Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI MUA HÀNG TÍCH TRỮ NHU yếu PHẨM của NGƯỜI TIÊU DÙNG TP HCM TRONG đại DỊCH COVID 19 (Trang 63 - 90)

Bảng 4 .2 Kết quả độ phù hợp của các nhân tố

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung Kết quả

H1 Sự khan hiếm dự đốn có ảnh hưởng thúc

đẩy hành vi mua sắm hoảng loạn Chấp nhận H2 Sự hối tiếc được dự đoán trước ảnh hưởng

tích cực đến hành vi mua hoảng loạn Chấp nhận H3 Sự khan hiếm được nhận thức ảnh hưởng

tích cực đến cảm giác hối tiếc dự đốn Chấp nhận

H4

Ảnh hưởng xã hội trực tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận thức độ khan hiếm của hàng hóa

Chấp nhận

H5

Ảnh hưởng xã hội gián tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận thức độ khan hiếm hàng hóa

Bác bỏ

H6 Các chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng trực

tiếp đến sự khan hiếm nhận thức Chấp nhận H7 Học tập quan sát có ảnh hưởng trực tiếp Chấp nhận

đến sự khan hiếm được nhận thức

Dựa vào kết quả bảng 4.17, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H6, H7 đều được chấp nhận do kết quả phân tích dữ liệu đã được trình bày ở phần 4.2, 4.3, và 4.4. Tuy nhiên, giả thuyết H5 bị bác bỏ do các yếu tố ảnh hưởng xã hội gián tiếp như bản tin truyền hình, bài cáo, hay các thơng tin trên phương tiện truyền thơng khác có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi mua hàng tích trữ. Thêm vào đó là 2 giả thuyết phụ về các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, giới tính, thu nhập cũng như là yếu tố tần suất mua hàng có ảnh hưởng kiểm sốt đến hành vi mua hàng tích trữ cũng bị loại bỏ vì khơng tìm thấy sự khác biệt giữa các biến tuổi tác, giới tính và thu nhập cũng như là tần suất mua hàng.

4.6 Bàn luận về kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu kiểm tra sự tác động của các yếu tố xã hội và tâm lý đến sự khan hiếm được hình thành trong suy nghĩ, và sau đó, đo lường mức độ ảnh hưởng của loại hình khan hiếm này đến hành vi mua hàng tích trữ và sự nuối tiếc dự đoán khi quyết định mua hàng của người dân. Cuối cùng là sự ảnh hưởng của sự nuối tiếc đến hành vi mua hàng tích trữ. Kết quả nghiên cứu của Yuen, K. F., Tan, L. S., Wong, Y. D., & Wang, X. (2022) chỉ ra rằng các yếu tố xã hội và tâm lí có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ trong tình hình dịch COVID-19 ở thành phố Singapore. Tương tự, bài nghiên cứu này cho thấy một sự tương đồng ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dựa vào kết quả bảng 4.7 ta có thể thấy rằng các trị số P values của các giả thuyết đều bé hơn 0.05 nên có thể kết luận rằng các giả thuyết H1, H2, H3, H6, H7 đều có thể tin cậy, tức là các biến độc lập đều có tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Kết quả phân tích được trình bày cụ thể như sau:

Đầu tiên là yếu tố Ảnh hưởng xã hội trực tiếp (TT), với mức độ ảnh hưởng đến Nhận thức về sự khan hiếm tương đối trung bình ( 0.057), tức là quá trình tạo nên Nhận

57% so với những yếu tố tâm lí và xã hội khác. Ảnh hưởng xã hội là một thuật ngữ chung mô tả cách những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi những người khác (Smith và cộng sự, 2011). Điều này xảy ra vì mỗi người đều đã từng rơi vào những mạng lưới phức tạp của các mối quan hệ qua lại (Forsyth, 2013), khiến sự tác động từ xã hội trở thành một việc không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Ảnh hưởng trực tiếp bao gồm việc gây áp lực hoặc ngăn cấm một số hành vi được thực hiện bởi một người hoặc cộng đồng thông qua việc sử dụng các bước trừng phạt (Khan, 2015). Yếu tố này được đánh giá qua 3 biến và cả 3 biến quan sát này đều phù hợp là các chính sách quản lý được chính phủ thơng qua có hiệu quả trong việc đảm bảo lượng cung ứng hàng hóa trong COVID-19, các chính sách về kinh tế (ví dụ: trợ cấp, gói cứu trợ,...) được chính phủ ban hành nhằm điều tiết sản phẩm, tránh tình trạng tích trữ hoặc thiếu hụt hàng hóa trong mùa COVID-19, các hình thức xử phạt tương ứng được chính phủ thơng qua đối với hành vi tích trữ hàng hóa gây thiếu hụt hoặc dư thừa trong COVID-19.

Thứ hai, yếu tố Ảnh hưởng xã hội gián tiếp chúng bao gồm những tác động từ các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội hay các kênh thơng tin nói chung đến suy nghĩ và hành động con người ( Yuen, K. F., Tan, L. S., Wong, Y. D., & Wang, X. (2022)). Yếu tố Ảnh hưởng xã hội gián tiếp ( GT) có mức độ ảnh hưởng là 0.016 tức là biến này khơng có sự ảnh hưởng đến sự hình thành của Nhận thức về sự khan hiếm (SKH). Yếu tố này được đánh giá qua 3 biến theo các phương tiện truyền thông (TV, báo đài, mạng xã hội...), người dân đồng tình với việc mua hàng hóa tích trữ giúp giảm thiểu rủi ro trong COVID-19, theo các phương tiện truyền thông (TV, báo đài, mạng xã hội…), trong đại dịch Covid -19, người dân thường mang tâm lý lo sợ việc thiếu hụt và tăng giá quá mức của sản phẩm tiêu dùng. theo các phương tiện truyền thông (TV, báo đài, mạng xã hội…), trong đại dịch Covid -19, người dân thường mang tâm lý lo sợ việc thiếu hụt và tăng giá quá mức của sản phẩm tiêu dùng.

Thứ ba, các chuẩn mực xã hội định nghĩa là các quy tắc và tiêu chuẩn được hiểu bởi các thành viên của một nhóm, và/hoặc hạn chế hành vi xã hội mà khơng có sự ràng buộc của pháp luật (Cialdini và Trost, 1998). Đó là một hình thức ảnh hưởng hoạt động ngầm (Dempsey et al., 2018) và có xu hướng xuất hiện từ các dấu hiệu và dấu hiệu thường được quan sát thấy trong các tương tác xã hội (Crossman, 2019). Yếu tố chuẩn mực xã hội có mức độ tác động đến Nhận thức về sự khan hiếm từ thấp đến trung bình ( 0.069), tức là các chuẩn mực xã hội ảnh hưởng đến Nhận thức về sự khan hiếm là 6.9% so với các yếu tố tâm lý và xã hội khác. Yếu tố này được đánh giá qua 4 biến quan sát là bạn bè, người trong gia đình, đồng nghiệp/bạn cùng lớp, những người khác quan trọng đối với tôi.

Thứ tư, yếu tố học quan sát là một trong bốn nguyên tắc của Lý thuyết Học tập Xã hội (SLT) (Nabavi, 2012). Được phát triển bởi Albert Bandura, nó đưa ra giả thuyết về cách các cá nhân học hỏi thơng qua q trình quan sát người khác, lưu giữ thơng tin và sau đó tái tạo các hành vi đã được quan sát (Cherry, 2019). Điều này cũng áp dụng cho thái độ và phản ứng của những người khác (McGregor, 2009). Yếu tố này thì có mức độ tác động đến Nhận thức về sự khan hiếm từ thấp đến trung bình (0.074), tức là khi người hình thành Nhận thức về sự khan hiếm thì yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng là 7.4% so với các yếu tố tâm lý và xã hội khác. Yếu tố này được đo lường qua 4 biến quan sát là bạn bè, các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp/bạn bè cùng lớp, những người khác quan trọng đối với tôi

Thứ năm, Hối tiếc thường được xác định là một cảm xúc tiêu cực mà một người trải qua khi suy ngẫm về kết quả của tình huống hiện tại của anh ta có thể tốt hơn như thế nào, nếu anh ta quyết định hoặc hành động khác đi (IResearchNet, 2020). Mặc dù sự hối tiếc thường xảy ra trong quá khứ của một quyết định, những sự hối tiếc dự đoán sẽ xảy ra trước khi đưa ra lựa chọn, khi một cá nhân hình dung ra sự hối tiếc mà anh ta có thể sẽ cảm thấy nếu anh ta đưa ra một quyết định cụ thể (Somasundaram và

đối thấp ( 0.034) đến hành vi mua hàng tích trữ, tức khi người tiêu dùng đi đến quyết định mua hàng tích trữ thì quyết định cuối cùng của họ chịu mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là 3.4% so với các yếu tố khác. Yếu tố này được đo lường bởi 4 yếu tố là Tơi sẽ hối tiếc sau đó, Tơi sẽ cảm thấy có lỗi về quyết định của mình sau đó, Tơi sẽ cảm thấy rằng tôi đã không chuẩn bị đủ cho COVID-19, Tôi sẽ cảm thấy rằng những người khác sẽ phàn nàn khi tơi khơng mua đủ hàng hóa tích trữ.

Cuối cùng là Nhận thức về sự khan hiếm: sự khan hiếm gồm có hai loại - do ngoại sinh (mơi trường) hoặc nội sinh (con người) gây ra (Oses-Eraso, Udina, và Viladrich-Grau 2008). Cả hai đều thể hiện sự ít ỏi về mặt số lượng và mọi người có xu hướng mong muốn những sản phẩm có giới hạn như vậy. Sự khan hiếm, bất kể là ngoại sinh hay nội sinh, đều nâng cao giá trị của sản phẩm, do đó dẫn đến nhu cầu về sản phẩm cao hơn, số lượng mua tăng lên, tìm kiếm ngắn hơn và sự hài lịng cao hơn với sản phẩm đã mua (Aggarwal, Yun, và Huh 2011; Lynn 1991. Yếu tố này có mức độ tác động đến Hối tiếc dự đoán là tương đối lớn 0.363, tức là người mua hành hình thành sự hối tiếc nếu khơng mua hoặc mua hàng thì yếu tố Nhận thức về sự khan hiếm có mức ảnh hưởng 36.3% so với các yếu tố khác. Đồng thời, yếu tố này có mức độ ảnh hưởng tương đối thấp đến trung bình ( 0.062) đến hành vi mua hàng tích trữ, tức là q trình người tiêu dùng đi đến quyết định mua hàng tích trữ thì quyết định cuối cùng của họ thì chịu mức độ ảnh hưởng bởi yếu tố này là 6.2% so với các yếu tố khác.

Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cịn chỉ ra rằng các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, thu thập và tần suất mua hàng khơng có tác động kiểm sốt lên việc thực hiện hành vi mua hàng tích trữ.

Tóm lại, sau q trình phân tích dữ liệu về các yếu tố thống kê mơ tả, mơ hình đo lường, mơ hình cấu trúc, phương sai một yếu tố ANOVA và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp tục đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu, cũng như dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra các hàm ý quản trị nhằm đề xuất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng nhu yếu phẩm, và cuối cùng tác

giả sẽ nêu lên hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai để khắc phục các hạn chế trong nghiên cứu hiện tại.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu kiểm tra sự tác động của các yếu tố xã hội và tâm lý đến sự khan hiếm được hình thành trong suy nghĩ, và sau đó, đo lường mức độ ảnh hưởng của loại hình khan hiếm này đến hành vi mua hàng tích trữ và sự nuối tiếc dự đốn khi quyết định mua hàng của người dân. Cuối cùng là sự ảnh hưởng của sự nuối tiếc đến hành vi mua hàng tích trữ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian trong thời gian đại dịch COVID - 19. Kết quả nghiên cứu được trình bày cụ thể như sau:

Mối quan hệ mạnh mẽ nhất là sự ảnh hưởng của yếu tố Nhận thức về sự khan hiếm ( SKH) đến Hối tiếc dự đoán trong thời điểm đại dịch Covid-19 ( 36.3%). Tiếp theo là yếu tố Học tập quan sát có tác động nhiều nhất đến Nhận thức về sự khan hiếm ( 7.4%), Chuẩn mực xã hội ( 6.9%) tác động nhiều thứ 2 lên Nhận thức về sự khan hiếm, Ảnh hưởng xã hội trực tiếp ( 5.7%) tác động nhiều thứ 3 lên Nhân thức về sự khan hiếm. Ảnh hưởng xã hội gián tiếp ( 1.6%) được coi là khơng có tác động đến Nhận thức về sự khan hiếm. Và cuối cùng là Hối tiếc dự đoán (3.4%)và Nhận thức về sự khan hiếm (6.2%) tác động đến hành vi mua hàng tích trữ.

Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cịn chỉ ra rằng các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, thu thập và tần suất mua hàng khơng có tác động kiểm sốt lên việc thực hiện hành vi mua hàng tích trữ.

Tại Việt Nam và trên thế giới hiện có khơng nhiều bài nghiên cứu về hành vi này vì tính chất chỉ xuất hiện dưới những điều kiện cực đoan (Yuen, K. F., Tan, L. S., Wong, Y. D., & Wang, X). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mơ hình nghiên cứu được đề xuất từ nghiên cứu của Yuen và cộng sự (2022) là có thể ứng dụng tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi xảy ra những tình huống khó lường trước với ảnh hưởng to lớn như đại dịch Covid-19 xảy ra thì dựa vào kết quả nghiên cứu khảo sát các doanh nghiệp có thể lưu ý đến các yếu tố xã hội và tâm

lý để phần nào dự đoán được Nhận thức về sự khan hiếm của người tiêu dùng ( yếu tố có ảnh hưởng lớn đến Hối tiếc dự đốn), để từ đó , kết hợp với Hối tiếc dự đốn mà vẽ nên bức tranh về hành vi hàng tích trữ của người tiêu dùng lận cận. Vậy nên, từ kết quả nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tiến hành đưa ra một số đề xuất, kiến nghị giúp các nhà lãnh đạo hoạt động trong lĩnh vực này có thể cải thiện chất lượng kinh doanh và đảm bảo tính linh hoạt cho chuỗi cung ứng.

5.2. Hàm ý quản trị

Hành vi mua hàng hoảng loạn vốn dĩ tác động bất lợi đến nguồn lực của cộng đồng và làm gián đoạn hệ thống chuỗi cung ứng. Đại dịch COVID-19 hoành hành đã tạo điều kiện cho hiện tượng này trỗi dậy trên khắp thế giới, khiến các siêu thị rơi vào tình trạng hết hàng. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể có một số ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp. Hiểu được tác động của môi trường xã hội của một cá nhân đối với nhận thức của họ và cách những cảm xúc đó được thể hiện qua các ranh giới xã hội có thể hỗ trợ các bên liên quan trong việc phát triển các chiến lược can thiệp và hỗ trợ để đối phó với các rủi ro của đại dịch trong tương lai.

Song, ở nghiên cứu này, tác giả sẽ đề xuất các yếu tố nhằm giúp các nhà chức trách và doanh nghiệp cải thiện chính sách quản lý, nguồn cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm, các bước chuẩn bị trong đại dịch, v.v… Từ đó, hành vi mua hàng hoảng loạn sẽ được kiểm soát và thị trường mua bán trong nước sẽ ổn định hơn. Chỉ khi vấn đề thiếu hụt nguồn cung và sự mua hàng thiếu kiểm soát được giải quyết, Nhà nước và Chính phủ mới có thể tập trung lo về y tế, nâng cao chất lượng sống, đảm bảo sức khỏe của người dân trong các sự kiện dịch bệnh, thiên tai, v.v… trong tương lai.

5.2.1. Sự khan hiếm dự đốn có ảnh hưởng thúc đẩy hành vi mua sắm hoảng loạn

Qua các kết quả nghiên cứu và khảo sát, cho thấy rằng sự khan hiếm dự đoán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua sắm hoảng loạn. Một cá nhân sẽ mua hàng khơng kiểm sốt khi nhận thấy một mặt hàng khan hiếm hoặc có hạn (Arafat và cộng sự, 2020b; ÇINAR, 2020). Nhận thức này có thể tăng cao do những diễn biến khơng lường trước được chẳng hạn như đại dịch COVID-19, với cường độ của nó, có thể ảnh hưởng đến quyền tự do lựa chọn của một người do kết quả không chắc chắn (Arafat và cộng sự, 2020b).

Chúng ta phải thừa nhận rằng sự khan hiếm được dự đốn chính là động lực trung gian cho hành vi mua sắm hoảng loạn. Do đó, các nhà chức trách, và các bên liên quan nên hướng tới việc quản lý nhận thức của công chúng về sự khan hiếm ở các giai đoạn quan trọng của đợt bùng phát đại dịch.

Các nhà chức trách có thể tận dụng mạng xã hội để giải quyết vấn đề này vì ngày nay, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, các thông tin sai lệch có thể dễ dàng xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Nhà nước cần thắt chặt việc quản lý thơng tin, cập nhật với người dân về tình trạng hàng hóa và chuỗi cung ứng trong nước để người dân

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI MUA HÀNG TÍCH TRỮ NHU yếu PHẨM của NGƯỜI TIÊU DÙNG TP HCM TRONG đại DỊCH COVID 19 (Trang 63 - 90)