Đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 33 - 40)

Đơn vị hành chính Số phƣờng (xã, thị trấn) Diện tích (km²) (2009) Dân số (ngƣời) (Điều tra dân

số 1/4/2009) Mật độ (ngƣời/km²) Toàn Thành phố 70 phường, 10 thị trấn, 148 1.505,74 1.837.173 1.220,11

Quận Dương Kinh 6 phường 45,85 48.700 1.062,16 Quận Đồ Sơn 7 phường 42,37 44.514 1.050,6 Quận Hải An 8 phường 88,39 103.267 1.168,31 Quận Kiến An 10 phường 29,6 97.403 3.290,64 Quận Hồng Bàng 11 phường 14,27 101.625 7.121,58 Quận Ngô Quyền 13 phường 10,97 164.612 15.005,65 Quận Lê Chân 15 phường 12,31 209.618 17.028,27 Huyện An Dương 1 thị trấn + 15

xã 98,29 160.751 1.635,47

Nguồn: Số liệu về dân số lấy từ Kết quả Tổng điểu tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009 tại website của Tổng cục Thống kê.

Dự kiến đến năm 2025, Hải Phòng sẽ tiến hành chia tách các huyện cũ để thành lập thêm 5 quận mới: Bến Rừng, Bắc Sông Cấm, Tây Bắc, An Dương và Tràng Cát - Cát Hải. Nâng tổng số quận lên thành 12 quận, mở rộng vùng trung tâm.

1.7.1.3. Sơ lược về tự nhiên

Địa hình phía bắc của Hải Phịng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển. Sơng ngịi ở Hải Phịng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km². Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đơng Nam. Ngồi ra, Hải Phịng có bờ biển dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng.

Thời tiết Hải phịng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đơng khơ và lạnh, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5°C, mùa đông là 20,3°C và nhiệt độ trung bình năm là trên 23,9°C. Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600-1800 mm. Độ ẩm trong khơng khí trung bình 85 - 86%.

1.7.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là một "trung tâm kinh tế quan trọng" của miền Bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phịng là thành phố cấp 1, ngang hàng với Sài Gòn và Hà Nội. Những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp đã có những đề xuất xây dựng Hải Phịng thành "thủ đơ kinh tế" của Đông Dương [18].

Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong tốp 5 tỉnh/thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là ln đứng ở vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hà Nội. Năm 2009, thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt 34.000 tỉ đồng. Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 47.725 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010. Dự kiến năm 2012, Thành phố tổng thu ngân sách 56.470 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phịng xếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành [18].

Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thơng đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [18].

Hải Phịng có nhiều khu cơng nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng

là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phịng và Quảng Ninh, nằm ngồi Quy hoạch vùng thủ đơ Hà Nội. Hải Phịng cịn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh quân khu 3 và Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. Đến nay, Hải Phịng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hố với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Hải Phòng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước.

Tính đến năm 2012, trên địa bàn thành phố có 5 trường Đại học và Học viện, 16 trường Cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 56 trường Trung học phổ thông và hàng trăm trường học từ bậc học cơ sở tới ngành học mầm non. Hải Phịng cũng là địa phương duy nhất có học sinh đạt giải Olympic quốc tế trong 16 năm liên tiếp.

Với lợi thế là một thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Các trường của Hải Phịng đều có cơ sở vật chất rất tốt và tồn diện.

1.7.3. Nhu cầu quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng

Tồn thành phố có 09 Bệnh viện tuyến thành phố, 14 Bệnh viện đa khoa quận, huyện và 02 Trung tâm Y tế quận Dương Kinh và Kiến An có giường bệnh. Đối với khối Y tế dự phòng 01 Trung tâm Y tế dự phòng Thành Phố; 12 Trung tâm y tế Quận, Huyện. Đối với khối Trung tâm chuyên khoa và các đơn vị trực thuộc có 15 đơn vị. Có 224 Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê năm 2013, trên tồn địa bàn thành phố Hải Phịng mới chỉ có 3/25 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải, 7/25 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải, số cịn lại có hệ thống xử lý nước thải xuống cấp gây ô nhiễm mơi trường hoặc chưa có thơng tin cụ thể.

Theo ước tính, lượng rác thải y tế sẽ tiếp tục gia tăng cùng với sự gia tăng của số lượng giường bệnh. Do đó, quản lý chất thải y tế được coi là nhu cầu cấp

thiết hiện nay tại thành phố Hải Phòng. Theo dự kiến, đến cuối năm nay, chính quyền thành phố sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 4 bệnh viện lớn của thành phố.

CHƢƠNG 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu đề tài

 Đánh giá được thực trạng chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng;

 Xác định được tình hình quản lý chất thải y tế hiện nay ở thành phố Hải Phòng;

 Đề xuất được một số giải pháp tăng hiệu quả quản lý chất thải y tế của thành phố Hải Phòng qua các trường hợp nghiên cứu

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Hệ thống bệnh viện trên địa bản thành phố Hải Phòng, gồm: 09 bệnh viện tuyến thành phố, 14 bệnh viện đa khoa quận, huyện và 02 trung tâm y tế quận Dương Kinh và Kiến An có giường bệnh. Đối với khối Y tế dự phòng: 01 Trung tâm Y tế dự phòng Thành Phố; 12 Trung tâm y tế Quận, Huyện. Đối với khối Trung tâm chuyên khoa và các đơn vị trực thuộc có 15 đơn vị. Khoảng 224 Trạm y tế xã, phường, thị trấn; 14 Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình quận huyện.

Do số lượng các bệnh viện trên địa bàn thành phố là rất lớn, bao gồm các bệnh viện tuyến thành phố và tuyến quận, huyện. Cho nên, căn cứ vào sự phân bố các bệnh viện, chức năng khám chữa bệnh theo quy mô vùng và dựa trên kết quả đánh giá tình hình chất thải ý tế tổng quan tồn thành phố, học viên đã lựa chọn tập trung

nghiên cứu trọng điểm vấn đề quản lý chất thải rắn y tế để đánh giá thực trạng vấn

đề ở một số bệnh viện sau:

- Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng - Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

- Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong quá trình thực hiện bao gồm:

- Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu liên quan đến

có liên quan đến nội dung đề tài từ các bệnh viện, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường; từ các nguồn thứ cấp (tài liệu đã công bố) từ sách, báo, tạp chí, thơng tin trên mạng, v.v. Sau đó đã lựa chọn những thông tin liên quan để tổng hợp thành các thông tin cần thiết phục vụ cho luận văn.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố bằng phiếu điều tra. Phiếu điều tra được gửi đến các bộ phận và cán bộ chức năng trong bệnh viện gồm: Giám đốc bệnh viện, Phụ trách bộ phận quản lý môi trường bệnh viện, các cán bộ thực hiện chăm sóc mơi trường bệnh viện và một số bác sỹ tại bệnh viện nghiên cứu. Thực hiện điều tra khảo sát nhằm lấy ý kiến của các bộ phận, cán bộ liên quan đến quản lý môi trường bệnh viện nhằm làm rõ hơn phần nào về thực trạng quản lý môi trường bệnh viện tỉnh và để nắm bắt được quan điểm, cách nhìn nhận và hiểu biết của các thành phần này đối với vấn đề ô nhiễm môi trường bệnh viện do chất thải.

- Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu: Từ các số liệu thu

thập được, chỉnh lý và tổng hợp lại, thống kê từ các điểm số, những ý kiến, nhận xét làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề luận văn quan tâm.

- Phương pháp tham kiến chuyên gia: Các thông tin sau xử lý được tham

kiến các chuyên gia,các thầy cô giáo, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất thải bệnh viện như Cục Quản lý môi trường y tế, Sở Tài Nguyên và Môi trường và Sở Y tế tthành phố Hải Phòng, cán bộ quản lý và phụ trách bệnh viện,... để xác nhận và điều chỉnh các kết quả điều tra khảo sát. Ngoài ra, đã tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá.

- Phương pháp so sánh nhằm đánh giá mức độ chênh lệch trong việc quản

lý môi trường. Phương pháp này bao gồm so sánh các tiêu chí trong cơng tác bảo vệ mơi trường và so sánh tổng thể thực trạng bảo vệ môi trường giữa các bệnh viện nghiên cứu.

2.4. Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá

Việc đánh giá công tác quản lý môi trường là rất khó nếu khơng có những định lượng cụ thể, rõ ràng. Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá để xác định mức

độ của một mơ hình quản lý mơi trường, song việc làm này đơi khi cũng khó được chấp nhận và thường gặp phải những tranh cãi. Tuy nhiên, để thuận tiện và phù hợp với mức độ của luận văn, các tiêu chí đánh giá được xây dựng và được tham khảo qua ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường [12]. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí xây dựng là một phương pháp khoa học đã được các nhà khoa học trên thế giới áp dụng. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger (2009) về hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường [19].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên (2009) cũng đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng tính khoa học chưa cao do chỉ dựa vào khảo sát và cách nhìn nhận của cá nhân để đánh giá, cho điểm nên rất khó định lượng. Do đó, nghiên cứu này sẽ xây dựng các tiêu chí mới dựa trên Quy chế Quản lý chất thải y tế năm 2007 của Bộ Y tế làm cơ sở để đánh giá [7].

Các tiêu chí đánh giá được phân loại theo các hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện. Để dễ dàng đánh giá thực trạng quản lý và bảo vệ môi trường của bệnh viện chúng tôi đã chia ra các nhóm tiêu chí, sau đó đánh giá tổng hợp về thực trạng quản lý mơi trường. Các nhóm tiêu chí như vậy gồm:

a) Nhóm tiêu chí đánh giá về cơng tác phân loại chất thải rắn bệnh viện: Các

tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) và một số tài liệu tham khảo để xây dựng [4].

b) Nhóm tiêu chí đánh giá về cơng tác vận chuyển: Các tiêu chí đánh giá này

dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) và Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại, cũng như một số tài liệu tham khảo khác.

c) Nhóm tiêu chí về lưu giữ chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này

d) Nhóm tiêu chí đánh giá về hoạt động xử lý chất thải rắn y tế: Các tiêu chí

đánh giá này được chỉnh sửa cho phù hợp dựa trên việc tham khảo một số tài liệu hướng dẫn trong nước [10].

e) Nhóm tiêu chí đánh giá về hệ thống thu gom xử lý nước thải và khí thải:

Các tiêu chí này được tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ một số tài liệu hướng dẫn trong nước [10].

Các nhóm tiêu chí trên chỉ nhằm để đánh giá về cơng tác quản lý bảo vệ môi trường tại bệnh viện chứ khơng đánh giá về mặt kỹ thuật như tiêu chí đánh giá hệ thống xử lý nước thải, tiêu chí đánh giá về hệ thống xử lý chất thải rắn,… Các tiêu chí đánh giá như vậy sẽ được thảo luận trong phần kết quả nghiên cứu dựa vào các kết quả khảo sát cụ thể.

Các bảng điểm đánh giá theo các tiêu chí được trình bày trong phần phụ lục. Bảng dưới đây đưa ra một ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại chất thải rắn bệnh viện. Các tiêu chí đánh giá và các chuẩn mực được trình bày chi tiết trong phần Phụ lục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)