Thực trạng biến đổi khí hậu ở thành phố Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố thanh hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Trang 49 - 52)

3.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA

3.1.1. Thực trạng biến đổi khí hậu ở thành phố Thanh Hóa

3.1.1.1. Về nhiệt độ

Kết quả quan trắc nhiệt độ tại trạm Khí tƣợng thành phố Thanh Hố thể hiện trên biểu đồ hình 3.1. y = 0,0145x - 5,0419 22,8 23,0 23,3 23,5 23,8 24,0 24,3 24,5 24,8 25,0 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Năm Nhiệt độ(0C)

Hình 3.1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình của thành phố Thanh Hóa trong các năm 1980 – 2010 tại Trạm khí tƣợng thành phố Thanh Hóa

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2013

Số liệu quan trắc khí tƣợng từ năm 1980 đến năm 2010 tại Trạm khí tƣợng Thành phố Thanh Hóa cho thấy:

Nhiệt độ có xu thế tăng lên, nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến tăng từ 0,1-0,40

C. Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn; số đợt nóng nhiều hơn, xảy ra cục bộ và diễn biến phức tạp; số ngày nắng nóng gay gắt nhiều hơn, điển hình là đợt nắng nóng gay gắt kéo dài gần 30 ngày của mùa hè năm 2008 với nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39-410C; mùa hè năm 2010, nhiều đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối dao động từ 40-430C .

Thời tiết lạnh có nhiều biểu hiện bất thƣờng, mùa lạnh đến sớm hơn (cuối tháng 8 đã xuất hiện), số đợt lạnh nhiều hơn, cƣờng độ lạnh không mạnh nhƣ nhiều năm trƣớc đây, song lại có những năm xuất hiện rét đậm rét hại kéo dài mang tính lịch sử trong năm: 2008, 2010 và 2011.

3.1.1.2. Về mưa

Kết quả quan trắc lƣợng mƣa tại trạm Khí tƣợng của Thành phố Thanh Hố thể hiện trong biểu đồ (Hình 3.2).

y = -8,4346x + 18509 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Năm Lượng Mưa (mm)

Hình 3.2. Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình năm từ 1980-2010 tại thành phố Thanh Hóa theo số liệu của Trạm Khí tƣợng Thanh Hóa

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2013

Số liệu quan trắc tổng lƣợng mƣa năm từ năm 1980 đến năm 2010 cho thấy: nhìn chung tổng lƣợng mƣa năm tại thành phố Thanh Hoá trong 30 năm trở lại đây

có xu thế giảm, đồng thời có nhiều biểu hiện khác với quy luật thơng thƣờng; mùa khơ ít mƣa, nhƣng lại có những ngày mƣa trên 100 mm xảy ra ở quy mô cục bộ; trong những tháng cao điểm của mùa mƣa bão, lƣợng mƣa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, điển hình là năm 2006, 2008 và 2009. Một số năm gần đây mùa mƣa trong năm đến muộn kết thúc sớm hơn bình thƣờng từ 15 ngày đến 1 tháng.

3.1.1.3. Về tình hình bão

Theo số liệu thống kê từ năm 1980-2010, có 18 cơn bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp và 27 cơn bão và ATNĐ ảnh hƣởng trực tiếp đến tỉnh Thanh Hoá. Những cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hố đều có sức gió từ cấp 10 trở lên. Có những năm bão liên tiếp đổ bộ trực tiếp hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến Thanh Hoá trong một khoảng thời gian ngắn. Cụ thể:

- Năm 1996 có 3 cơn bão và 2 ATNĐ xảy ra từ 24/7 đến 16/9.

- Năm 2005 có 5 cơn bão xảy ra từ 21/7 đến 27/9 trong đó có 3 cơn bão mạnh với sức gió trên cấp 12 là các cơn bão số 3, 6, 7 liên tiếp đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hố.

3.1.1.4. Tình hình lũ úng

Lũ xảy ra trên các sông tại Thanh Hố khơng theo quy luật, phần lớn các năm trên các sông lũ xảy ra không lớn, thƣờng là từ báo động I trở xuống. Cá biệt trong 30 năm gần đây có 6 năm lũ xảy ra ở mức đặc biệt lớn là các năm 1980, 1984, 1985, 1996, 2000 và 2007. Năm 2007 Thanh Hóa chịu ảnh hƣởng trực tiếp của cơn bão số 5 mƣa lớn đã xảy ra trên diện rộng với lƣợng mƣa lớn, trên hệ thống sông Mã đã xuất hiện một tổ hợp lũ đặc biệt lớn vƣợt lũ lịch sử, cụ thể:

- Sông Mã tại Lý Nhân, HMax đạt 13,24 m vƣợt lũ lịch sử năm 1927 là 0,04 m. - Sông Lèn tại Lèn, HMax đạt 6,95 m vƣợt lũ lịch sử năm 1973 là 0,15 m.

3.1.1.5. Hạn hán và xâm nhập mặn

Do lƣợng mƣa ở các năm bị thiếu hụt và phân bố khơng đều. Vì vậy tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vùng ven biển thƣờng xuyên xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn. Kết quả quan trắc sự biến động độ mặn cao nhất qua từng năm tại trạm đo trên hệ thống sơng Mã thể hiện trên hình 3.3.

-1 2 5 8 11 14 17 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Năm S%0 Giàng Hàm Rồng Nguyệt Viên GH độ mặn

Hình 3.3. Nồng độ muối trong nƣớc sông Mã (‰) tại các điểm đo trên Sông Mã khu vực thành phố Thanh Hóa

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2013

Kết quả quan trắc nhiều năm cho thấy năm 2010 xâm nhập mặn vùng cửa sông ven biển đã gia tăng mạnh mẽ, một số tuyến sơng có độ mặn xâm nhập đạt mức cao nhất lịch sử. Trên sông Mã: Độ mặn lớn nhất đo tại Trạm thuỷ văn Giàng (cách cửa biển 24 km) phổ biến nhỏ hơn 1‰, tuy nhiên tăng đột biến ở những năm gần đây với độ mặn 2,3 ‰ (2007); 1,2‰ (2008) và 6,1‰ (2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố thanh hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)