Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố (TP. Cà Mau) và 8 huyện (Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Năm Căn và Phú Tân). Với tổng diện tích 5.211 km², Cà Mau có khoảng 100.600 ha rừng, 130.513 ha ruộng lúa, 33.591 ha cây công nghiệp, 8.334 ha vườn, 204.381 ha ni thủy sản. Bờ biển phía tây của tỉnh giáp vịnh Thái Lan dài 145 km; bờ phía đơng giáp biển Đơng dài 104 km. [3,4]
Nằm xa đới bồi tụ trực tiếp và thường xuyên của sông Cửu Long nên Cà Mau có địa hình thấp. Phần lớn lãnh thổ Cà Mau thuộc đồng bằng thấp, khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,5 m – 1,5 m. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau nối liền với Hồng Dân, Giá Rai (thuộc tỉnh Bạc Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau, quan hệ với địa hình lịng sơng cổ. Những ơ trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng trũng treo nội địa được giới hạn bởi đê tự nhiên của các dịng sơng Ơng Đốc, sơng Cái Tàu, sơng Trẹm và gờ đất cao ven Biển Tây. Con người thông qua hoạt động sản xuất cũng tác động rất lớn tới địa hình tự nhiên của tỉnh. Hàng trăm km kênh mương, đường xá với hàng triệu mét khối đất được đào trong nhiều thế hệ đã làm thay đổi đáng kể hình dạng bề mặt đồng bằng.
2.1.2 Chế độ khí hậu
Khí hậu Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thời gian nắng trung bình là 2.200 giờ/năm, bằng 52% giờ chiếu sáng thiên văn. Từ tháng 12 đến tháng 4, số giờ nắng trung bình 7,6 giờ/ ngày; từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình 5,1 giờ/ ngày. Lượng bức xạ trực tiếp cao, với tổng nhiệt khoảng 9.500 đến 10.0000
C.
Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa khơ hướng gió thịnh hành theo hướng đông bắc và đơng, với vận tốc gió trung bình khoảng 1,6 - 2,8m/s. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng tây nam hoặc tây, với tốc độ gió trung bình 1,8 - 4,5m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giơng hay lốc xốy lên đến cấp 7 - cấp 8. Cà Mau ít bị
ảnh hưởng của bão, cơn bão số 5 đổ bộ vào Cà Mau cuối năm 1997 là một hiện tượng đặc biệt sau gần 100 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.2.1. Nhiệt độ khơng khí
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4 khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 khoảng 250C, biên độ nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70
C.
Nhiệt độ của các mùa khơng khác nhau nhiều. Bảng 2.1 trình bày nhiệt độ trung bình tháng tại hai trạm Rạch Giá và Phú Quốc. Có thể thấy nhiệt độ trung bình vào tháng I (mùa đông) chỉ thấp hơn nhiệt độ tháng VII (mùa hè) là 1,4 độ.
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tại một số trạm trong khu vực
Trạm Trung bình Cao nhất Thấp nhất Tháng I Tháng IV Tháng VII Tháng X Năm
Rạch Giá 27,5 28,9 28,0 27,5 27,4 37,9 (IV) 24,9 (I) Phú Quốc 25,6 28,6 27,4 26,8 27,2 38,1(VII) 16,0 (I)
2.1.2.2 Lượng mưa
Khu vực Cà Mau có khoảng 165 ngày mưa/năm với lượng mưa trung bình năm là 2.360 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm trên 90% tổng lượng mưa năm, 10% lượng mưa trong năm là vào mùa khơ. Các tháng có lượng mưa lớn nhất là từ tháng 8 đến tháng 10.
2.1.2.3 Gió
Cấp gió quanh năm chủ yếu là vừa và nhỏ, tốc độ gió trung bình khoảng 3 m/s. Tốc độ gió trung bình tháng thấp nhất vào tháng giêng (khoảng 2 m/s) và lớn nhất là mùa hè (khoảng 4,2 m/s).
Về mùa đơng hướng gió thịnh hành đơng và đông bắc, tổng tần suất hai hướng gió này chiếm khoảng 70%. Gió mạnh nhất vào mùa đơng là gió đơng bắc từ 6-10m/s, tần suất xuất hiện là 8-10% và thời gian lặng gió khoảng 10-11%. Các
hướng gió khác trong đó có cả hướng tây, tây nam có tần suất thường là nhỏ, trung bình chỉ khoảng 5-6%.
Hình 2.2. Hướng gió thịnh hành mùa đơng khu vực biển Cà Mau
Về mùa hè hướng gió thịnh hành là tây và tây nam trong đó hướng tây có tần suất lớn hơn rõ rệt, xấp xỉ khoảng 50% và 30% tương ứng. Ngồi ra gió hướng tây bắc chiếm khoảng 7-8%. Các hướng khác có tần suất nhỏ khơng đáng kể. Thời gian lặng gió ở vùng này có tần suất nhỏ hơn 3%. Gió mạnh phổ biến mùa hè 6-10m/s có tần suất khoảng 3%.
Trong mùa chuyển tiếp từ đông sang hè gió có nhiều hướng, trong đó gió hướng đơng và tây nam có tần suất trội hơn so với các hướng khác, gió thường nhỏ hơn 5m/s đối với hầu hết các hướng khác. Riêng hướng tây khoảng 6-10m/s chiếm tần suất khoảng 2-3%. Thời gian lặng gió khoảng 11%.
Vào mùa chuyển tiếp từ hè sang đơng, chế độ gió cũng thể hiện sự phân tán về hướng, tuy nhiên gió có hướng tây và hướng đơng có tần suất trội hơn hẳn với tần suất khoảng 20-22%. Các hướng cịn lại có tần suất nhỏ. Thời gian lặng gió chiếm 20%. Bảng 2.2 trình bày tốc độ gió trung bình của hai trạm Rạch Giá và Phú Quốc tại các tháng điển hình trong năm.
Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình tại một số trạm trong khu vực
Trạm Trung bình Mạnh nhất
Tháng I Tháng IV Tháng VII Tháng X Năm
Rạch Giá 1,6 2,6 4,0 1,7 2,6 20 (VI) Phú Quốc 1,8 2,2 4,2 2,2 2,9 40 (X)
2.1.3. Chế độ thủy hải văn
2.1.3.1 Hệ thống sơng ngịi
Các sơng chính ở Cà Mau là:
- Sơng Bảy Háp đổ ra biển Tây dài hơn 50 km. - Sông Cửa Lớn dài 58 km.
- Sơng Ơng Đốc dài hơn 60 km. - Sông Cái Tàu dài 43 km.
- Sông Trẹm từ Cái Tàu đổ về Kiên Giang dài 36 km. - Sông Đầm Cùng dài khoảng 36 km.
- Sông Bạch Ngưu chảy qua địa phận Cà Mau 30 km
- Sông Gành Hào dài 45 km từ thành phố Cà Mau đổ ra biển Đông. - Sông Năm Căn đổ ra biển Đông
Các sông hầu hết đều là sông ngắn. Tuy nhiên, hệ thống sơng ngịi, kênh rạch nối liền nhau đã tạo nên những dòng chảy đan xen trong nội địa, hình thành nên những vùng đất ngập nước và môi sinh rất đặc trưng, phù hợp cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
2.1.3.2 Thủy triều và mực nước
Chế độ thủy triều ở khu vực Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông và chế độ nhật triều không đều của biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 3,0 - 3,5 m vào các ngày triều cường và từ 1,8 - 2,0 m vào các ngày triều kém, tại cửa sông Gành Hào biên độ từ 1,8 - 2,0 m.. Tại cửa sơng Ơng Đốc, mực nước cao nhất +0,85 m đến +0,95 m, xuất hiện vào tháng 10, tháng 11; mực nước thấp nhất -0,4 đến 0,5 m, triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất 1,0 m xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5.
2.1.3.3 Sóng
Có sự khác biệt rõ rệt về chế độ sóng dọc theo dải ven bờ tỉnh Cà Mau.
a) Khu vực bờ phía Đơng
Có sự khác nhau của chế độ sóng của vùng ven bờ và vùng biển thoáng. Ở vùng ven bờ, độ cao sóng trung bình năm khoảng 1,0m (ở trạm Vũng Tàu). Độ cao này cũng thể hiện đặc trưng cho tồn mùa. Riêng mùa đơng, độ cao sóng trung bình lớn nhất và độ cao sóng trung bình mùa thu là nhỏ nhất. Độ cao sóng lớn nhất quan sát thấy ở khu vực Vũng Tàu là 3,0m vào tháng 6.
Ở vùng biển thống, do ảnh hưởng của chế độ gió sóng phân bố theo mùa rõ rệt. Điển hình cho vùng biển thống này là khu vực Dàn khoan Bạch Hổ, độ cao sóng trung bình khoảng 1,7m. Mùa đơng độ cao sóng trung bình nhỏ hơn, mùa thu độ cao sóng trung bình lớn nhất, khoảng 2,1m. Độ cao sóng trung bình vào mùa xuân và mùa hạ khoảng 1,3m. Độ cao sóng lớn nhất ghi được ở trạm Dàn khoan Bạch Hổ là 10,5m vào tháng 12.
Về mùa đơng, ở vùng ven bờ sóng có hướng bắc chiếm ưu thế với tần suất khoảng 56%, độ cao sóng lớn nhất là 1,5m. Các hướng khác có tần suất nhỏ, thời gian lặng sóng chiếm khoảng 20%. Ở vùng biển thống, sóng thịnh hành là sóng hướng đơng bắc với tần suất 92%. Sóng lớn nhất hướng đơng bắc có độ cao 6,2m. Thời gian lặng sóng ở vùng biển thống khơng đáng kể (1,1%).
Về mùa hè, ở vùng ven bờ sóng có hướng tây nam và tây với tần suất lớn đáng kể, tương ứng khoảng 61,7 và 17,8%. Các hướng khác có tần suất nhỏ. Thời
kỳ lặng sóng trong mùa hè có tần suất nhỏ hơn trong mùa đông, chỉ chiếm 7,5%. Ở vùng biển thoáng (Dàn khoan Bạch Hổ), sóng có hướng tây nam và hướng tây chiếm ưu thế hơn cả. Tần suất các hướng đó tương ứng là 33% đến 40%. Thời gian lặng sóng có tần suất nhỏ, khoảng 3%.
Trong mùa chuyển tiếp từ đông sang hè, ở vùng ven bờ hướng sóng phân tán mạnh. Các sóng có hướng đơng bắc, đơng và đơng nam, nam và tây nam luôn phiên hoạt động với tần số tương ứng là 18-20%. Ở vùng biển thống sóng có hướng đơng bắc và tây nam chiếm ưu thế với tần suất tương ứng là 31,3% và 32,4%. Thời gian lặng sóng chiếm khoảng 10,7%.
Trong mùa chuyển tiếp từ hè sang đơng, ở vùng ven bờ quan sát thấy sóng có hướng đơng bắc, tây nam và tây. Thời gian lặng sóng chiếm 33,3%. Ở vùng biển thống, sóng có hướng đông bắc với tần suất trội hơn hẳn lên 74,5%. Ngồi ra cịn quan sát thấy sóng hướng đơng và đơng nam tần suất nhỏ, khoảng 10%. Thời gian lặng sóng khoảng 1,3%.
b) Khu vực bờ phía Tây
Chế độ sóng của khu vực này khá ổn định trong năm. Độ cao sóng trung bình khoảng 0,6m. Tháng I và tháng IV có độ cao sóng thấp nhất khoảng 0,5m, các tháng khác có độ cao sóng cao hơn khoảng 0,7-0,8m. Sự chênh lệch về độ cao sóng là khơng đáng kể.
Về mùa đơng sóng có hướng thịnh hành là đông bắc, với tần chỉ chiếm khoảng 20%. Hướng tây nam có tần suất khoảng 10%. Thời gian lặng sóng chiếm khoảng 63%. Sóng có độ cao khoảng 1,25 - 2,0 m, với tần suất là 0,4%. Để đặc trưng cho vùng này có thể chọn trạm Phú Quốc làm đại diện. Bảng 2.3 trình bày độ cao sóng trung bình tại trạm Phú Quốc vào các tháng điển hình trong năm.
Bảng 2.3. Độ cao sóng trung bình
Trạm Trung bình Cao nhất
Tháng I Tháng IV Tháng VII Tháng X Năm
Mùa hè, các sóng thịnh hành là hướng tây với tần suất xuất hiện ~61,2%. Tần suất sóng có hướng tây nam và tây bắc tương ứng là 9,7 và 11,2%. Các sóng có độ cao 2,0 - 3,5 m xuất hiện với tần suất khoảng 1,3%.
Trong mùa chuyển tiếp từ đơng sang hè, sóng tây nam chiếm ưu thế với tần suất xuất hiện là 28,3%, sóng hướng tây có tần suất nhỏ hơn khoảng 14,2%. Thời gian lặng sóng của khu vực rất lớn, khoảng 47%. Sóng có độ cao từ 1,25 đến 2,0m với tần suất nhỏ, khoảng 1%.
Trong mùa chuyển tiếp từ hè sang đơng, sóng hướng tây chiếm ưu thế với tần suất 25,9%. Tần suất các hướng tây nam và tây bắc tương ứng là 5,9 và 4,8%. Thời gian lặng sóng chiếm 61,1%. Sóng có độ cao từ 2,0 đến 3,5m với tần suất khoảng 0,3%.
2.1.3.4 Dòng chảy
Dòng chảy ở khu vực này là đoạn nối tiếp của dịng chảy từ phía đơng vòng qua mũi Cà Mau rồi hướng về đảo Phú Quốc. Ở gần đảo Thổ Chu dòng chảy uốn khúc vịng về phía giữa vịnh Thái Lan. Tốc độ dịng chảy khu vực này khoảng 0,7 - 0,8m/s. Tốc độ dòng chảy lớn nhất đo được tại vùng bãi cạn của Cà Mau khoảng 1,08m/s.
Chế độ dòng chảy của khu vực này chịu tác động của các hệ thống gió mùa, của chế độ dịng triều và dịng chảy sơng về mùa mưa.
Về mùa đơng, dịng chảy thịnh hành ở khu vực này có hướng tây nam, vận tốc trung bình khoảng 0,5 – 0,6 m/s, tần suất chiếm khoảng 60%. Ngồi ra cịn có hướng dòng chảy từ biển vào đất liền và từ đất liền ra biển với vận tốc nhỏ. Vận tốc dòng từ biển vào đất liền lớn hơn so với từ đất liền ra biển. Về mùa hè dịng chảy có xu hướng đối lập dịng chảy mùa đơng. Dịng chảy từ tây nam về đông bắc với vận tốc trung bình là 0,5 – 0,6 m/s. Hướng đơng bắc và đơng đơng bắc có tần suất xấp xỉ khoảng 30%. Hướng đơng có tần suất khoảng 25%.
Dịng chảy trong tháng chuyển tiếp từ đơng sang hè (tháng 4) có hướng rất phân tán. Tần suất các hướng bắc đông bắc, nam tây nam và tây nam xấp xỉ bằng
nhau, khoảng 15-18%. Tháng chuyển tiếp từ hè sang đơng hướng dịng chảy cũng rất phân tán, nhưng trội lên cả là hướng tây nam với tần suất khoảng 20% [11].
2.1.3.5 Đường bờ
Bờ biển Cà Màu có dạng chủ yếu là xói lở - tích tụ trên trầm tích bở rời do sóng. Đây là kiểu bờ khá phổ biến trên các bờ cấu tạo bởi vật liệu bở rời (cát, bùn - sét). Có thể gặp kiểu bờ này ngay trên rìa của các châu thổ, nơi vẫn được xem là có cường độ tích tụ cao nhất và rất thường xuyên. Dấu hiệu rõ rệt nhất của hiện tượng xói lở là các vách xói có độ cao thay đổi từ vài chục cm đến 2,0m tùy thuộc vào độ cao của bờ và tác động của sóng. Đối với các cấu tạo bởi bùn - sét, thì bên cạnh xói lở là bề mặt mài mịn do sóng có thể gọi là “dải bùn”. Đường bờ có hai hướng chính: hướng đơng bắc - tây nam của bờ phía đơng và hướng bắc nam tại bờ phía tây.
Bờ xói lở thể hiện khá phổ biến trên hầu hết chiều dài của bán đảo Cà Mau. Hình thái bờ xói lở thể hiện khơng phải là những đoạn thẳng mà là những đường ziczăc. Điều này có lẽ thể hiện đúng qui luật động lực tác động của sóng trong q trình phá hủy bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời [10].
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội, môi trƣờng
Cà Mau là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém: kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng 16,96%, dịch vụ 19,64%; kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém (chỉ có 2/6 huyện và 20/56 xã có đường ơ-tơ đến được trung tâm); thu nhập bình quân đầu người 296 USD/năm; chỉ có 3.000 phịng học tạm cho 274.454 học sinh các cấp và 8.032 giáo viên, bình qn có đến 91 học sinh/1 phịng học và 34 học sinh/1 giáo viên; bình qn có 14,3 giường bệnh và 3,1 bác sĩ trên 10.000 dân, có 8,3% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; đời sống người dân cịn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân.
2.2.1 Điều kiện kinh tế- xã hội
Hiện nay, Cà Mau đã đạt được một số thành tựu cơ bản về kinh tế như sau : Tăng trưởng kinh tế liên tục giữ mức cao, bình quân cả thời kỳ là 11,55%, trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng 16,44%, dịch vụ tăng 14,39%, nông, lâm nghiệp và