấy rằng: Tốc độ dòng cực đại

ghi nhận được có thể l n đến 50cm/s. Trong đó, thành phần dịng khơng triều (chủ yếu là dịng gió kết hợp dịng qn tính) có thể đạt 25cm/s. Khi chưa có gió mùa Đơng ắc tác động mạnh, tốc độ trung ình là 20.7cm/s và đạt khoảng 30.3cm/s vào giữa thời kỳ gió mùa mạnh. Các giá trị cực đại, cực tiểu tương ứng với thời kỳ gió mùa và thời kỳ gió mùa mạnh là 37.7 và 44.0 cm/s; 1.0 và 17.0cm/s.

Với đặc điểm độ sâu trung bình trên toàn vịnh tương đối lớn, có hiện tượng cường hóa dịng chảy theo độ sâu, tốc độ dòng ở lớp nước sâu thường lớn hơn gấp hai đến ba lần tốc độ dòng chảy trên mặt. Hướng vector d ng xoay theo độ sâu cũng là một hiện tượng phổ biến ở khu vực này [3], [9].

2.1.6 Đặc điểm thủy triều và dao động mực nước

Thủy triều trong khu vực biển Khánh Hịa mang tính chất nhật triều khơng đều. Các kết quả nghiên cứu và tính tốn từ số liệu mực nước tại trạm Cầu Đá Nha Trang cho thấy rằng, giá trị của ch số Vaderstok là 2.6. Kết quả thống kê cùng ch ra rằng: mực nước cao nhất là 235cm, mực nước thấp nhất là 4cm, mực nước trung ình là 124cm. i n độ dao động mực nước lớn nhất trong năm là 222cm, trung bình là 212cm [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán lan truyền vật chất ô nhiễm khu vực vịnh nha trang bằng mô hình số (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)