Giao diện trên pMapper

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất (lấy ví dụ tại huyện đông anh, thành phố hà nội) (Trang 44 - 47)

b, Thu thập và chuẩn hóa dữ liệu cho hệ thống:

Dữ liệu của hệ thống được thu thập từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là các loại bản đồ dạng số, có định dạng dữ liệu khác nhau như *.dgn (định dạng dữ liệu

của phần mềm Microstation), *.dwg (định dạng dữ liệu của phần mềm AutoCad),…

do đó cần đưa về định dạng thống nhất phù hợp với hệ thống và phải đáp ứng được

việc cập nhật và chỉnh sửa nhanh chóng, chính xác. Để giải quyết vấn đề này, đề tài

đưa dữ liệu về định dạng shapefile. Đây cũng là định dạng dữ liệu phù hợp với yêu

cầu của ứng dụng MapServer trong việc truyền tải dữ liệu trên hệ thống. Từ đó dữ

liệu này sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống.

c, Xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống:

Cơ sở dữ liệu của hệ thống là nguồn gốc tạo lên một hệ thống WebGIS quy mô về thông tin và khả năng khai thác các thơng tin này. Vì vậy việc lựa chọn công nghệ cho việc quản trị cơ sở dữ liệu cũng rất quan trọng. Đối với việc quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống cũng có rất nhiều phần mềm ứng dụng mà thích hợp với MapServer như ArcSDE, My SQL, PostgreSQL, Oracle Spatial.

Để thiết kế hệ thống WebGIS với khả năng phát triển mạnh mẽ và phong phú đồng thời tiết kiệm chi phí nên đề tài đã chọn ứng dụng PostgreSQL/PostGIS làm

DataServer (hệ quản trị cơ sở dữ liệu) để quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống. Đây là ứng dụng được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả hơn hẳn so với nhiều ứng dụng quản trị dữ liệu khác do những tính năng của nó đáp ứng được nhu cầu quản lý dữ liệu thuộc tính và khơng gian, phù hợp với việc quản lý các dữ liệu bản đồ.

PostgreSQL là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng, được phát

triển tại phịng nghiên cứu máy tính Berkeley của trường đại học California. Hệ

quản trị CSDL PostgreSQL là một hệ quản trị CSDL có nhiều tính năng và lợi thế. Đây là phần mềm mã nguồn mở, miễn phí hồn tồn trong sử dụng, có hiệu suất làm việc chênh lệch không đáng kể so với các hệ quản trị khác, hệ quản trị có

độ tin cậy cao và cịn có thể chạy được trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau

như Window, Linux, Unix, MacOSX,…Tính năng nổi trội của PostgreSQL là khả năng mở rộng hàm, kiểu dữ liệu, toán tử,… người sử dụng có thể tự định

nghĩa hàm, kiểu dữ liệu, kiểu tốn tử và có thể thêm những kiểu dữ liệu, toán tử vào hệ quản trị CSDL PostgreSQL [13].

PostgreSQL còn hỗ trợ kiểu dữ liệu hình học (geometry) như Point, Line, Polygon…Và PostGIS chính là cơng cụ được bổ sung cho PostgreSQL để hỗ trợ hiển thị đối tượng địa lý. PostGIS được Refraction Research Inc phát triển, như

một dự án nghiên cứu công nghệ CSDL không gian.

PostGIS là một phần mềm mã nguồn mở, mở rộng không gian cho

PostgreSQL, cho phép việc tạo và thao tác trên CSDL không gian. CSDL không gian trong PostGIS được sử dụng cho hiệu suất sử dụng cao đa người dùng truy

cập đến tệp dữ liệu có tính liền mạch. Nếu quản lý số lượng lớn đọc/ghi dữ liệu

khơng gian, thì việc sử dụng CSDL khơng gian có thể cải thiện được tốc độ truy cập, dễ dàng quản lý và đảm bảo tính tồn vẹn dữ liệu. PostGIS đã được chứng

nhận là “Simple Features for SQL”, tuân thủ theo Open Geospatial Consortium. PostGIS được phát hành lần đầu tiên vào năm 2001, và hiện đang được sử dụng

trên khắp thế giới như một máy chủ hoạt động với hiệu suất cao cho các đối tượng không gian.

d, Lựa chọn ứng dụng WebServer cho hệ thống:

Để đưa các thông tin lên mạng Internet, cần sử dụng những ứng dụng xây

dựng WebServer. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng để thực hiện công việc này. Hệ

thống có thể lựa chọn ứng dụng Apache là ứng dụng phổ biến được nhiều người sử dụng.

Cuối cùng việc khai thác thông tin của hệ thống sẽ được người sử dụng trực tiếp khai thác trên mạng Internet thơng qua các trình duyệt webside phổ biến hiện

nay như Firefox, Internet Explorer,… Các trình duyệt này thường được tích hợp sẵn

có trong các hệ điều hành hiện nay hoặc có thể tải trực tiếp trên mạng Internet.

2.2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu GIS về quy hoạch sử dụng đất

Dựa trên nhu cầu đánh giá sử dụng hệ thống, phân tích các chức năng và hoạt

động của hệ thống, mơ hình cơ sở dữ liệu GIS về QHSDĐ được thiết kế dưới dạng sơ đồ lớp UML (hình 2.11). Sơ đồ lớp là sơ đồ đưa ra những hình ảnh về quan hệ

cấu trúc và những ứng xử về chức năng của các lớp. Một lớp là một sự trừu tượng

trong đó nó nhấn mạnh những đặc tính chung, bỏ qua những đặc tính riêng biệt. Trong sơ đồ lớp, một lớp được trình bày trong hình chữ nhật hiển thị tên, các phương thức, và thuộc tính của nó. Tên là bắt buộc phải thể hiện còn phương thức

và thuộc tính có thể thể hiện hoặc khơng. Trong sơ đồ này, các mũi tên mô tả thừa kế mối quan hệ chung về thuộc tính, trong khi những đường nối là mô tả mối quan hệ liên kết giữa các lớp hay các bảng [7].

Nguồn gốc của tất cả các lớp (các bảng cơ sở dữ liệu) là các lớp đối tượng (Doi_tuong) và các lớp đối tượng không gian (Doi_tuong_khong_gian). Đối tượng (Doi_tuong) là bao hàm của tất cả các lớp bao gồm cả đối tượng không gian (Doi_tuong_khong_gian). Lớp dữ liệu thuộc tính là được chứa đựng dưới lớp đối

lớp đối tượng không gian (Doi_tuong_khong_gian) và có thuộc tính the_geom. Đây là thuộc tính hình học được quy định trong cơ sở dữ liệu PostgreSQL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất (lấy ví dụ tại huyện đông anh, thành phố hà nội) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)