- Bệnh đốm lá lớn (Helmintospoprium turcicum Pass ):
4.2.2. Khả năng chống đổ
Khă năng chống đổ của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngoại cảnh, nội tại của tổ hợp. Tổ hợp nào có chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, bộ lá, bộ rễ....tương đối thì khả năng chống đổ cao và ngược lại. Ngoài ra các yếu tố như bón phân cân đối, vun gốc kịp thời gieo trồng đúng thời vụ mật độ tốt... tạo điều kiện để phát huy khả năng chống đổ tốt.
- Chiều cao đóng bắp/ chiều cao cây
Tỷ lệ này liên quan chặt chẽ với tính chống đổ của cây, nếu quá cao cây dễ đổ gãy, nếu quá thấp thì sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh pghá hại. Vị trí đóng bắp quá thấp thì quá trình thụ phán thụ tinh bị trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống. Trong điều kiện của chúng tôi nhìn chung chiều cao đóng bắp là không cao lắm. Tỷ lệ cao đóng bắp/ cao cây chênh lệch từ 26,1- 36,1%, cao nhất là TH5(36,1%), thấp nhất là TH4 (26,1%). Nhìn chung các tổ hợp thí nghiệm đều có tỷ lệ chiều cao không thích hợp lắm. Một số tổ hợp có chiều cao đóng bắp quá thấp, nên thụ phấn thụ tinh khó khăn.
- Đổ rễ:
Là tính % số cây bị nghiêng một góc 300 so với chiều thẳng đứng của cây sau khi có mưa to gió lớn. Trong vụ Xuân thời tiết nhìn chung là bất tiện, đặc biệt từ lúc ngô trổ cờ điến thu hoạch có một số trận mưa, kèm theo có gió mạnh đã làm cho ngô bị đỗ rễ. Qua theo dõi ở bảng chúng tôi nhận thấy các tổ hợp dao động từ 9,7-38,6%. Cao nhất là TH5 (38,65), thấp nhất TH9 (9,7%). Nhìn chung các dòng đổ rễ tương đối thấp.
Đánh giá chung: khả năng chống đổ cúa cá vật liệu thí nghiệm là tương
đối khá, các dòng thí nghiệm đều đánh giá loại khá. Một số tổ hợp điển hình TH8, TH9.