Sự biến động của hoạt tính enzyme GST tính trên 1g trọng lượng tươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione s transferase của cá chép và cá rô phi trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO UẬN

3.3. Sự biến động của hoạt tính enzyme GST tính trên 1g trọng lượng tươi

lƣợng tƣơi

3.3.1. Theo mùa

Hoạt tính GST theo mùa ở tất cả các loại mô nghiên cứu (mang, gan, thận) thể hiện một sự khác biệt đáng kể ở cả cá chép (p<0,05) và đặc biệt là ở cá rô phi (p<0,0001, hình 3.3). Trong đó, mùa xuân có nồng độ GST cao hơn cả. Kiểm định Student - Newman - Keuls cho thấy ở cá chép, nồng độ GST mang mùa xuân cao hơn rất nhiều so với các mùa khác (p<0,0001, hình 3.3, bảng 3.6). Nồng độ GST tại gan có xu hướng cao hơn cả. Cũng như cá chép, ở cá rơ phi, hoạt tính GST trong tất cả ba loại mô nghiên cứu được thu trong mùa xuân cao hơn rất nhiều so với tất cả các mùa khác trong năm (p<0,0001, hình 3.3), giữa mùa thu, mùa đơng và mùa hè khơng có sự khác biệt về hoạt tính GST (p>0,05). Đặc biệt, nồng độ GST ở gan cá rô phi cao hơn khoảng 2,5 lần so với GST ở mang, thận và cao hơn nhiều so với các giá trị này tại cả ba mô của cá chép.

Hình 3.3: Sự biến động của nồng độ GST tính trên 1 g trọng lƣợng tƣơi ở cá chép và cá rô phi theo mùa

3.3.2. Theo mặt cắt

Biến động của hoạt tính GST theo mặt cắt ở tất cả các mô nghiên cứu của cả cá chép và cá rô phi đều không đáng kể (p>0,05, hình 3.4). Tuy nhiên, mơ gan và

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00

Thu Đông Xuân Hè

n n g độ G ST/g/p h ú t Mang-cá chép Gan-cá chép Thận-cá chép

33

thận của cá rơ phi có sự biến động khá rõ theo mặt cắt, thể hiện ở hoạt tính cao hơn hẳn trong 2 loại mô này của mẫu cá thu tại mặt cắt 1 so với các mắt cắt khác (p<0,05, hình 3.4).

Tuy nhiên, khi so sánh GST giữa 3 loại mô nghiên cứu trong từng mặt cắt cụ thể, sự sai khác có ý nghĩa thống kê được tìm thấy ở cả hai lồi, chép và rô phi. Cụ thể ở cá chép, hoạt tính GST có sự khác biệt giữa các mơ xuất hiện ở mặt cắt 1, 3 và mặt cắt 4 (p<0,01, hình 3.3). Trong cả ba mặt cắt này, hoạt tính GST ở gan đều cao hơn hoạt tính GST ở mang (p<0,01) và thận (p<0,05). Đặc biệt, ở cá rô phi, tất cả các mặt cắt (trừ mặt cắt 1 do có duy nhất 1 mẫu nên khơng so sánh được) đều có sự sai khác của hoạt tính GST giữa mang, gan và thận rất rõ ràng (p<0,01, hình 3.4), điển hình nhất là ở mặt cắt 3 (p<0,0001). Cụ thể, hoạt tính GST ở gan cao hơn hẳn so với ở mang và thận (p<0,05), xu hướng này thể hiện cả trên bốn mặt cắt được so sánh chứ không chỉ ở hai mặt cắt, 3 và 4 như ở cá chép. Đặc biệt, ở cả cá chép và cá rơ phi, sự khác biệt hoạt tính GST giữa mang và thận trong mỗi mặt cắt đều không đáng kể (p>0,05).

So sánh sự biến đổi nồng độ GST giữa cá chép và cá rô phi: Tương tự như sự biến động của nồng độ protein theo mặt cắt, nồng độ GST ở gan cá rô phi tiếp tục chiếm ưu thế so với nồng độ GST so với gan và các mô nghiên cứu khác của cá chép, chúng luôn là nồng độ GST cao nhất ở tất cả các mặt cắt (hình 3.4). Ngược lại, ở mặt cắt 2 và 3, nồng độ GST ở thận cá rô phi lại thấp hơn so với nồng độ này ở thận cá chép. Còn ở mang, sự khác biệt giữa nồng độ GST của hai lồi cá khơng là đáng kể (hình 3.4).

Hình 3.4: Sự biến động của nồng độ GST tính trên 1 g trọng lƣợng tƣơi ở cá chép và cá rô phi theo mặt cắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione s transferase của cá chép và cá rô phi trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)