Phổ hấp thụ hồng ngoại của tenoyltrifloaxeton

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu khả năng ứng dụng của một số phức chất đất hiếm phát huỳnh quang (Trang 40 - 42)

Hình 3.2. Phổ hấp thụ hồng ngoại của [Eu(TTA)3(H2O)2]

Việc quy kết dải hấp thụ trong phổ hồng ngoại của các phức chất dựa trên việc so sánh phổ của chúng với phổ của phối tử tự do (Bảng 3.12).

Bảng 3.2. Các dải hấp thụ đặc trƣng trong phổ IR của phối tử và phức chất bậc hai

STT Hợp chất υsO-H υsCH υsC=O υsC-F υsM-O

1 HTTA - 3120 1598 1201 - 2 [Eu(TTA)3(H2O)2] 3373 - 1604 1192 1150 1062 582

Trên phổ hồng ngoại của phức chất có dải hấp thụ tù và rộng, có cường độ trung bình trong vùng 3373 cm-1, được quy gán cho dao động hố trị của nhóm -OH trong phân tử H2O phối trí. Dải hấp thụ tại 1598 cm-1

đặc trưng cho dao động của nhóm C=O trong phối tử dịch chuyển về vùng có số sóng cao hơn trong phức chất (1604cm-1). Chúng tôi cho rằng sự dịch chuyển này là do ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp của đixeton và của vòng benzen. Cũng do hiệu ứng này mà dải hấp thụ C-F của phối tử ở 1201 cm-1 đã dịch chuyển về vùng có số sóng cao hơn trong phổ của phức chất (1062-1192 cm-1). So với phổ hấp thụ hồng ngoại của phối tử, trong phổ của phức chất xuất hiện thêm các dải hấp thụ đặc trưng với cường độ trung bình trong vùng 582 cm-1, dải này được quy kết cho dao động hoá trị của liên kết M-O. Các kết quả thu được cho thấy đã có sự hình thành liên kết giữa cation kim loại và phối tử qua các nguyên tử O của phối tử.

3.2.2. Phổ hấp thụ hồng ngoại của các phức chất hỗn hợp

Phổ hấp thụ hồng ngoại của o-phenanthrolin và phức chất hỗn hợp [Eu(TTA)3(phen)2] được đưa ra ở các Hình 3.3-3.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu khả năng ứng dụng của một số phức chất đất hiếm phát huỳnh quang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)