Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione s transferase của cá chép và cá rô phi trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI IỆU

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Sơng Nhuệ - sơng Đáy, có toạ độ địa lý từ 20° - 21°20' vĩ độ Bắc và 105° - 106°30' độ kinh Đơng, diện tích gần 8000 km2

, dân số trên 10 triệu người, trong đó có khoảng gần 4 triệu sống ven sông, trên 4000 cơ sở sản xuất công nghiệp, gần 500 làng nghề và khoảng 1.400 cơ sở y tế. Lưu vực sơng có nhiều phụ lưu khá lớn chảy qua các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề và là nguồn cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất và nhu cầu dân sinh. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, mơi trường phong phú đa dạng, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sơng Hồng, trong đó có thủ đơ Hà Nội. Song, nơi đây đang gặp phải những vấn đề môi trường bức xúc do thiên nhiên và con người gây ra như lũ lụt, úng ngập, thối hóa đất, ơ nhiễm mơi trường do q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa (Bộ TNMT, 2006).

Sông Nhuệ dài 74 km, bề rộng trung bình từ 30 - 40 m, lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc (Từ Liêm) để tưới cho hệ thống thủy nơng Đan Hồi, giúp tiêu nước cho thành phố Hà Nội và chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý với tổng diện tích lưu vực khoảng 1070 km2. Phần thượng lưu, đặc biệt là tại đập Thanh Liệt, khi sông Nhuệ tiếp nhận thêm một khối lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp của phần lớn nội thành Hà Nội từ sông Tô Lịch và Kim Ngưu, nước đã bị ô nhiễm đến mức nghiêm trọng: nồng độ DO, COD, BOD5, NH4, PO4, H2S, NH3 và

17

KLN (Pb: 0,035; Hg: 0,0018; As: 0,025 mg/L so với QCVN 08:2008/BTNMT lần lượt là 0,02; 0,001 và 0,02 mg/L) đều vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước loại A2 (dùng cho bảo tồn động thực vật thuỷ sinh) và không phù hợp cho NTTS trực tiếp trên sông [6]. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra năm 2005 và 2006 trên mẫu nước sông Nhuệ của [35], một số KLN được kiểm tra (As, Cr, Cu, Pb, Ni, Mn và Zn) đều nằm trong mức tiêu chẩn cho phép của Việt Nam (TCVN 5942-1995 A) nhưng lại cao hơn giá trị trung bình cho nước ngọt của thế giới đến 0,42 - 43 lần. Chất lượng nước ở vùng hạ lưu sông Nhuệ được cải thiện do quá trình tự làm sạch của dịng sơng và khối lượng chất thải ít đi. Mặc dù vậy, chất lượng nước sông vẫn chưa đạt tiêu chuẩn đối với chất lượng nước loại A1 do nồng độ NO2 và BOD5 vẫn cao, mới chỉ đạt ở mức tiêu chuẩn đối với nước phục vụ cho nuôi thủy sản [6].

Tình trạng ơ nhiễm trên sơng Nhuệ đã làm giảm sút nguồn lợi thuỷ sản và gây ra sự huỷ diệt hàng loạt thuỷ sinh vật trong những đợt ô nhiễm trầm trọng [4]. Đoạn sông thường xuyên bị ô nhiễm nặng nhất thuộc khu vực thành phố Phủ Lý, Hà Nam [6]. Đây là khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước thải từ sông Nhuệ với các thông số DO, H2S và NO2 không phù hợp cho NTTS.

Sông Đáy dài 237 km, trước đây là một phân lưu tự nhiên của sông Hồng, chảy qua Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và đổ ra cửa Đáy. Từ năm 1937 sau khi người Pháp cho xây đập Đáy, nước sông Hồng không thường xuyên chảy vào sông Đáy khiến con sông này trở thành sông tiêu và làm nhiệm vụ phân lũ cho sơng Hồng. Dịng chính sơng Đáy phải tiếp nhận rất nhiều nguồn nước thải, từ nước thải sản xuất đến sinh hoạt, nên phạm vi và độ ô nhiễm cao. Do vậy, quần xã sinh vật có sự biến động theo mức độ ơ nhiễm, thể hiện ở sự biến động của mật độ vi khuẩn và của khu hệ vi tảo.

Tóm lại, do chảy qua các các khu vực dân cư, khu công nghiệp và các làng nghề khác nhau nên nguồn nước của sông Nhuệ, sông Đáy bị ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn nước thải sinh hoạt, nhà máy và các làng nghề. Các cơ quan quản lý về môi trường, các tổ chức trong và ngoài nước đã và đang thực hiện nhiều nghiên cứu và đánh giá chất lượng nước của LVS Nhuệ - Đáy nhằm bảo vệ, khôi phục lại vùng ô nhiễm ở đây. Trong đó “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông

Nhuệ - Đáy đến năm 2020” với số kinh phí hơn 3,5 nghìn tỷ đồng đã được Thủ tướng phê duyệt. Mặt khác, năm 2008 có đề tài “Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy phục vụ nuôi trồng thủy sản” của Bộ NN&PTNT do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 thực hiện. Tuy vậy, những nghiên cứu đánh giá về nồng độ KLN trên các đối tượng thuỷ sản trong LVS, những tác động tiêu cực của ơ nhiễm KLN và sự tích tụ sinh học của chúng trong các lồi cá nuôi, cá tự nhiên, cũng như tác động đối với ngành NTTS nói chung và sự phát triển ổn định, bền vững của các loài thuỷ sản quan trọng nói riêng, hầu như chưa được tiến hành. Hơn thế nữa, rủi ro tiềm tàng đối với sức khoẻ con người khi tiêu thụ các sản phẩm nhiễm độc cũng chưa được đánh giá đúng mức và cảnh báo sâu rộng trong cộng đồng. Nghiên cứu này sử dụng những phương pháp cập nhật nhất trong lĩnh vực nghiên cứu trong việc đánh giá tác động của ô nhiễm KLN trong LVS Nhuệ - Đáy lên sức khoẻ sinh lý của một số loài cá kinh tế trong LVS, cũng như sự tác động tới sự phát triển bền vững của ngành NTTS và quần đàn cá tự nhiên.

19

CHƢƠNG 2:

ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione s transferase của cá chép và cá rô phi trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)