- Về lượng mưa: Lượng mưa cũng không đều, lượng mưa tháng 2là 3,0 mm,
4.1.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp la
HỢP LAI
4.1.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cáctổ hợp lai tổ hợp lai
Sinh trưởng và phát triển là quá trình biển đổi sinh lý, sinh hoá và hình thái của cây, nó liên quan chặt chẽ với nhau và xẩy ra đồng thời. Nếu không có sinh trưởng thì không có phát triển và ngược lại, sinh trưởng và phát triển tốt sẽ cho năng suất cao.
Sinh trưởng là quá trình tăng tiến về trọng lượng, thể tích, kích thước của các cơ quan liên quan với sự hình thành các yếu tố cấu tạo mới, còn phát triển đó là sự biến đổi, chất trong quá trình tạo ra cấu trúc mới cảu cơ thể, do đó nó có thể thực hiện được chu kỳ sống của mình. Nghiên cứu thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng cho chúng ta biết được đặc tính của các dòng là chín sớm, chín trung bình hay muộn. Để qua đó, chúng ta có biện pháp kỷ thuật canh tác hợp lý: bố trí thời vụ, bón phân, tưới nước... nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sự sinh trưởng của ngô có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được bắt đầu từ khi ngô cây mọc cho đến khi ngô trổ cờ và râu ngô bắt đầu phun là kết thúc giai đoạn này. Giai đoạn trưởng sinh thực bắt đầu từ sự thụ tinh của hoa cái, tăng trọng lượng hạt và kết thúc khi hạt chín sinh lý.
Bảng 4.1: Thời gian hoàn thành sinh trưởng và phát triển của các dòng Tổ hợp Từ gieo đến... (ngày) Mọc 3 lá 7-9 lá Xoắn ngọn Trổ cờ Tung phấn Phun râu Chín sữa Chín sáp Chín hoàn toàn TH1 11 16 28 47 56 59 61 81 87 93 TH2 11 16 28 48 57 60 62 82 88 93 TH3 9 15 28 45 54 58 61 81 86 92 TH4 11 16 30 48 57 60 62 82 87 93 TH5 11 16 27 48 57 60 62 82 88 93 TH6 11 16 28 48 57 60 62 81 87 93 TH7 9 15 28 45 57 59 61 80 86 92 TH8 9 15 28 45 54 57 59 79 84 92 TH9 9 15 28 45 54 57 59 79 85 92 TH10 9 14 24 44 54 56 58 78 83 91
Từ số liệu bảng 1 cho thấy:
-Thời kỳ mọc mầm:
Thời kỳ này được tính từ khi gieo đến khi mọc mũi chông. Sau khi hạt gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp thì diễn ra quá trình oxi hóa rất mạnh, các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản: tinh bột chuyển thành đường đơn , chất béo chuyển thành glyxerin và axit béo, chất protit chuyển thành aminoaxit
và NH3. Sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, điều kiện ngoại cảnh, độ sâu lấp hạt. Nước là cần thiết cho quá trình nảy mầm, chỉ cần 45% trọng lương không tuyệt đối của hạt là ngô có thể nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp ở thời kỳ này từ 20-300c, ẩm độ là 70- 80%. Nhìn chung các tổ hợp từ khi gieo đến khi mọc dao động từ 9-11 ngày. Trong đó tổ hợp TH3, TH8, TH9, TH10 là mọc mầm nhanh nhất là 9 ngày còn lại các dòng mọc muộn 11 ngày.
Như vậy, các vật liệu thí nghiệm đều mọc chậm hơn so với bình thường, điều này do trong khi khi gieo gặp điều kiện nắng to nên ngô mọc chậm.
-Thời kỳ 3 lá:
Được tính từ khi ngô mọc mũi chông đến khi ngô có 3 - 4 lá thật. Giai đoạn này cây ngô sinh trưởng vẫn còn dựa chủ yếu vào các chất dinh dưỡng trong hạt cuối giai đoạn này bắt đầu chuyển sang giai đoạn dinh dưỡng trong đất và sự quang hợp của các lá mầm. Bộ phận trên mặt đất phát triển chậm hơn, bộ phận dưới mặt đất. Nên giai đoạn này ngô mẫm cảm với điều kiện ngoại cảnh do bộ rễ còn yếu. Thời kỳ này đòi hỏi ẩm độ là 60 - 70% và nhiệt độ trên 200c .
Các vật liệu thí nghiệm ở thời kỳ này biến động từ 14-16 ngày, thấp nhất là tổ hợp TH10 là 14 ngày, chênh lệch nhau giữa các tổ hợp là 2 ngày.
- Thời kỳ 7 lá:
Giai đoạn này cây ngô chuyển từ trạng thái sống chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng hút dưới đất. Đầu thời kỳ thân lá phát triển yếu, cuối thời kỳ thân lá phát triển mạnh. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn nay là 25-280c, độ ẩm là 0- 80%. Thời tiết ở ruộng thí nghiệm rất thích hợp cho ngô phát triển, các dòng dao động từ 24-30 ngày. Muộn nhất là TH4, TH6 là 30 ngày. Sớm nhất là tổ hợp TH10 (24 ngày).
- Thời kỳ xoắn ngọn:
Giai đoạn này ngô sinh trưởng thân lá rất nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh. Thời kỳ này ngô rất cần dinh dưỡng để
phát triển cơ quan sinh dục. Qua theo dõi cho thấy thời gian xoắn ngọn của các tổ hợp chênh lệch nhau từ 1- 4 ngày. Muộn nhất là các tổ hợp TH2, TH4, TH5, TH7 là 48 ngày, còn lại các tổ hợp dao động là 45-46 ngày.
- Thời kỳ trổ cờ:
Thời kỳ kết thúc sự hình tành tế bào sinh dục, chiều cao cây phát triển tối đa, hiệu suất quang hợp lớn tạo diều kiện cho bông cờ thoát ra ngoài, rễ phát triển mạnh, đặc biết có hệ rễ chân kiềng phát triển tạo điều kiện cho cây ngô đứng vững. Nhiệt độ thích hợp cho cây ngô ở thời kỳ này là 25-300c, ẩm độ khoảng 70-80%. Ở đồng ruộng thí nghiệm thời kỳ này nhiệt độ và độ ẩm rất thích cho các tổ hợp trổ cờ. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy thời gian từ khi gieo đến khi trổ cò các tổ hợp dao động từ 54-57 ngày, các dòng TH3, TH9, TH10 là trổ cờ là 54 ngày, còn các tổ hợp khác muộn hơn từ 1-3 ngày.
- Thời kỳ tung phân, phun râu:
Thời kỳ này có thời gian không dài nhưng là giai đoạn quyết định đến năng suất của ngô vì quá trình ảnh hưởng đến sự hình thành bắp và số hạt trên bắp. Ở thời kỳ này vai trò của nhiệt độ và ẩm độ rất quan trọng. Nếu gặp hạn hoặc mưa sẽ ảnh hưởng đến sự thụ phấn, thụ tinh. Ở trên đồng ruộng thí nghiệm thời tiết không thuận lợi lắm trong quá trình thụ phấn thụ tinh gặp trời mưa nên ảnh hưởng đến sự thụ phấn thụ tinh. Vì vậy quá trình thụ phấn thụ tinh nó dao động từ 1-3 ngày, phun râu sớm nhất là 58 ngày, các tổ hợp còn lại đều muộn hơn từ 1-3 ngày.
- Thời kỳ chín sữa - chín sáp:
Là thời kỳ mà quá trình sinh lý, sinh hóa xẩy ra mạnh mẽ trong hạt. Các chất dinh dưỡng được chuyển về hạt, phôi phát triển nhanh. Thời kỳ chín sữa tinh bột trong hạt ngô có màu trắng sữa, hạt tăng nhanh về kích thước, sự tích lũy tinh bột trong hạt tăng lên làm cho chất lỏng bên trong đặc lại thành bột hồ, sau đó quánh lại như sáp. Nhiệt độ thích hợp là 22-250c, ẩm độ thích hợp là 70- 80%.
Hoàn thành giai đoạn chín sáp sớm nhất là TH10 (83 ngày), tiếp đến là tổ hợp TH8 (84 ngày). Muộn hơn so với các tổ hợp trên gồm có: TH1, Th4, TH6 là từ 3 – 5 ngày
- Thời kỳ chín hoàn toàn:
Tất cả các hạt trong bắp đẫ đạt tối đa, phôi hạt đã phát triển hoàn thiện, lá bi chuyển sang màu vàng,cây ngô khô dần từ gốc đến ngọn. Quá trình theo dõi chúng tôi thấy, thời gian từ gieo đến chín hoàn toàn của các tổ hợp dao động từ92- 93 ngày, nhìn chung không có sự chênh lệch mấy giữa các dòng.
Nghiên cứu thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các vật liệu thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy các vật liệu thí nghiệm đều thuộc nhóm chín sớm từ 91-93 ngày. Rất thích hợp với điều kiện Miền Trung để áp dụng trồng ngô ngắn ngày.