Tỷ lệ các nơi sống của khu hệ cá ở vùng cửa sơng Sồi Rạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng sinh học cá và sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá đánh giá chất lượng nước ở vùng cửa sông soài rạp, đồng nai (Trang 64 - 67)

Nhóm sinh thái Cá nƣớc ngọt (freshwater) Cá nƣớc lợ (brackish) Cá nƣớc mặn (marine) Cá nƣớc mặn, ngọt, lợ Tổng Số lƣợng loài 20 30 60 21 131 % 15,27 22,9 45,8 16,03 100

Qua bảng 3 và bảng 4 chúng tơi có nhận xét về tính đa dạng về nhóm sinh thái và nơi sống của khu hệ cá ở vùng cửa sơng Sồi Rạp nhƣ sau:

- Về nhóm sinh thái: Trong số 131 lồi điều tra ở KVNC, gồm có

+ Nhóm cá đáy: chiếm tỉ lệ cao nhất với 54 loài (chiếm 41,22% tổng số loài), chủ yếu tập trung vào bộ cá Vƣợc Perciformes (25 loài), Mù làn Scorpaeniformes và

Bơn Pleuronectiformes (7 lồi), Nóc Tetraodontiformes (4 lồi),… Các họ tập trung cá đáy gồm: Bống trắng Gobiidae (5 loài); Bơn cát Cynoglossidae và Liệt Leiognathidae (mỗi họ có 4 lồi); Chình biển Congridae, Mù làn chấm Apistidae, Chai Platycephalidae, Đù Sciaenidae, Nóc trịn Tetraodontidae (mỗi họ đều có 3 lồi),…

+ Nhóm cá rạn san hơ: có 50 lồi (chiếm 38,17% tổng số loài). Cá rạn san hô tập trung chủ yếu vào bộ cá Vƣợc Perciformes (36 loài), bộ cá Mù làn Scorpaeniformes (4 lồi),… Các họ có nhiều cá rạn san hô gồm: Khế Carangidae (8 loài), Sơn Apogonidae (6 lồi), Nầu Scatophagidae (4 lồi),….

+ Nhóm cá nổi: Chiếm 13,74% tổng số loài với 18 loài, chủ yếu thuộc bộ cá Trích Clupeiformes (9 loài), bộ cá Vƣợc (4 lồi); cịn lại các bộ khác có tỉ lệ bằng nhau. Các họ có nhiều cá nổi gồm: Trích Clupeidae (5 lồi), Trỏng (4 lồi), các họ cịn lại có tỉ lệ tƣơng đƣơng nhau.

+ Nhóm cá gần đáy: chỉ có 9 lồi chiếm tỉ lệ 6,87%, chủ yếu tập trung vào bộ cá Vƣợc Perciformes (5 loài), nhƣng riêng ở họ cá Đù Sciaenidae gặp 4 loài.

Nhƣ vậy, chỉ duy nhất bộ cá Vƣợc Perciformes là có đại diện ở tất cả các nhóm sinh thái, cịn lại các bộ khác đều có xu hƣớng thiên về các nhóm cá đáy, cá gần đáy, rạn san hô (bộ cá Mù làn Scorpaeniformes, bộ cá Bơn Pleuronectiformes, bộ cá Nóc Tetraodontiformes,…) hoặc thiên về nhóm cá nổi (bộ cá Trích Clupeiformes,…).

- Về nơi sống:

+ Nhóm cá nƣớc mặn: có 60 lồi, chiếm tỉ lệ 45,8% tổng số loài, chủ yếu thuộc các họ: Narcinidae, Muraenidae, Congridae, Clupeidae, Engraulidae, Synodontidae, Synanceiidae, Platycephalidae, Apogonidae, Carangidae, Sciaenidae, Gobiidae, Cynoglossidae, Tetraodontidae,…

+ Nhóm cá nƣớc lợ: có 30 lồi, với 22,9% tổng số lồi, tập trung nhiều ở các họ: Clupeidae, Engraulidae, Ariidae, Carangidae, Leiognathidae, Sciaenidae, Gobiidae, Eleotridae, Siganidae,…

+ Nhóm cá nƣớc ngọt: có 20 lồi, chiếm tỉ lệ 15,27% tổng số lồi, hầu hết thuộc các họ: Eleotridae, Gobiidae, Clupeidae, Engraulidae,…

+ Nhóm cá sống ở cả 3 môi trƣờng nƣớc ngọt, mặn, lợ: có 21 lồi, chiếm 16,03%, chủ yếu thuộc các họ: Clupeidae, Engraulidae, Eleotridae,…

3.1.3. Tính đa dạng của khu hệ cá theo các bậc phân loại

Sự đa dạng về thành phần loài, giống và họ của từng bộ cá trong KVNC đƣợc thể hiện ở Bảng 5 và Bảng 6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng sinh học cá và sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá đánh giá chất lượng nước ở vùng cửa sông soài rạp, đồng nai (Trang 64 - 67)