Lai ngoại phối cá rankl:HSE:CFP thế hệ F0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tách dòng và đánh giá mức độ khoáng hóa xương của cá medaka chuyển gen ranklHSECFP001 (Trang 45 - 47)

3.1. LAI TÁCH TẠO ĐƢỢC BỐN DÕNG CÁ MEDAKA MANG MỘT ĐOẠN

3.1.1. Lai ngoại phối cá rankl:HSE:CFP thế hệ F0

Chúng tôi lai ngoại phối 4 cá thể cá F0 mang gen chuyển rankl:HSE:CFP là

c7F0, c9F0, d1F0 và d4F0 với cá chủng dại. Phôi cá F1 đƣợc sốc nhiệt ở một ngày tuổi (1dpf) và sàng lọc, đếm số lƣợng phôi mang gen chuyển (CFP+) và phôi không mang gen chuyển (CFP-) ở 2dpf. Số lƣợng phôi F1 mỗi loại thu đƣợc từ mỗi phép lai của những cá F0 này đƣợc ghi lại trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả lai ngoại phối của 4 cá thể cá rankl:HSE:CFP ở thế hệ F0 rankl:HSE:CFP thế hệ F0 Tổng số phôi (F1)

Số phôi biểu hiện CFP (CFP+)

Số phôi không biểu hiện CFP (CFP-)

c7F0 330 167 163

c9F0 191 176 15

d1F0 560 258 302

d4F0 273 273 0

Kết quả lai ngoại phối 4 cá thể cá F0 với cá chủng dại (Bảng 3.1) cho thấy tỉ lệ CFP+:CFP- của phôi cá F1 là con của hai cá c7F0 và d1F0 rất gần với tỉ lệ 1:1. Chúng tôi kiểm tra các tỉ lệ này bằng phép kiểm định thống kê Khi bình phƣơng.

Đối với cá d1F0, phép lai ngoại phối của nó với cá cái chủng dại cho 560

phơi, trong đó có 258 phơi biểu hiện CFP và 302 phôi không biểu hiện CFP (Bảng 3.1). Giá trị lý thuyết cho sự phân ly CFP+:CFP- là 1:1 đối với tổng số 560 phôi là 280:280. Dùng phép kiểm định Khi bình phƣơng với giả thuyết H0 là tỉ lệ CFP+:CFP- ở phôi F1 của cá d1F0 thực tế thu đƣợc là 258:302 phù hợp với tỉ lệ 1:1. Giá trị χ2 thực tế (χ2tt) tính đƣợc sẽ so sánh với giá trị χ2 tiêu chuẩn (χ2tc) là 3,84 [29] (với mức ý nghĩa  = 0,05, bậc tự do (df) là 1). Giá trị này đƣợc tính theo cơng thức: χ2 tt = ∑( ) ( ) ( ) Nhƣ vậy, giá trị χ2

tt tính đƣợc là 3,46 nhỏ hơn giá trị χ2tc là 3,84 [29] nên giả

tỉ lệ 1:1. Do vậy, cá d1F0 có thể là cá thể dị hợp tử với một đoạn chèn của gen

chuyển.

Kiểm định Khi bình phƣơng tƣơng tự với 330 phơi F1 của cá c7F0 bao gồm 167 phôi biểu hiện CFP và 163 phôi không biểu hiện CFP cũng cho kết quả là tỉ lệ CFP+:CFP- ở phôi F1 của cá này tuân theo tỉ lệ 1:1, hay c7F0 cũng có thể là cá thể

dị hợp tử với một đoạn chèn của gen chuyển.

Chúng tơi cũng phân tích thống kê tƣơng tự với phôi F1 của cá c9F0 và d4F0 nhƣng kết quả cho thấy tỉ lệ CFP+:CFP- ở con F1 của cả hai cá thể này không tuân theo tỉ lệ 1:1.

Nhƣ vậy, kết quả lai ngoại phối bốn cá thể cá thế hệ F0 đã tìm ra hai cá thể cá d1F0 và c7F0 có khả năng là cá dị hợp tử một đoạn chèn với gen chuyển. Để khẳng định điều này, chúng tơi tiếp tục lai phân tích cá ở các thế hệ F1 và F2 của chúng và phân tích kết quả phép lai (xem 3.1.2).

Tỉ lệ CFP+:CFP- ở phôi F1 của hai cá c9F0 và d4F0 khác với 1:1, cho thấy các cá này có thể chứa nhiều đoạn chèn của gen chuyển trong hệ gen của chúng và các đoạn chèn đó có thể nằm ở các nhiễm sắc thể khác nhau nên không di truyền theo luật Menđen với một cặp gen. Để tìm ra đƣợc thêm một số dịng cá có một đoạn chèn với gen chuyển, chúng tơi cũng tiếp tục lai phân tích cá F1 của hai cá thể cá c9F0 và d4F0, kết quả đƣợc trình bày ở phần sau (xem 3.1.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tách dòng và đánh giá mức độ khoáng hóa xương của cá medaka chuyển gen ranklHSECFP001 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)