Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố thanh hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Trang 83 - 102)

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔ

3.3.2. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

3.3.2.1. Các giải pháp kỹ thuật, cơng nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu

Đối với vấn đề thơng tin liên lạc, giải pháp cơ bản để ổn định thông tin liên lạc cần phải quan tâm là: tăng cƣờng hạ tầng cơ sở (phƣơng tiện, đƣờng giây, trạm chuyển tải…) thơng tin liên lạc; hiện đại hố phƣơng tiện thơng tin điện thoại (điện thoại vệ tinh, các đƣờng dây truyền tải tín hiệu bằng cáp quang, các máy phát vô tuyến tầm xa…).

Đối với đƣờng giao thông, cần phải tăng cƣờng các giải pháp kỹ thuật chống úng ngập, chống sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mƣa lũ.

Bổ sung các giải pháp bơm hút nƣớc cƣỡng bức đối với hệ thống thoát nƣớc thải, nƣớc mƣa của các thành phố.

Đầu tƣ nâng cấp hệ thống đê sông và đê biển theo hƣớng kiên cố hoá và nâng cao đê để đối phó với sự dâng cao của mực nƣớc biển, đặc biệt đối với khu vực mở rộng đô thị thuộc huyên Hoằng Hóa và Quảng Xƣơng.

Hiện đại hố hệ thống cấp nƣớc sạch đơ thị từ nhà máy sản xuất đến đƣờng ống dẫn nƣớc tới các khu dân cƣ, đảm bảo nƣớc sạch cho nhân dân đƣợc cung cấp thƣờng xuyên, kể cả khi thời tiết cực đoan.

Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp:

- Đầu tƣ chiều sâu tăng cƣờng tiềm lực KHCN cho Trung tâm ứng dụng KHNN Thọ Xuân, tiến tới thành lập Viện nghiên cứu Nơng nghiệp Thanh Hố làm cầu nối gắn kết giữa các nhà khoa học với thực tiến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng sử dụng ít nƣớc hơn, chịu hạn hơn, xen canh, luân canh với cây trồng có khả năng che phủ và cải tạo đất. Sử dụng các giống ngắn ngày để né tránh thiên tai.

- Tại những vùng bị nhiễm mặn, vùng nƣớc lợ, thay vì trồng lúa thì chuyển qua những loại cây khác hoặc chuyển qua sản xuất ni trồng thủy sản, biến khó khăn thành cơ hội bằng cách dùng chính nguồn nƣớc mặn này để ni trồng thủy sản với hiệu quả cao hơn là trồng lúa.

3.3.2.2. Các giải pháp về kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu

Bên cạnh các giải pháp đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho ngƣời dân, một số giải pháp đầu tƣ và tài chính khác có thể cần xem xét: cho vay xây dựng nhà ở kiên cố, xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nƣớc, cấp điện và thoát nƣớc; tƣ vấn ngƣời dân di chuyển địa điểm nhà ở và các hoạt động sản xuất đến vùng mới hoặc nơi an toàn hơn; hƣớng dẫn ngƣời dân các biện pháp phòng ngừa hạn chế tác động tiêu cực (biện pháp chống bão, biện pháp xử lý nƣớc ăn, nƣớc sinh hoạt, biện pháp phòng ngừa bệnh dịch cho ngƣời và gia súc, biện pháp vệ sinh môi trƣờng sau thiên tai bão, lũ, úng ngập...).

Đầu tƣ xây dựng và thực thi các chƣơng trình và phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ cho các vùng nhạy cảm với các tai biến phát sinh do biến đổi khí hậu (chƣơng trình chống úng ngập, cứu nạn thiên tai, hỗ trợ ngƣời nghèo về lƣơng thực, thực phẩm và

thuốc chữa bệnh, di dân và ổn định hoạt động sản xuất... ).

3.3.2.3. Các giải pháp về giáo dục truyền thơng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

Với nhiều ngƣời dân tại các địa phƣơng ở khu vực thành phố Thanh Hóa mở rộng, vấn đề biến đổi khí hậu vẫn là một chuyện quá xa vời, vì vậy cần tăng cƣờng tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi cho ngƣời dân để họ nhận thức đƣợc khí hậu khơng phải là vấn đề “hàn lâm” mà thực tế nó có tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con ngƣời. Qua những hoạt động này, nhận thức và sự hiểu biết của ngƣời dân về các vấn đề biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ tăng lên và góp phần thay đổi hành vi của họ với mơi trƣờng. Đây có thể coi là những bƣớc ban đầu để chuẩn bị năng lực cho ngƣời dân ở những cộng đồng dễ bị tổn thƣơng bởi biến đổi khí hậu.

Nhận thức của công chúng về biến đổi khí hậu đƣợc xem nhƣ một trong những chiến lƣợc then chốt để dẫn đến chuyển biến của toàn xã hội sẵn sàng cho những hành động ứng phó. Chúng ta có thể trơng đợi vào cơng nghệ, chính sách, nhƣng điều quan trọng hơn cả là cần phải có những thay đổi trong lối sống và hành vi.

Tại thành phố Thanh Hóa, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng bằng nhiều hình thức trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về tác động BĐKH và các biện pháp ứng phó nhƣ:

- Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về BĐKH và phát triển bền vững. Tuyên truyền các giải pháp ứng phó với với BĐKH, điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con ngƣời để phù hợp với mơi trƣờng, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những tác động hiện tại hoặc tƣơng lai;

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phối hợp với các ngành và đoàn thể quần chúng để ký kết liên tịch triển khai chƣơng trình hành động về BĐKH. Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về BĐKH, in ấn tài liệu, tờ rơi, hỗ trợ cơng tác phí cho cán bộ các

cấp tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền nâng cao kiến thức cộng đồng và các biện pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu;

- Giảng dạy ngoại khóa về BĐKH, những tác động có hại và các giải pháp thích ứng trong các trƣờng phổ thơng trong hệ thống giáo dục của tỉnh.

- Tăng cƣờng công tác truyền thông, giáo dục môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng thơng tin trên báo chí, Đài phát thanh và truyền hình-những kênh thơng tin quan trọng đến ngƣời dân, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó cho mọi tầng lớp nhân dân đƣợc biết.

Hình 3.20. Nhu cầu biết thêm về biến đổi khí hậu của ngƣời dân ở 3 xã Thiệu Dƣơng, Quảng Cát và Hoằng Đại

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2013

Trong số 90 ngƣời đƣợc hỏi về nhu cầu biết thêm về biến đổi khí hậu ở cả 3 xã Thiệu Dƣơng, Hoằng Đại và Quảng Cát, có 50% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ muốn đƣợc tìm hiểu thêm về biến đổi khí hậu, 50% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ khơng muốn tìm hiểu thêm/khơng quan tâm về biến đổi khí hậu. Trong số 50% số ngƣời muốn tìm hiểu về biến đổi khí hậu, nội dung họ muốn tìm hiểu đó là biến đổi khí hậu là gì, ngun nhân của biến đổi khí hậu, các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua số liệu thể

hiện ở biểu đồ hình 3.20, số ngƣời dân muốn tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Thiệu Dƣơng là nhiều nhất (55% tổng số ngƣời đƣợc hỏi), trong khi đó, Quảng Cát là xã mà ngƣời dân khơng muốn tìm hiểu/khơng quan tâm tới việc tìm hiểu về biến đổi khí hậu (40% tổng số ngƣời đƣợc hỏi muốn tìm hiểu về biến đổi khí hậu).

Hình 3.21. Nhu cầu biết thêm về biến đổi khí hậu phân theo giới tính của ngƣời dân ở 3 xã Thiệu Dƣơng, Quảng Cát và Hoằng Đại

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2013

Hình 3.22. Nhu cầu biết thêm về biến đổi khí hậu phân theo độ tuổi của ngƣời dân ở 3 xã Thiệu Dƣơng, Quảng Cát và Hoằng Đại

Phân theo giới tính, nhu cầu biết thêm về biến đổi khí hậu ở cả ba xã có sự khác nhau (hình 3.21), thể hiện ở: trong số 50% ngƣời muốn tìm hiểu về biến đổi khí hậu thì tỷ lệ nam và nữ là nhƣ nhau (và bằng 50%) cịn đối với nhóm ngƣời khơng quan tâm/khơng muốn tìm hiểu về biến đổi khí hậu thì tỷ lệ nam và nữ là 47% và 53% . Bên cạnh đó, trong số những ngƣời đƣợc hỏi có nhu cầu biết thêm về biến đổi khí hậu thì nam thƣờng muốn tìm hiểu về biến đổi khí hậu nhiều hơn nữ (hình 3.22), đặc biệt ở xã Quảng Cát, số lƣợng này là lớn nhất (nam chiếm 63% so với nữ là 38% và so với 55% số ngƣời đƣợc hỏi là nam ở xã Thiệu Dƣơng và 36% số ngƣời đƣợc hỏi là nam ở xã Hoằng Đại).

Nhƣ vậy, thơng qua nhu cầu muốn tìm hiểu về biến đổi khí hậu, có thể xây dựng những chƣơng trình, bài giảng sao cho phù hợp với đối tƣợng muốn tìm hiểu nhằm đạt đƣợc hiệu quả tuyên truyền cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Quy hoạch mở rộng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 mở ra nhiều có hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung và khu đơ thị trung tâm-thành phố Thanh Hóa nói riêng. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến quy hoạch mở rộng thành phố Thanh Hóa, đặc biệt là dân cƣ và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở 19 xã thuộc khu vực mở rộng thành phố Thanh Hóa cho phép đƣa ra một số kết luận và kiến nghị ban đầu:

1. Xu hƣớng chung của BĐKH khu vực thành phố Thanh Hóa theo số liệu của Trạm khí tƣợng thành phố Thanh Hóa là: gia tăng nhiệt độ trung bình năm 0,1-0,4

OC trong chu kỳ 10 năm, lƣợng mƣa có xu thế giảm, xâm nhập mặn trên sông Mã

gia tăng. Kịch bản BĐKH địa bàn thành phố Thanh Hóa chỉ ra xu hƣớng tiếp tục gia tăng nhiệt độ trung bình năm là 0,2 OC/10 năm, lƣợng mƣa tăng trung bình 10 mm/10 năm, dâng cao mực nƣớc biển trung bình năm 5 cm/ 10 năm.

2. Các yếu tố biến đổi khí hậu gia tăng đó sẽ tạo ra nhiều tác động tới môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên thành phố Thanh Hóa, đặc biệt là các khu vực mở rộng trong đề án quy hoạch mở rộng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; cụ thể: gia tăng xâm nhập mặn, gia tăng úng ngập, chi phí xây dựng và bảo trì hạ tầng cơ sở đơ thị gia tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng đó thể hiện mạnh mẽ ở các xã mở rộng thuộc hai huyện Hoằng Hóa và Quảng Xƣơng so với các xã mở rộng thuộc hai huyện Thiệu Hóa và Đơng Sơn.

3. Nhận thức của ngƣời dân các xã trong khu vực mở rộng về biến đổi khí hậu, về tác động mơi trƣờng của quyết định mở rộng quy hoạch thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo điều tra của học viên rất khác nhau theo giới tính, độ tuổi. Trong số 50% ngƣời dân đã từng nghe và nhận thức đƣợc về biến đổi khí hậu, 57% là nam và 43% là nữ ở cả ba xã. Phân theo độ tuổi, nhóm tuổi nhận thức rõ ràng nhất về biến đổi khí hậu cũng nhƣ các tác động của nó là nhóm tuổi từ 41-60 (chiếm 50% tổng số ngƣời tham gia phỏng vấn trả lời rằng họ có nhận

thức về biến đổi khí hậu), sau đó là nhóm tuổi từ 16-40 tuổi (chiếm 29%) và cuối cùng là nhóm ngƣời trên 60 tuổi (chiếm 21%).

KIẾN NGHỊ

1. Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thanh hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đang mở ra cơ hội cho việc phát triển của tỉnh Thanh Hóa, nhƣng định hƣớng phát triển không gian đô thị về hƣớng Đông Nam đang tiềm ẩn nhiều bất lợi và lãng phí giá trị tài nguyên thiên nhiên nhƣ bất lợi về địa hình, bất lợi về cấp nƣớc, các giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất khó có thể phát huy, các giá trị cảnh quan tự nhiên bị lãng phí… Theo kết quả nghiên cứu về những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến khu vực các xã, thị trấn thuộc phạm vi thành phố Thanh Hóa mở rộng và ý kiến của đại đa số ngƣời dân đƣợc phỏng vấn, tác giả đƣa ra kiến nghị điều chỉnh quy hoạch sang phía Tây, nơi có địa hình trung bình cao hơn 3m có thể khắc phục đƣợc những bất lợi trên cũng nhƣ phát huy đƣợc hết giá trị văn hóa, lịch sử của khu vực này.

2. Trong ba khu vực mở rộng (Các xã nằm hƣớng Đông và Đông Nam thành

phố hiện tại, các xã nằm ở phía Bắc sơng Mã và các xã nằm ở phía Tây và Tây Bắc), chi phí xây dựng, vận hành và ảnh hƣởng của BĐKH thấp nhất thuộc về các xã thuộc huyện Thiệu Hóa và Đơng Sơn trong quy hoạch mở rộng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hai khu vực cịn lại là các xã thuộc huyện Hoằng Hóa và huyện Quảng Xƣơng trong quy hoạch mở rộng thành phố Thanh Hóa tiềm ẩn rất nhiều khó khăn và tăng chi phí xây dựng và bảo trì hạ tầng cơ sở đơ thị trong bối cảnh gia tăng tác động BĐKH. Tuy nhiên, việc mở rộng thành phố Thanh Hóa sang địa bàn các huyện Đơng Sơn và Thiệu Hóa địi hỏi nâng cao chất lƣợng lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với các giá trị tài nguyên thiên nhiên và di tích lịch sử hiện có trong khu vực.

3. Kết quả điều tra thực địa cho thấy, nhận thức về biến đổi khí hậu của ngƣời dân địa phƣơng còn hạn chế, nhiều ngƣời dân còn chƣa từng biết đến biến đổi khí hậu là gì. Vấn đề cần thiết đặt ra là cần phải chú trọng vào công tác giáo dục truyền

thơng về biến đổi khí hậu cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân vùng quy hoạch mở rộng, giúp cho ngƣời dân nhận thức đƣợc các tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa của họ. Từ đó đƣa ra những giải pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2009), Biến đổi khí hậu Trái Đất và giải pháp

phát triển bền vững Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nơng nghiệp – nông thôn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng (2009), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước

biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2012), Báo cáo Đánh giá tác động của

biến đổi khí hậu đến các ngành và các vùng kinh tế chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước

biển dâng cho Việt Nam, NXB Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, Hà

Nội.

7. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Quyết định số 140/1999/QĐ-TTg ngày 11 tháng 06 năm 1999 Về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2020, Hà Nội.

8. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 131/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Mường Lát, Quan Sơn và Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Hà Nội.

10. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm 2009 Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Hà Nội.

11. Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định phê duyệt Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Hà

Nội.

12. David Satterthwaite (2008), Biến đổi khí hậu và đơ thị hóa: Tác động và ý nghĩa đối với quản trị đô thị, Hà Nội.

13. Lƣu Đức Hải (2009), Biến đổi khí hậu Trái Đất và giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố thanh hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Trang 83 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)