Qua nghiên cứu quan sát các tổ hợp thí nghiệm thì tất cả các tổ hợpđều có màu săc lõi là màu trắng.
Đánh giá chung: Hình thái bắp của các tổ hợp. Ta thấy chiều dài bắp,
đường kính bắp của các tổ hợp lai là tương đối thấp chính 2 yếu tố này đã ảnh hưởng đến dạng bắp của các tổ hợp. Cho nên các tổ hợp có dạng bắp không đồng đều. Nổi hơn hẳn là TH9 (1 điểm). Nhưng bù lại các tổ hợp lại có lá bi, màu sắc lai được đánh giá tốt. Trong đó màu sắc lõi (vàng mỡ gà) rất thích hợp cho ngô thực phẩm.
4.2. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦACÁC TỔ HỢP LAI CÁC TỔ HỢP LAI
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất của cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Tính chống chịu là khả năng thích nghi của cây trồng với điều kiện canh tác. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, đất đai, khí hậu, phân bón, trình độ canh tác...Trong cùng một điều kiện canh tác, điều kiện ngoại cảnh củ thể, các tổ hợp khác nhau biểu hiện khả năng chống chịu khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng gây hại khác nhau. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu được trông công tác tạo giống tốt phục vụ vào nhu cầu sản xuất. Quá trình theo dõi đánh giá, khả năng chống chịu của các vật liệu thí nghiệm được tổng hợp và trình bày ở bảng 6.
4.2.1. Tình hình sâu hại
Ngô là cây trồng có đặc điểm thực vật thích hợp cho nhiều đối tượng sâu, bệnh gây hại. Cũng như những cây trồng khác, sâu bệnh hại là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của cây trồng. Tuy nhiên từng giai đoạn cụ thể mà đối tượng gây hại cho cây tròng đều khác nhau và mức độ gây hại cũng khác nhau
- Sâu đục thân: (Ostrinia nubiralis & Ostrinia furnacalis)
Cả hai loại này đều đục thân, bắp ngô. Ở giai đoạn cây 3-4 lá thật và giai đoạn chín sáp, sâu thường đục vào nõn, bắp ngô. Qua theo dõi các công thức thí nghiệm chúng tôi nhận thấy các tổ hợp thí nghiệm đèu bị sâu phá hại. Gây hại nặng nhất là TH10 (16,6%), tiếp đến TH8 (14,4%), thấp nhất là TH2 (5,37%)