Hệ thống sơng và trạm đo hải văn Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám giám sát sự suy giảm hàm lượng chlorophyll do ô nhiễm môi trường biển tỉnh cà mau (Trang 41 - 46)

2.1.3.2 Thủy triều và mực nước

Chế độ thủy triều ở khu vực Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông và chế độ nhật triều không đều của biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 3,0 - 3,5 m vào các ngày triều cường và từ 1,8 - 2,0 m vào các ngày triều kém, tại cửa sông Gành Hào biên độ từ 1,8 - 2,0 m.. Tại cửa sơng Ơng Đốc, mực nước cao nhất +0,85 m đến +0,95 m, xuất hiện vào tháng 10, tháng 11; mực nước thấp nhất -0,4 đến 0,5 m, triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất 1,0 m xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5.

2.1.3.3 Sóng

Có sự khác biệt rõ rệt về chế độ sóng dọc theo dải ven bờ tỉnh Cà Mau.

a) Khu vực bờ phía Đơng

Có sự khác nhau của chế độ sóng của vùng ven bờ và vùng biển thống. Ở vùng ven bờ, độ cao sóng trung bình năm khoảng 1,0m (ở trạm Vũng Tàu). Độ cao này cũng thể hiện đặc trưng cho toàn mùa. Riêng mùa đơng, độ cao sóng trung bình lớn nhất và độ cao sóng trung bình mùa thu là nhỏ nhất. Độ cao sóng lớn nhất quan sát thấy ở khu vực Vũng Tàu là 3,0m vào tháng 6.

Ở vùng biển thống, do ảnh hưởng của chế độ gió sóng phân bố theo mùa rõ rệt. Điển hình cho vùng biển thoáng này là khu vực Dàn khoan Bạch Hổ, độ cao sóng trung bình khoảng 1,7m. Mùa đơng độ cao sóng trung bình nhỏ hơn, mùa thu độ cao sóng trung bình lớn nhất, khoảng 2,1m. Độ cao sóng trung bình vào mùa xuân và mùa hạ khoảng 1,3m. Độ cao sóng lớn nhất ghi được ở trạm Dàn khoan Bạch Hổ là 10,5m vào tháng 12.

Về mùa đơng, ở vùng ven bờ sóng có hướng bắc chiếm ưu thế với tần suất khoảng 56%, độ cao sóng lớn nhất là 1,5m. Các hướng khác có tần suất nhỏ, thời gian lặng sóng chiếm khoảng 20%. Ở vùng biển thống, sóng thịnh hành là sóng hướng đơng bắc với tần suất 92%. Sóng lớn nhất hướng đơng bắc có độ cao 6,2m. Thời gian lặng sóng ở vùng biển thống khơng đáng kể (1,1%).

Về mùa hè, ở vùng ven bờ sóng có hướng tây nam và tây với tần suất lớn đáng kể, tương ứng khoảng 61,7 và 17,8%. Các hướng khác có tần suất nhỏ. Thời

kỳ lặng sóng trong mùa hè có tần suất nhỏ hơn trong mùa đông, chỉ chiếm 7,5%. Ở vùng biển thoáng (Dàn khoan Bạch Hổ), sóng có hướng tây nam và hướng tây chiếm ưu thế hơn cả. Tần suất các hướng đó tương ứng là 33% đến 40%. Thời gian lặng sóng có tần suất nhỏ, khoảng 3%.

Trong mùa chuyển tiếp từ đơng sang hè, ở vùng ven bờ hướng sóng phân tán mạnh. Các sóng có hướng đơng bắc, đơng và đơng nam, nam và tây nam luôn phiên hoạt động với tần số tương ứng là 18-20%. Ở vùng biển thống sóng có hướng đơng bắc và tây nam chiếm ưu thế với tần suất tương ứng là 31,3% và 32,4%. Thời gian lặng sóng chiếm khoảng 10,7%.

Trong mùa chuyển tiếp từ hè sang đơng, ở vùng ven bờ quan sát thấy sóng có hướng đơng bắc, tây nam và tây. Thời gian lặng sóng chiếm 33,3%. Ở vùng biển thống, sóng có hướng đơng bắc với tần suất trội hơn hẳn lên 74,5%. Ngồi ra cịn quan sát thấy sóng hướng đơng và đơng nam tần suất nhỏ, khoảng 10%. Thời gian lặng sóng khoảng 1,3%.

b) Khu vực bờ phía Tây

Chế độ sóng của khu vực này khá ổn định trong năm. Độ cao sóng trung bình khoảng 0,6m. Tháng I và tháng IV có độ cao sóng thấp nhất khoảng 0,5m, các tháng khác có độ cao sóng cao hơn khoảng 0,7-0,8m. Sự chênh lệch về độ cao sóng là không đáng kể.

Về mùa đơng sóng có hướng thịnh hành là đông bắc, với tần chỉ chiếm khoảng 20%. Hướng tây nam có tần suất khoảng 10%. Thời gian lặng sóng chiếm khoảng 63%. Sóng có độ cao khoảng 1,25 - 2,0 m, với tần suất là 0,4%. Để đặc trưng cho vùng này có thể chọn trạm Phú Quốc làm đại diện. Bảng 2.3 trình bày độ cao sóng trung bình tại trạm Phú Quốc vào các tháng điển hình trong năm.

Bảng 2.3. Độ cao sóng trung bình

Trạm Trung bình Cao nhất

Tháng I Tháng IV Tháng VII Tháng X Năm

Mùa hè, các sóng thịnh hành là hướng tây với tần suất xuất hiện ~61,2%. Tần suất sóng có hướng tây nam và tây bắc tương ứng là 9,7 và 11,2%. Các sóng có độ cao 2,0 - 3,5 m xuất hiện với tần suất khoảng 1,3%.

Trong mùa chuyển tiếp từ đơng sang hè, sóng tây nam chiếm ưu thế với tần suất xuất hiện là 28,3%, sóng hướng tây có tần suất nhỏ hơn khoảng 14,2%. Thời gian lặng sóng của khu vực rất lớn, khoảng 47%. Sóng có độ cao từ 1,25 đến 2,0m với tần suất nhỏ, khoảng 1%.

Trong mùa chuyển tiếp từ hè sang đơng, sóng hướng tây chiếm ưu thế với tần suất 25,9%. Tần suất các hướng tây nam và tây bắc tương ứng là 5,9 và 4,8%. Thời gian lặng sóng chiếm 61,1%. Sóng có độ cao từ 2,0 đến 3,5m với tần suất khoảng 0,3%.

2.1.3.4 Dòng chảy

Dòng chảy ở khu vực này là đoạn nối tiếp của dịng chảy từ phía đơng vịng qua mũi Cà Mau rồi hướng về đảo Phú Quốc. Ở gần đảo Thổ Chu dịng chảy uốn khúc vịng về phía giữa vịnh Thái Lan. Tốc độ dịng chảy khu vực này khoảng 0,7 - 0,8m/s. Tốc độ dòng chảy lớn nhất đo được tại vùng bãi cạn của Cà Mau khoảng 1,08m/s.

Chế độ dòng chảy của khu vực này chịu tác động của các hệ thống gió mùa, của chế độ dịng triều và dịng chảy sơng về mùa mưa.

Về mùa đơng, dịng chảy thịnh hành ở khu vực này có hướng tây nam, vận tốc trung bình khoảng 0,5 – 0,6 m/s, tần suất chiếm khoảng 60%. Ngồi ra cịn có hướng dịng chảy từ biển vào đất liền và từ đất liền ra biển với vận tốc nhỏ. Vận tốc dòng từ biển vào đất liền lớn hơn so với từ đất liền ra biển. Về mùa hè dịng chảy có xu hướng đối lập dịng chảy mùa đơng. Dịng chảy từ tây nam về đông bắc với vận tốc trung bình là 0,5 – 0,6 m/s. Hướng đơng bắc và đơng đơng bắc có tần suất xấp xỉ khoảng 30%. Hướng đơng có tần suất khoảng 25%.

Dòng chảy trong tháng chuyển tiếp từ đơng sang hè (tháng 4) có hướng rất phân tán. Tần suất các hướng bắc đông bắc, nam tây nam và tây nam xấp xỉ bằng

nhau, khoảng 15-18%. Tháng chuyển tiếp từ hè sang đơng hướng dịng chảy cũng rất phân tán, nhưng trội lên cả là hướng tây nam với tần suất khoảng 20% [11].

2.1.3.5 Đường bờ

Bờ biển Cà Màu có dạng chủ yếu là xói lở - tích tụ trên trầm tích bở rời do sóng. Đây là kiểu bờ khá phổ biến trên các bờ cấu tạo bởi vật liệu bở rời (cát, bùn - sét). Có thể gặp kiểu bờ này ngay trên rìa của các châu thổ, nơi vẫn được xem là có cường độ tích tụ cao nhất và rất thường xuyên. Dấu hiệu rõ rệt nhất của hiện tượng xói lở là các vách xói có độ cao thay đổi từ vài chục cm đến 2,0m tùy thuộc vào độ cao của bờ và tác động của sóng. Đối với các cấu tạo bởi bùn - sét, thì bên cạnh xói lở là bề mặt mài mịn do sóng có thể gọi là “dải bùn”. Đường bờ có hai hướng chính: hướng đơng bắc - tây nam của bờ phía đơng và hướng bắc nam tại bờ phía tây.

Bờ xói lở thể hiện khá phổ biến trên hầu hết chiều dài của bán đảo Cà Mau. Hình thái bờ xói lở thể hiện khơng phải là những đoạn thẳng mà là những đường ziczăc. Điều này có lẽ thể hiện đúng qui luật động lực tác động của sóng trong quá trình phá hủy bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời [10].

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội, môi trƣờng

Cà Mau là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém: kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng 16,96%, dịch vụ 19,64%; kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém (chỉ có 2/6 huyện và 20/56 xã có đường ơ-tơ đến được trung tâm); thu nhập bình qn đầu người 296 USD/năm; chỉ có 3.000 phịng học tạm cho 274.454 học sinh các cấp và 8.032 giáo viên, bình qn có đến 91 học sinh/1 phịng học và 34 học sinh/1 giáo viên; bình qn có 14,3 giường bệnh và 3,1 bác sĩ trên 10.000 dân, có 8,3% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân.

2.2.1 Điều kiện kinh tế- xã hội

Hiện nay, Cà Mau đã đạt được một số thành tựu cơ bản về kinh tế như sau : Tăng trưởng kinh tế liên tục giữ mức cao, bình quân cả thời kỳ là 11,55%, trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng 16,44%, dịch vụ tăng 14,39%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,78 lần, năm 2011 đạt 1.220 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng. Từ cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997, đến năm 2011 cơ cấu nơng nghiệp chỉ cịn 38,18%, cơng nghiệp tăng lên 37,22%, dịch vụ 24,61%, dự kiến sau năm 2012 cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau sẽ là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tiềm lực kinh tế tăng nhanh: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh sau 15 năm tăng 4,62 lần, trong đó khu vực nơng nghiệp tăng 1,52 lần, khu vực công nghiệp tăng 8,42 lần, khu vực dịch vụ tăng 6,52 lần; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 14,89 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 6,58 lần. Tiềm lực kinh tế tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2011 so với các giai đoạn 1997-2000 và 2000-2005.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám giám sát sự suy giảm hàm lượng chlorophyll do ô nhiễm môi trường biển tỉnh cà mau (Trang 41 - 46)