Ví dụ về xác định mức độ quan trọng của tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 42)

Chuyên gia Tổng cộng/mức quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiêu chí về hộp đựng chất thải sắc nhọn 1 1 1 1 1 1 3 2 2 1 14/1 Tiêu chí về thùng đựng chất thải 3 3 3 2 3 3 2 2 3 2 26/4 Tiêu chí về biểu tượng chỉ

Theo ví dụ này thì tiêu chí Phân loại rác tại nơi phát sinh được xếp loại rất quan trọng; tiêu chí Vật sắc nhọn được đựng trong các hộp quy chuẩn được xếp loại quan trọng vừa phải và tiêu chí Chất thải được đựng trong các bao bì theo mã màu quy định được xếp loại không quan trọng lắm. Bảng khảo sát lấy ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của tất cả các tiêu chí được trình bày chi tiết trong phần phụ lục.

2.6. Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động

Các tiêu chí được đưa ra nhằm đánh giá mức độ tuân thủ theo quy định. Mức độ tuân thủ của từng hoạt động sẽ được xây dựng qua quá trình điều tra khảo sát được phân thành 3 loại như sau:

- Tuân thủ tốt – 3 điểm: Tất cả các khâu, các bộ phận đều tuân thủ.

- Tuân thủ trung bình – 2 điểm: Chỉ có khoảng ½ các khâu, các bộ phận tuân thủ.

- Tuân thủ kém – 1 điểm: Hầu hết các bộ phận khơng tn thủ.

2.7. Tính tốn tổng hợp về công tác quản lý môi trƣờng theo từng hoạt động của tiêu chí

Từ các tiêu chí đã được cho điểm và mức độ quan trọng cũng như mức độ tuân thủ, cơng tác quản lý mơi trường sẽ được tính theo cơng thức dưới đây [11]:

CT = TC x QT x TT Trong đó:

- CT là đánh giá về công tác quản lý môi trường

- TC là điểm đánh giá thực hiện của tiêu chí đó tại bệnh viện - QT là mức độ quan trọng của tiêu chí

- TT là mức độ tn thủ của tiêu chí trong tồn bệnh viện

2.8. Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát

Phiếu điều tra khảo sát được chuẩn bị nhằm bổ sung thông tin và nắm bắt chính xác hơn về cơng tác quản lý môi trường tại bệnh viện. Hơn nữa, mục tiêu của phiếu khảo sát là mong muốn tìm hiểu mức độ nhận thức và ý thức của những người tham gia công tác bảo vệ mơi trường tại bệnh viện. Chính vì vậy, phiếu khảo sát được gửi đến các bộ phận liên quan gồm:

- Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác bảo vệ môi trường - Người chịu trách nhiệm quản lý chung về môi trường tại bệnh viện - Cán bộ bộ phận phân loại rác thải

- Cán bộ vận hành trạm xử lý nước thải - Cán bộ vận hành lò đốt chất thải rắn

- Một số cán bộ công nhân thực hiện trực tiếp công tác bảo vệ môi trường Các nội dung của phiếu điều tra được trình bày trong phần Phụ lục – Mẫu Phiếu điều tra.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng

3.1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn y tế

3.1.1.1. Sơ lược mạng lưới các cơ sở y tế tại Thành phố Hải Phòng

a) Hệ điều trị:

Trên địa bàn thành phố Hải Phịng hiện có 23 bệnh viện và 02 trung tâm y tế có giường bệnh gồm:

Tuyến thành phố:

- Khối Bệnh viện thành phố:

+ Bệnh viện đa khoa: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Bệnh viện đa khoa Kiến An.

+ Bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt.

Tuyến quận, huyện:

+ Bệnh viện: 14 Bệnh viện bao gồm - Bệnh viện Đa khoa Lê Chân, Bệnh viện Đa khoa Hồng Bàng, Bệnh viện Đa khoa Ngô Quyền, Bệnh viện Đa khoa Hải An, Bệnh viện Đa khoa Đồ Sơn, Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương, Bệnh viện Đa khoa An Lão, Bệnh viện Đa khoa Tiên Lãng, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Bảo, Bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, Bệnh viện Đa khoa Kiến Thụy, Bệnh viện Đa khoa Cát Bà, Bệnh viện Đa khoa Đôn Lương – Cát Hải, Bệnh viện Đa khoa Bạch Long Vỹ.

+ Trung tâm Y tế quận, huyện: 02 Trung tâm y tế có giường bệnh là: Trung tâm Y tế Kiến An, Trung tâm Y tế Dương Kinh.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hải Phịng cịn có 04 bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Hồng Phúc, Bệnh viện Văn Cao, Bệnh viện Hồng Đức, Bệnh viện Phụ Sản Tâm Phúc) và 07 Bệnh viện thuộc Bộ, Ngành đóng trên địa bàn thành phố Hải Phịng (Phân viện 7 thuộc Bệnh viện Quân khu 7 – Quân khu 3, Bệnh viện Đại học

Y Hải Phòng, Bệnh viện Giao thông vận tải 3, Viện Y học Hải Quân, Viện Y học Biển, Bệnh viện Công an, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bưu Điện).

b) Hệ dự phịng:

Hiện nay, Hải Phịng có 12 Trung tâm Y tế, 226 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và 14 Trung tâm Dân số - KHHGĐ quận/huyện.

- 12 Trung tâm Y tế gồm: Trung tâm Y tế Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An, Đồ Sơn, An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Cát Hải. Trong số đó có 2 Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia và Chi cục An toàn vệ sinh Thực phẩm thực hiện công tác quản lý nhà nước và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm là cơ quan pháp lý về mặt xác định chất lượng thuốc và mỹ phẩm trên địa bàn Thành Phố. Trung tâm này thực hiện nhiệm vụ kiểm nghiệm và nghiên cứu kiểm nghiệm các loại thuốc, mỹ phẩm, nguyên liệu, dược liệu qua các khâu thu mua, sản xuất, pha chế, bảo quản, phân phối do các cơ sở gửi tới hoặc lấy về kiểm tra. Đồng thời tham mưu cho Sở Y tế các biện pháp để tránh việc lưu hành các loại thuốc và mỹ phẩm kém chất lượng và thuốc giả mà qua kiểm tra Trung tâm phát hiện được; các đơn vị Y tế Dự phòng còn lại thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và một số nhiệm vụ khác được Sở Y tế giao.

- 226 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 144 Trung tâm Y tế xã; 70 Trung tâm Y tế phường; 10 Trung tâm Y tế thị trấn là có giường bệnh (ước tính khoảng 5 giường/trạm) và 02 Trung tâm Y tế khơng có giường bệnh (Trung tâm Y tế Trân Châu, Trung tâm Y tế Hải Sơn).

- 14 Trung tâm Dân số - KHHGĐ quận, huyện trực thuộc Chi cục Dân số KHHGĐ, riêng huyện đảo Bạch Long Vỹ chưa có Trung tâm Dân số - KHHGĐ.

Các Bệnh viện tuyến thành phố cơ bản đã lập Đề án bảo vệ môi trường và quan trắc môi trường hàng năm, các Bệnh viện huyện gần như chưa lập Đề án này.

Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hải Phịng có vị trí và khoảng cách gần so với trung tâm thành phố, địa hình đồng bằng, giao thơng đi lại thuận

tiện nên thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý CTYT tập trung. Ngoài ra, thành phố Hải Phịng có 03 Bệnh viện nằm trên đảo (Bệnh viện Đa khoa Cát Bà, Bệnh viện Đa khoa Đôn Lương Cát Hải và Bệnh viện Đa khoa Bạch Long Vỹ) nên chỉ xử lý rác thải y tế nguy hại theo hình thức tại chỗ.

3.1.1.2. Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế

Theo khảo sát của Sở Y tế năm 2012, tổng số giường bệnh trên địa bàn thành phố Hải Phịng có hơn 7.600 giường bệnh. Mỗi ngày các cơ sở y tế trong thành phố phát sinh khoảng hơn 7 tấn chất thải y tế, trong đó có khoảng 1,2 tấn chất thải y tế nguy hại (chiếm 15%). Lượng chất thải y tế phát sinh trung bình là 1,0 kg/giường bệnh/ngày, trong đó chất thải nguy hại khoảng 0,18 kg/giường bệnh/ngày. Lượng chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện trong thành phố thay đổi từ 0,1 - 0,3 kg/giường bệnh/ngày tùy từng loại bệnh viện. Bệnh viện có mức độ xả thải chất thải nguy hại nhiều nhất là Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp (0,23 kg/giường/ngày) và Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng (0,22 kg/giường/ngày);và Bệnh viện Đa khoa Kiến An (0,2 kg/giường/ngày) hai bệnh viện có mức độ xả thải CTNH thấp nhất là Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương (0,06 kg/giường/ngày).

Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các nguồn thải nhỏ chưa được khảo sát. Nếu ước tính mỗi Cơ sở Y tế Dự phòng tuyến thành phố xả thải 1,9 kg CTNH/ngày và tuyến huyện xả 0,2 kg CTNH/ngày, mỗi Phòng khám Tư nhân và Trạm Y tế xã xả ra 0,15 kg/ngày thì tổng khối lượng CTNH phát sinh từ các nguồn thải nhỏ trong thành phố là 49,1 kg/ngày.

Chất thải y tế nguy hại (CTNH) phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: chất thải lây nhiễm (sắc nhọn, không sắc nhọn, lây nhiễm cao, mơ bệnh phẩm); chất thải hóa học thường gặp trong y tế như dược phẩm bị hỏng hoặc quá hạn, hóa chất khử trùng, hóa chất chứa kim loại nặng, và các bình áp suất.

Cùng với việc phát triển kinh tế và theo chủ trương nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, lượng chất thải rắn y tế nguy hại của thành phố Hải Phòng cũng tăng lên.

Cơ sở y tế Số giường bệnh năm 2012 Số giường bệnh năm 2015 Mức độ xả thải (Kg/GB/ng) Năm 2012 Khối lượng (Kg/ngày) Năm 2015 Khối lượng (Kg/ngày) Khối bệnh viện Thành phố BV Việt Tiệp 1,082 1.200 0,23 248,86 276 BV Phụ Sản 650 900 0,175 113,75 157,5 BV Tâm thần 230 300 0,06 13,8 18 BV Y học cổ truyền 220 300 0,1 22 30 BV Mắt 30 50 0,16 4,8 8

BV Đa khoa Kiến An 450 500 0,2 90 100

BV Lao và Bệnh Phổi 266 300 0,17 45,22 51

BV Trẻ em 430 600 0,22 94,6 132

BV Điều dưỡng và Phục hồi

chức năng 120 150 0,13 15,6 19,5

Khối bệnh viện Quận, huyện

BV Đa khoa Ngô Quyền 160 200 0,15 24 30

BV Đa khoa Lê Chân 90 120 0,16 14,4 19,2

BV Đa khoa Hồng Bàng 110 150 0,15 16,5 22,5

BV Đa khoa Hải An 30 50 0,12 3,6 6

BV Đa khoa An Dương 180 220 0,175 31,5 38,5

BV Đa khoa Thủy Nguyên 362 400 0,13 47,06 52

BV Đa khoa Tiên Lãng 193 220 0,17 32,81 37,4

BV Đa khoa An Lão 350 400 0,16 56 64

BV Đa khoa Đồ Sơn 80 100 0,11 8,8 11

BV Đa khoa Kiến Thụy 175 200 0,14 24,5 28

BV Đa khoa Đôn Lương 50 100 0,1 5 10

BV Đa khoa Cát Bà 50 100 0,1 5 10

BV Đa khoa Vĩnh Bảo 246 300 0,12 29,52 36

Trung tâm y tế Dương Kinh 70 100 0,1 7 10

Trung tâm y tế Kiến An 80 100 0,1 8 10

Các trạm y tế xã, phường, thị

trấn 1.120 1.200 0,02

Các cơ sở tư nhân và trung tâm y

tế khác 1.094 1.100 0,01

Bảng 3.1. Bảng mô tả dưới đây thống kê và dự kiến khối lượng chất thải y tế

nguy hại phát sinh trong năm 2012 và 2015.

(Nguồn: Theo Kế hoạch Quản lý chất thải y tế thành phố Hải Phòng đến năm 2015)

3.1.2. Xử lý chất thải rắn y tế

Hiện nay, thành phố Hải Phịng đang áp dụng đồng thời 2 mơ hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các bệnh viện như sau:

- Mơ hình xử lý tại chỗ. - Mơ hình xử lý theo cụm y tế.

3.1.2.1. Mơ hình xử lý tại chỗ

- 05 bệnh viện đang có cơng trình xử lý CTRYT tại chỗ là, Bệnh viện Đa khoa Tiên Lãng, Bệnh viện Đa khoa Đồ Sơn, Bệnh viện Đa khoa Kiến Thụy; Bệnh viện Đa khoa Đôn Lương và Bệnh viện Đa khoa Bạch Long Vỹ. Tất cả các bệnh viện trên đều xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng lị đốt thủ cơng tự xây dựng. Bên cạnh đó có 02 bệnh viện đã được đầu tư thiết bị lò đốt rác y tế là Bệnh viện Cát Bà và Bệnh viện Vĩnh Bảo bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ theo QĐ số 47/2008/QĐ-TTg. Đến nay, mơ hình xử lý tại chỗ đều chỉ ra hiệu quả không mong muốn, như:

- Tốn kém nhiên liệu, chi phí vận hành cao.

- Với lò đốt thủ cơng, gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí ảnh hưởng đến sức khỏe của các Y Bác sỹ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thiết bị lò đốt rác thải y tế, nếu vận hành đúng quy trình thì khí thải có thể đạt tiêu chuẩn, khi lượng rác cho vào nhiều sẽ sinh ra nhiều khói đen, mùi khó chịu, hiệu quả xử lý không cao gây ảnh hưởng đến khu dân cư và mơi trường khơng khí xung quanh.

3.1.2.2. Mơ hình xử lý tập trung hoặc theo cụm cơ sở y tế

Ngoài các cơ sở đã xử lý tại chỗ nói trên, tất cả cơ sở y tế khác đều hợp đồng thuê vận chuyển và xử lý với Cơng ty Mơi trường đơ thị Hải Phịng để xử lý rác thải nguy hại và Cơng ty TNHH MTV Cơng trình Cơng cộng và Xây dựng Hải Phịng để vận chuyển tiêu hủy rác thải thông thường. Hiện tại, Cơng ty Mơi trường đơ thị

Hải Phịng xử lý rác thải y tế nguy hại bằng hình thức thu gom tập trung rồi đốt bằng thiết bị lò đốt rác.

Mặc dù vậy, q trình xử lý vẫn gây ơ nhiễm môi trường và không đảm bảo chất lượng khi xả thải, thêm vào đó là việc thuê thu gom và xử lý chiếm một phần khơng nhỏ chi phí của bệnh viện.

3.1.3. Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế

- Chất thải thông thường: Trên địa bàn thành phố Hải Phịng, Cơng ty TNHH MTV Cơng trình Cơng cộng và Xây dựng Hải Phịng chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải thơng thường từ các cơ sở y tế đi xử lý tại bãi rác tập trung của thành phố. Cơng ty có đăng ký giấy phép hành nghề, có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, đúng quy cách.

- Chất thải nguy hại: Các cơ sở y tế hợp đồng với Công ty TNHH Môi

trường đơ thị Hải Phịng để thu gom, vận chuyển và tiêu hủy. Tuy nhiên, q trình vận chuyển vẫn cịn chưa đúng quy cách, thêm vào đó do thời gian vận chuyển theo từng đợt, tần số vận chuyển của các cơ sở này cũng không theo dõi và kiểm soát được. Các bệnh viện lại chỉ có các nhà lưu giữ rác mà khơng có thiết bị bảo quản nên khó đảm bảo trong khâu lưu giữ, vận chuyển rác thải nguy hại.

3.1.4. Tiêu hủy sau cùng chất thải rắn y tế

Hiện tại, với các bệnh viện xử lý chất thải rắn bằng lị đốt thủ cơng thì sau khi xử lý tro lị đốt sẽ được chơn lấp tại chỗ. Đối với các bệnh viện có lị đốt, tro lị đốt được đem chôn lấp hoặc được chuyển tới các bãi rác chung của huyện để đổ. Còn với các bệnh viện khi thuê Cơng ty TNHH Mơi trường đơ thị Hải Phịng xử lý rác thải được đốt tại lò đốt rác của đơn vị rồi đem đi chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố. Một số bãi rác trên địa bàn thành phố chỉ là những bãi chứa rác, rác được chôn lấp. Cách xử lý này không đủ đảm bảo chất thải vệ sinh môi trường trong khu vực bãi, gây ô nhiễm mơi trường khơng khí khu vực xung quanh và phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh.

Như vậy, việc tiêu hủy sau cùng CTRYT hầu như không được kiểm soát. CTRYT nguy hại ở các phòng khám tư nhân vẫn còn được thu gom, vận chuyển,

tiêu hủy chung với chất thải thông thường. Tro của lị đốt ở các bệnh viện có lị đốt được vận chuyển chung với chất thải thông thường tới bãi rác của địa phương để chôn lấp mà khơng có biện pháp tiêu hủy đảm bảo. Các chất thải được phép tái chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 42)