TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố thanh hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Trang 28)

KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO THÀNH PHỐ THANH HĨA 1.2.1. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực giao thơng và hạ tầng kỹ

thuật

Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đƣợc xem xét ở đây bao gồm: giao thơng, cấp thốt nƣớc, cung cấp năng lƣợng và thông tin liên lạc. Đối với sự phát triển ở mỗi địa phƣơng, hạ tầng kỹ thuật có vai trị quan trọng, mạng lƣới cơ sở hạ tầng kỹ thuật chiếm diện tích khá lớn trên mặt đất, đặc biệt là mạng lƣới giao thơng, do đó sẽ chịu những tác động lớn từ biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hƣởng đến giao thơng do sự thay đổi các yếu tố khí tƣợng và hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ các đợt nắng nóng, gia tăng lƣợng mƣa, bão và gia tăng mực nƣớc biển. Cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải do đó cũng chịu nhiều ảnh hƣởng xấu từ biến đổi khí hậu. Nhiều đoạn đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ, đƣờng giao thông nội bộ, cảng biển và cảng hàng khơng có thể bị ngập, nền móng bị xói lở, kết cấu đƣờng bị phá vỡ. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu góp phần thúc đẩy sự thối hóa và hƣ hại của các cơng trình giao thơng vận tải các loại và tăng chi phí bảo trì, tu bổ các cơng trình và phƣơng tiện giao thơng vận tải.

Biến đổi khí hậu ảnh hƣởng tới năng lƣợng đô thị thông qua việc làm tăng nhu cầu năng lƣợng cho các hệ thống làm mát, các hệ thống sản xuất và phân phối năng lƣợng có thể bị ảnh hƣởng bởi các khía cạnh khác nhau của biến đổi khí hậu.

Đối với hệ thống nƣớc và vệ sinh, biến đổi khí hậu gây gián đoạn nguồn cung cấp nƣớc trong mùa lũ và thiệt hại cho các cơ sở hạ tầng cấp nƣớc. Đối với các hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nƣớc biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nƣớc ra biển giảm, kéo theo mực nƣớc các con sông dâng lên. Kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thƣợng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sơng. Các cơng trình tiêu nƣớc vùng ven biển hiện nay hầu hết đều là các hệ thống tiêu tự chảy, khi mực nƣớc biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức khó khăn, diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực. Nƣớc biển

dâng làm mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các cống hạ lƣu ven sơng sẽ khơng có khả năng lấy nƣớc ngọt vào đồng ruộng. Chế độ dịng chảy sơng suối thay đổi theo hƣớng bất lợi, các cơng trình thủy lợi sẽ hoạt động trong điều kiện khác với thiết kế, làm cho năng lực phục vụ của cơng trình giảm. Do chế độ mƣa thay đổi, cùng với q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa dẫn đến nhu cầu tiêu thụ nƣớc gia tăng đột biến, nhiều hệ thống thủy lợi không đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu, yêu cầu cấp nƣớc.

Các ảnh hƣởng trên của biến đổi khí hậu cũng góp phần làm tăng các chi phí xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng của Chính phủ và ngƣời dân do phải tăng khả năng chịu lực, chống ảnh hƣởng của gió bão cho kết cấu cơng trình. Kinh phí để chống ngập úng do nƣớc biển dâng và thoát nƣớc mƣa trong thời tiết cực đoan cần phải tăng cƣờng. Ngành nông nghiệp cần phải tăng thêm chi phí nâng cao hệ thống đê kè và hệ thống thốt nƣớc. Ngành giao thơng vận tải phải chi thêm kinh phí sửa chữa đƣờng giao thơng bị hƣ hại trong thời tiết cực đoan. Ngành năng lƣợng sẽ tăng thêm kinh phí đầu tƣ cho việc xây dựng và bảo dƣỡng các cơ sở hạ tầng nguồn điện và lƣới điện để đáp ứng nhu cầu gia tăng tiêu thụ điện cho việc chống nóng, chống lạnh, khắc phục các sự cố do thời tiết cực đoan.

Bên cạnh đó, do mặt đệm nóng thêm và chịu ảnh hƣởng nhiều hơn của các khối khơng khí nhiệt đới và xích đạo nên khả năng phát triển dơng mạnh hơn. Lốc tố và vịi rồng do đó cũng xuất hiện nhiều hơn. Dơng lốc có khả năng phát triển mạnh hơn trên các vùng của lãnh thổ. Tuy phạm vi hoạt động không lớn, nhƣng khả năng phá hoại đối với cơng trình xây dựng của lốc, tố khá mạnh và nguy hiểm do tính bất ngờ và khả năng xuất hiện ở rất nhiều nơi của nó.

1.2.2. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nơng nghiệp

Nơng nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu nhƣ nhiệt độ, số ngày nắng, lƣợng mƣa… Vì vậy, biến đổi khí hậu tác động rất lớn tới nông nghiệp. Những ảnh hƣởng trực tiếp của biến đổi khí hậu tới nơng nghiệp bao gồm: các tác động đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản; thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh, dịch bệnh làm ảnh hƣởng đến sinh

sản, tăng trƣởng của gia súc, gia cầm, thủy hải sản, cây trồng; làm giảm năng suất đánh bắt thủy hải sản, gây ra các thiệt hại về cơ sở vật chất, phƣơng tiện sản xuất, đánh bắt của ngành nông nghiệp.

Biến đổi khí hậu gây ảnh hƣởng lớn tới đất sử dụng cho nông nghiệp. Đất nơng nghiệp có thể bị mất diện tích do nƣớc biển dâng hay bị tổn thất do các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của BĐKH nhƣ: hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp, đặc biệt là đất trồng lúa. Nhu cầu lƣơng thực ngày càng gia tăng do quy mô dân số, nhƣng sản xuất lƣơng thực giảm do nguy cơ mất đất trồng cây lƣơng thực vì mở rộng đơ thị và các khu công nghiệp; nguy cơ thiếu nƣớc, gia tăng sâu bệnh… Sản xuất lƣơng thực ở Việt Nam có khả năng khơng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, nếu Chính phủ khơng có giải pháp quyết liệt trong việc bảo vệ đất canh tác cây lƣơng thực, đặc biệt là trồng lúa nƣớc. Sản lƣợng của các ngành nông nghiệp phụ thuộc vào mƣa có thể sẽ giảm đi một nửa. Các loài cây ngũ cốc nhƣ ngô, lúa mỳ, lúa nƣớc rất dễ bị tổn thất năng suất vì chúng rất nhạy cảm trƣớc sự thay đổi của nhiệt độ ở bất kỳ giai đoạn tăng trƣởng nào, đặc biệt ở giai đoạn kết hạt, giai đoạn thụ phấn ở cây lƣơng thực chỉ diễn ra trong một giờ nên biến đổi khí hậu sẽ làm hỏng q trình này.

Bên cạnh đó, BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu khí hậu, thể hiện ở sự giảm dần cƣờng độ lạnh trong mùa đơng, tăng cƣờng thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên các vùng sinh thái. Quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa bị chậm lại và nền nơng nghiệp cổ truyền có thể bị biến dạng.

Đối với sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH, thiên tai ngày càng gia tăng, hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các sông lớn và vừa, cơng tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn, khả năng tiêu thoát nƣớc ra biển giảm đi rõ rệt, mực nƣớc các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao các tỉnh phía Nam, diện tích ngập úng mở rộng và thời gian ngập úng

kéo dài. Theo đó, nhu cầu tiêu nƣớc và cấp nƣớc gia tăng vƣợt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vƣợt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nƣớc…

Đối với ngành thủy sản, nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn gia tăng dẫn đến nhiều hậu quả nhƣ: làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số lồi thủy sản nƣớc ngọt, rừng ngập mặn bị thu hẹp gây ảnh hƣởng tới hệ sinh thái của một số loài thủy sản. Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dƣỡng cho sinh vật đáy. Chất lƣợng mơi trƣờng sống của nhiều loại thủy sản do đó bị xấu đi. Hậu quả của các tác động trên cùng với nguy cơ nguồn nƣớc sông bị suy giảm về lƣu lƣợng, dẫn đến việc giảm năng lực nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt ở trên đất liền.

Biến đổi khí hậu cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới trữ lƣợng các bãi cá và nghề đánh cá trên các vùng biển nƣớc ta. Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả nhƣ gây ra hiện tƣợng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nƣớc đứng, ảnh hƣởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Một số lồi di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thuỷ sinh vật theo chiều sâu. Quá trình quang hố và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hƣởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lƣợng hơn cho q trình hơ hấp cũng nhƣ các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lƣợng thuỷ sản. Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi các q trình sinh lý, sinh hố diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. Cƣờng độ mƣa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nƣớc lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sị... ) bị chết hàng loạt do khơng chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động tiêu cực. Mức nƣớc dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hoá và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu bị thay đổi về cấu trúc, thành phần, trữ lƣợng giảm sút. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thuỷ hải sản bị phân tán. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới có giá trị

kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô phần lớn sẽ bị tiêu diệt. Các lồi thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.

Nhiệt độ khơng khí tăng lên làm cho nƣớc nóng lên, tuy nhiên biến động nhiệt độ nƣớc trong các ao hồ chậm hơn so với khơng khí. Ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền trung, hiện tƣợng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nƣớc tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều lồi sinh vật, trong đó có các lồi ni. Nƣớc nóng đã làm cho tơm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao hồ có độ sâu nhỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lƣợng oxi trong nƣớc giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hủy chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lƣợng oxi làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của lồi ni, tơm có thể bị chết hoặc chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tƣợng hiện tƣợng phú dƣỡng của các ao nuôi nhƣ cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các lồi ni. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các lồi ni và mơi trƣờng nƣớc bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại. Trong những năm gần đây do môi trƣờng nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tƣợng tôm sú chết hàng loạt ở hầu hết các tỉnh, nhƣ bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus (MBV, HPV và BP). Các bệnh này thông thƣờng xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn.

Kết quả việc giảm năng lực nuôi cá nƣớc ngọt và đánh bắt cá trên biển chắc chắn sẽ ảnh hƣởng tới doanh thu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và khó khăn cho ngƣời dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản ở các vùng.

1.2.3. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp

Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng. Diện tích rừng ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nƣớc biển dâng. Nguy cơ chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác là tác động gián tiếp song có thể coi là tác động lớn nhất đối với sản xuất lâm nghiệp.

Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng. Nâng cao nền nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị nhiệt độ, cƣờng độ mƣa và suy giảm chỉ số ẩm ƣớt… làm ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới và ranh giới nhiệt đới với nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch chuyển lên cao, tức là về phía đỉnh núi. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các đai cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh.

Chất lƣợng rừng bị suy giảm do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Nhiều sâu bệnh mới nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh ngoại lai phát triển đáng kể; các q trình hoang mạc hóa làm suy giảm nghiêm trọng chất lƣợng đất, chỉ số ẩm ƣớt giảm đi gây suy giảm sinh khối trên hầu hết các loại rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Số lƣợng quần thể của các loài động vật rừng, thực vật quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

Biến đổi khí hậu góp phần làm gia tăng nguy cơ cháy rừng do: nền nhiệt độ cao hơn, bốc hơi nhiều hơn, thời gian và cƣờng độ khô hạn gia tăng; tăng khai phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên thƣờng xuyên hơn.

1.2.4. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến cơng nghiệp

Nhiều khu công nghiệp, khu cƣ dân ven biển trên châu thổ các sông đặc biệt nhạy cảm với sự gia tăng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu và bị ngập úng do dâng cao mực nƣớc biển. Các ngành sản xuất có nhu cầu sử dụng lƣợng lớn nƣớc sẽ phải điều chỉnh lại giá thành và quy mô sản xuất.

- Cơ cấu các ngành cơng nghiệp có sự chuyển dịch kịp thời phù hợp với mọi biến động về tự nhiên cũng nhƣ về kinh tế xã hội.

- Buộc phải cải cách công nghệ theo hƣớng thay đổi hoặc bổ sung cơng nghệ nhằm hồn thiện hiệu suất năng lƣợng và giảm tổng lƣợng phát thải khí nhà kính.

- Phát triển năng lƣợng tái tạo, tổ chức sản xuất năng lƣợng từ rác thải, sản xuất năng lƣợng sinh học, thu hồi nhiệt dƣ trong nhà máy sản xuất xi măng và nhà máy thủy điện.

1.2.5. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng

Biến đổi khí hậu khơng phải là một nguyên nhân mới gây bệnh tật hay tử vong mà nó chỉ thay đổi những yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe và tính mạng con ngƣời, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật và tử vong. Các bệnh nhạy cảm với khí hậu nằm trong số những bệnh gây tử vong lớn nhất tồn cầu. Khi khí hậu biến đổi nhanh chóng, nguy cơ của các bệnh truyền nhiễm tăng, bởi khi con ngƣời và các lồi động vật tìm kiếm nơi cƣ trú mới, những bệnh mà họ mang theo cũng sẽ phát tán rộng hơn. Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con ngƣời, dẫn đến gia tăng một số bệnh nguy cơ đối với tuổi già: bệnh tim mạch, bệnh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố thanh hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)