(Đvt:nghìn đồng) NGUỒN VỐN 2009 Tỷ trọng% 2010 Tỷ trọng% 2011 Tỷ trọng% A.NỢ PHẢI TRẢ 30,187,553 38.82 35,572,580 39.42 36,566,069 39.49 I.Nợ ngắn hạn 25,489,265 32.78 24,545,569 27.20 28,254,117 30.52 II.Nợ dài hạn 4,698,287 6.04 11,027,010 12.22 8,311,952 8.97 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 47,573,347 61.18 54,646,834 60.58 56,021,150 60.51 TỔNG NGUỒN VỐN 77,760,900 10.00 90,219,415 100.00 92,587,219 100.00
(nguồn công ty cà phê Mê Trang)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng của nợ phải trả tăng qua các năm.Năm 2009, tổng nợ phải trả là 30,187,553(nghìn đồng) chiếm 38.82 % tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Sang năm 2010 tăng lên 35,572,580(nghìn đồng) tương đương 39.42 % trong tổng nguồn vốn. Nâm 2011 tiếp tục tăng lên 36.566,069 tỷ đồng chiếm 39.49 %.Công ty chấp nhận rủi ro về tài chính khi vay ngân hàng để tăng mạnh nguồn vốn kinh doanh của mình.Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất,có điều này vì công ty đã tiến hành vay vốn ngân hàng để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho việc sản xuất kinh doanh,phục vụ cho chiến lược phát triển của mình.Cùng với tổng nợ phải trả tăng thì nợ ngắn hạn cũng tăng lên
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm.Tuy nhiên vì tỷ lệ tổng nơ phải trả của công ty tăng qua các năm nên tỷ lê của nguồn vốn chủ sở hữu trong vốn nguồn kinh doanh giảm xuống..Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn đầu tư chủ sỏ hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2009 là 61.18 %, giảm còn 60.58 % năm 2010 và còn 60.51 % ở năm 2011. Công ty nên lưu ý vấn đề này,tránh để rơi vào tình trạng nợ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng cơ cấu vốn của công ty và khả năng chi trả của mình
b.Phân tích khả năng thanh toán
Bảng các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán
(đơn vị tính:nghìn đồng) STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Mức % Mức % 1 Tổng tài sản 77,760,900 90,219,415 92,587,219 12458515 16.02 2,367,804 2.62 2 Tổng nợ phải trả 30,187,553 35,572,580 36,566,069 5385027 17.84 993,489 2.79 3 Nợ ngắn hạn 25,489,265 24,545,569 26,130,239 -943,696 -3.70 1,584,670 6.45 4 Tổng tslđ&đtnh 23,805,684 23,387,290 28,254,117 -418,394 -1.76 4,866,827 20.8 5 Tiền mặt 293,195 1,841,801 1,080,885 1,548,606 528.32 -760,916 -41.31 6 Tỷ số thanh toán hiện hành (1/2) 2.576 2.536 2.53 -0.04 -1.55 -0.006 -0.23 7 Hệ số thanh toán nơ ngắn hạn (4/3) 0.934 0.953 0.92 0.019 2.03 -0.033 -3.46 8 Hệ số thanh toán nhanh (5/3) 0.0114 0.075 0.04 0.0636 557.89 -0.035 -46.66
(nguồn công ty cà phê Mê Trang)
Nhận xét
-Tỉ số thanh toán hiện hành phản ánh tổng quát tình hinh tài chính của doanh nghiệp.Doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh bình thường thì tỉ số này luôn lớn hơn 1.Có thể nói khi công ty có các hệ số thanh toán nợ ở mức cao,cụ thể là 2.576 ở năm 2009;2.536 ở năm 2010 và 2.53 ở năm 2011 thì điều này chứng tỏ công ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ của mình.Tỷ số nay giảm qua các năm phần nào hiểu được vì nợ phải trả của công ty tăng lên hàng năm.
-Tỉ số thanh toán ngắn hạn cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kì kinh doanh) của doanh nghiệp cao hay thấp.Năm 2009 là 0.934 nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng
0.934 (đồng) tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.Sang năm 2010 thì tăng lên 0.953 và giảm xuống 0.92 ở năm 2011.Đây không phải là điều tốt cho công ty,vì việc giảm chỉ số này khiến công ty gặp khó khăn cho việc hoạt động sản xuất của mình.
-Hệ số thanh toán nhanh chứng minh khả năng thanh toán tức thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả.Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 là 0.0114 nhưng tăng mạnh lên 0.075 ở năm 2010 (tăng 557.89%),năm 2011 có giảm hơn so với năm 2010 còn 0.0636.Công ty nên có chính sách cụ thể để tăng lượng tiền mặt để đảm bảo cho việc chi trả công nợ và giảm rủi ro do thiếu lượng tiền mặt trong quỹ.
Qua phân tích các chỉ số trên có thể thấy công ty có một nguồn tài chinh khá đảm bảo trước các đối tác kinh doanh của mình,điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của công ty ngày một cao hơn và vững vàng hơn trên thương trường
II.3>THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CÀ PHÊ BỘT CỦA CÔNG TY CP MÊ TRANG TẠI THỊ TRƯỜNG NHA TRANG
II.3.1>Tổng quan công tác quản trị kênh phân phối
Quản trị kênh phân phối Tuyển chọn các TGPP - Quy trình tuyển chọn - Đánh giá các công tác tuyển chọn các TGPP Kích thích các TGPP - Các chính sách hỗ trợ - Đào tạo TGPP
- Theo dõi kiểm tra, kiểm soát hoạt động TGPP
Đánh giá công tác quản trị kênh phân phối - Doanh thu - Công nợ
II.3.2>Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối cà phê bột của công ty II.3.2.1>Yếu tố bên ngoài
a.Xu hướng tiêu dùng xã hội
Nền kinh tế Việt Nam đang trỗi dậy và biến chuyển rõ rệt,đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao kéo theo sự tiêu dùng trong dân cư,nhất là những tiêu dùng mang tính chất thường xuyên hàng ngày như giải khát,đáp ứng nhu cầu thư giãn,phục vụ thói quen sở thích của người dân như sản phẩm cà phê thì có sư gia tăng rõ rệt.
Tại Nha Trang người dân có thói quen ngồi cà phê vỉa hè,và các quán cà phê vỉa hè ngày càng mọc lên nhiều hơn.Dòng sản phẩm cà phê bột của công ty với giá cả phải chăng, giá vừa phải mà chất lượng không hề thua kém sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh,hơn nữa các chính sách hỗ trợ khách hàng của công ty là một thế mạnh khiến sản phẩm của công ty ngày càng được ưa chuộng.Mạng lưới kênh phân phối của công ty phụ thuộc một phần vào các quán cà phê cóc này.Chính vì thế mà ngay từ đầu công ty đã xác định chính nhóm khách hàng này sẽ mang lại nguồn doanh thu chính cho công ty thông qua đội ngũ nhân viên thị trường mang sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
b.Điều kiện tự nhiên
Khí hậu thời tiết có khi biến động phức tạp làm cho nhu cầu nước giải khát và giải trí không ổn định.Mưa nhiều gây khó khăn cho hoạt động phân phối (quán cà phê cóc không bán thì nhân viên không giao sản phẩm được),những đợt nóng kéo dài vào mùa hè lại làm cho cung không kịp cầu.Thời tiết khó khăn hay thuận lợi đều gián tiếp tác động đến tiến trình và hiệu quả hoạt động phân phối sản phẩm của công ty.
c.Đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn mới
Tình hình cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm cà phê hiện nay chủ yếu là về giá cả,hương vị..nhưng vấn đề về phân phối sản phẩm cũng là một vấn đề cần phải lưu tâm.Bởi vì thị trường Nha Trang thì nhỏ mà có quá nhiều đối thủ kinh doanh cùng kĩnh vực như cà phê Hoàng Tuấn, Cà phê Nha Trang…thì vấn đề giành
thị phần giữa đội ngũ bán hàng của công ty này với hãng khác là điều mang tính sống còn.
Mỗi khi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có sự tham gia của đối thủ mới thì tất nhiên sẽ làm giảm lợi nhuận hiện tại của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác với năng lực sản xuất thì mới mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.Mặc dù không phải bao giờ doanh nghiệp cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành cũngảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược kinh doanh của công ty (Vd mặt hàng cà phê tươi của Trung Nguyên ra đời không chỉ đơn thuần là 1 sản phẩm mới tung ra thị trường mà còn có thể tác động đến kênh phân phối sản phẩm của công ty,các quán cà phê ưa chuộng sản phẩm mới của Trung Nguyên vì ưu điểm tiết kiêm thời gian pha cà phê cho khách nên sẽ dần ít sử dụng sản phẩm cà phê bột truyền thống hơn)
Ngành mua và chế biến cà phê mà công ty đang tham gia kinh doanh sản xuất hiện tại vẫn là ngành kinh doanh hấp dẫn cho các đối thủ khác tham gia vào, nhất là tại thị trường tỉnh Khánh Hòa, số lượng đối thủ muốn tham gia vào ngành không phải là hiếm. Do đó,để bảo vệ vị trí cạnh tranh của công ty bao gồm việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như lợi thế do sản xuất quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao,khả năng hạn chế trong việc thâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng và ưu thế về giá thành mà các đối thủ cạnh tranh không tạo ra được… doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược để phát triển manh hơn thương hiệu của mình trên thị trường với các chính sách phân phối có hiệu quả
II.3.2.2>Yếu tố bên trong
a.Khả năng tài chính của công ty
Qua các bước phân tích tình hình tài chính của công ty ở phần trên có thể nhận thấy công ty có khả năng và tiềm lực để phục vụ cho việc thực hiện chiến lược phát triển của công ty với công cụ là các chính sách phân phối sản phẩm.Với nguồn vốn kinh doanh dồi dào (hơn 92 tỷ đồng),công ty có khả năng đầu tư sản xuất một cách thuận lợi,không lo bị thiếu hụt vốn.Tuy nhiên vấn đề nợ phải trả của công ty cũng
cần phải lưu tâm đến,nếu công ty để số nợ tăng lên quá cao thì sẽ gây ra tình trạng mất khả năng chi trả,dẫn đến cắt giảm nguồn nhân lực mà trong đó ít nhiều ảnh hưởng đến kênh phân phối của công ty.
b.Tình hình nhân sự
Công ty có lực lượng nhân viên bán hàng đông đảo, có năng lực,kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của công ty.Có phòng marketing hoạch định các chính sách phân phối của công ty.Toàn thành phố Nha Trang có tất cả gần 25 nhân viên thị trường tỏa đi khắp mọi ngóc ngách,đưa sản phẩm cà phê của công ty đến tận tay người tiêu dùng dù là ở bất cứ đãu.Tuy nhiên điểm hạn chế là sự phân bố lượng nhân viên không đều,có tuyến tập trung đông đảo ở Bình Tân,trung tâm thành phố..nhưng có tuyến lại thưa như là ở Rù Rì,Vĩnh Phương,thỉnh thoảng gây ra hiện tượng chồng chéo nhau.Đây cũng là một điểm công ty cần lưu tâm.
c.Sản phẩm của công ty
Trong những năm qua, công ty luôn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm để phục vụ và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và thị hiếu của các khách hàng khác nhau.Ngay ở dòng cà phê bột của công ty đã có 7 loại P và 9 loại sản phẩm chính.Với các sản phẩm loại P (nhất là loại M và G) được phân phồi nhiều cho các quán cà phê vỉa hè;các sản phẩm chính được bán ở các phòng trưng bày để khách hàng mua làm quà tặng,hoặc mua về sử dụng..Việc phong phú về chủng loại sản phẩm góp phần thuận lợi cho kênh phân phối sản phẩm của công ty phát triển,người bán cà phê vỉa hè không thể tiêu thụ sản phẩm cà phê đắt tiền được(thường thì họ tiêu thụ cà phê loại M có giá là 62000đồng/kg để bán 1 ly cà phê có giá là 5000đồng) còn những quán lớn hơn thì tiêu thụ cà phê giá cao hơn.Tuy nhiên công ty phải lưu tâm vấn đề tạo niềm tin ở khách hàng,giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo cho mỗi sản phẩm của mình.
II.3.3>Cấu trúc hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty tại thị trường Nha Trang