Hệ thống quản lý RTYT đề xuất cho hệ thống BV Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 69 - 108)

Để thực hiện tốt mơ hình quản lý này, các biện pháp thực hiện cụ thể được đề xuất là:

a) Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng rác thải:

- Giảm tại nguồn: Lựa chọn việc mua bán vật tư sử dụng ít gây rác thải hay phát sinh ít rác thải nguy hại, ngăn ngừa lãng phí vật tư.

- Quản lý kho hố chất và dược phẩm: Đặt hàng với số lượng vừa phải, có hạn sử dụng lâu. Bệnh viện nên sử dụng các chất liệu có thể tái chế.

- Tái chế và tái sử dụng rác thải: Việc tái chế các vật liệu như đồng, giấy, thuỷ tinh, đồ nhựa có thể tiết kiệm cho bệnh viện qua việc giảm chi phí vận chuyển và tiêu huỷ hoặc thu thêm tiền từ việc bán các vật liệu tái chế, vì vậy nên khuyến

khích thực hiện cơng tác này.

b) Phân loại và bao gói rác thải y tế

- Nên tiến hành phân loại RTYT càng gần nơi rác thải phát sinh càng tốt, nên duy trì tại các khu vực tồn chứa và trong quá trình vận chuyển. Cách tốt nhất là thu gom rác thải đã phân loại vào các loại túi bóng hoặc thùng đựng rác theo quy định.

- Vật sắc nhọn bỏ vào các hộp cứng hoặc các hộp không bị xuyên thủng màu vàng theo kích cỡ phù hợp, dán nhãn “VẬT SẮC NHỌN”.

- Với rác thải lây nhiễm không sắc nhọn và lây nhiễm cao, gồm rác thải thuộc tiểu nhóm A, C và E trong nhóm chất thải lâm sàng sẽ đựng trong túi nhựa PE hoặc PP màu vàng chắc, khơng rị rỉ, dán nhãn “NGUY HẠI SINH HỌC”.

- Rác thải hoá chất và dược, bỏ vào các túi nilon hoặc thùng rác (tốt nhất là màu đen).

- Rác thải sinh hoạt bỏ vào túi màu xanh.

Nên phân loại RTYT nguy hại ngay tại các phòng, khoa khám chữa bệnh trong bệnh viện.

- Bao gói rác thải: Các loại RTYT có thể đốt được sau khi phân loại cần được gói trong những túi nilon màu vàng, khơng rị rỉ, khơng bị rách, chỉ dùng một lần và không bỏ rác đầy quá 3/4 thể tích của túi.

- Các thùng đựng vật sắc nhọn phải bằng vật liệu cứng không nên làm bằng chất liệu thuỷ tinh và phải có nắp đậy.

Đối với các phịng khám ngồi bệnh viện trên địa bàn cũng nên thu gom rác thải đã phân loại vào các loại túi bóng hoặc thùng đựng rác theo quy định như đối với các bệnh viện.

c) Thu gom, vận chuyển và lưu trữ rác thải

- Tại bệnh viện công nhân sẽ thực hiện thu gom, vận chuyển và tồn chứa rác thải phù hợp nhưng an toàn và hợp vệ sinh. Số lượng bao đựng rác với các màu đã quy định sẽ được cung cấp đủ và sẵn sàng cho việc thu gom rác thải. Xe thu rác cũng được trang bị vận chuyển một cách hợp lý.

đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về nhiệt độ, ánh sáng, mức an tồn đối với mơi trường xung quanh. Cụ thể: các bệnh viện cần lắp đặt các hệ thống làm lạnh trong kho chứa, mở rộng diện tích kho chứa phù hợp với lượng rác thải hằng ngày; bổ sung các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác lưu trữ. Bên cạnh đó cần đựa ra quy định cụ thể về thời gian vận chuyển chất thải đối với Công ty Môi trường.

- Rác thải gây độc tế bào phải được tồn chứa tách biệt với các loại RTYT khác ở một vị trí quy định.

- Việc vận chuyển rác thải trong bệnh viện từ điểm phân loại đến kho chứa bằng xe đẩy. Hiện tại, xe đẩy của các bệnh viện đều không đạt yêu cầu, tuy nhiên, để đầu tư theo đúng quy chuẩn sẽ rất tốn kém. Do đó, để hạn chế các vấn đề mơi trường mà vẫn đảm bảo vấn đề môi trường (một cách tối thiểu) và tiết kiệm kinh phí, hệ thống xe đẩy hiện tại vẫn được sử dụng. Các bệnh viện cần thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện này nhằm tránh rị rỉ chất thải ra ngồi.

- Các phịng khám ngồi bệnh viện nên thực hiện hợp đồng vận chuyển chất thải với các Công ty Môi trường trên địa bàn để thực hiện việc thu gom và vận chuyển rác thải y tế.

3.6.2. Giải pháp xử lý chất thải

a) Đối với rác thải

Các bệnh viện cần tiếp tục thực hiện hợp đồng xử lý chất thải với các Công ty Môi trường. Ngồi ra, cịn cần phải xây dựng và hồn thiện hệ thống lò đốt để xử lý chất thải y tế nguy hại.

b) Đối với nước thải

Như đã trình bày ở phần trên, các bệnh viện cần nâng cấp hệ thống xử lý nước thải để phù hợp với công suất và đạt tiêu chuẩn xử lý. Bên cạnh đó, cần đào tạo tốt đội ngũ nhân viên vận hành các bể xử lý nước và thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời xử lý các trường hợp thực hiện trái quy định hoặc các sự cố xảy ra trong q trình vận hành.

Các cơng nghệ xử lý nước thải bệnh viện đề xuất có thể áp dụng tại các bệnh viện như sau:

Công nghệ 1: Sử dụng công nghệ xử lý nước thải như của Bệnh viện Phụ sản Trung ương [1].

Công nghệ 2: Cơng nghệ Yếm khí - Thiếu khí - Hiếu khí (AAO) phân tán, hệ thống được thiết kế theo dạng modul.

Nguyên lý của cơng nghệ: Nước thải tại bể điều hịa được bơm vào thiết bị hợp khối AAO. Tại đây thiết bị được chia làm 3 quá trình xử lý như sau:

- Xử lý vi khuẩn bằng vi khuẩn yếm khí dịng ngược với vi sinh lơ lửng được kết hợp với các khối đệm vi sinh bằng PVC chuyên dụng có tác dụng tăng tối đa mật độ vi sinh vật có trong nước thải lên 5.000 - 10.000 ppm đảm bảo hiệu quả trong xử lý yếm khí đạt hiệu suất 75 – 85%.

- Khử nitơ bằng q trình xử lý thiếu khí: là q trình thiếu khí trong xử lý nước thải. Một phần nước thải và bùn hoạt tính trong q trình hiếu khí được bơm tuần hồn về ngăn thiếu khí để khử nitrat NO2; NO3 trong nước thải, tức là giảm thiểu nồng độ T - N trong nước thải. Thực chất quá trình này là q trình ơxy hóa các hydrocacbon bằng nitơ hóa trị (+3) và (+5) để trở về nitơ hóa trị (0). Cơng nghệ này giảm thiểu được chi phí ơxy cung cấp cho thiết bị đồng nghĩa với việc giảm chi phí vận hành hệ thống.

- Ngăn hiếu khí xử lý bằng VSV hiếu khí làm giảm BOD, NH4: Đây là bể lọc hiếu khí có tác động của bọt khí và dạng dính bám. Từ đó chúng sẽ tiếp nhận ơxy, chuyển hóa chất lơ lửng và hịa tan thành thức ăn. Quá trình này diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể. Vi sinh hiếu khí phát sinh khối trên vật liệu có về mặt riêng lớn (nhờ O2 sục vào) sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ để sinh khối làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.

Trong ngăn này, sử dụng các chất có thể ơxy hóa sinh hóa chủ yếu hồn thành trong khi các nitơ-amoni sẽ chuyển thành nitrat bởi q trình nitrat hóa bằng các vi sinh vật Nitrifers và khử BOD bằng các vi sinh vật Carboneus.

Sau khi qua các bậc xử lý, nước thải được đưa vào ngăn lắng để tách tồn bộ lượng bùn hoạt tính hồi lưu về ngăn thiếu khí và về bể thu bùn thừa. Sau khi nước thải qua ngăn lắng được đưa và ngăn khử trùng sau đó thải ra ngồi.

Cơng nghệ khác: Ngoài ra, các bệnh viện cũng có thể tìm kiếm các cơng nghệ xử lý nước thải khác cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với các phịng khám ngồi bệnh viện trên địa bàn phải có hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định. Thực hiện xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường. Tuy nhiên do diện tích nhỏ hẹp, thiếu kinh phí đầu tư khiến các phịng khám ngồi bệnh viện khó trang bị một hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn. Vì thế các phịng khám này nên sử dụng hệ thống xử lý nước thải y tế nhỏ gọn theo công nghệ Plasma. Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Plasma được thiết kế theo dạng module.

c) Đối với khí thải

Do lượng khí thải phát sinh trong hoạt động của 03 bệnh viện nghiên cứu khơng lớn. Do đó, phương pháp thu gom và xử lý bằng hệ thống các Hotte vẫn sẽ được áp dụng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thực trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng:

 Chẩt thải rắn y tế:

Đến năm 2015, khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn Thành phố Hải Phịng ước tính là 0,996 tấn/ngày hay 364 tấn/năm, trong đó các bệnh viện xả ra 0,9 tấn/ngày hay 328 tấn/năm. Nếu giả định lượng chất thải nguy hại chiếm 15% tổng số chất thải y tế, thì tổng số chất thải y tế (cả nguy hại và thông thường) phát sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2015 là 6,64 tấn/ngày hay 2.423 tấn/năm. Hiện nay, thành phố Hải Phòng đang áp dụng đồng thời 2 mơ hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các bệnh viện là: Mơ hình xử lý tại chỗ và mơ hình xử lý theo cụm y tế.

Các CSYT hợp đồng với công ty môi trường để thu gom, vận chuyển và tiêu hủy. Tuy nhiên, q trình vận chuyển vẫn cịn chưa đúng quy cách, thêm vào đó do thời gian vận chuyển theo từng đợt, tần số vận chuyển của các cơ sở này cũng không theo dõi và kiểm sốt được. Các bệnh viện lại chỉ có các nhà lưu giữ rác mà khơng có thiết bị bảo quản nên khó đảm bảo trong khâu lưu giữ, vận chuyển rác thải nguy hại.

CTRYT nguy hại ở các phòng khám tư nhân vẫn còn được thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chung với chất thải thông thường.

 Nước thải y tế:

Lượng nước thải bệnh viện là 0,6 – 0,8 m3/giường bệnh thực kê/ngày thì các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện đang xả gần 3.500 m3 nước thải trên ngày. Chưa tính lượng nước thải phát sinh từ các trung tâm dự phòng tuyến thành phố không quá 140 m3/ngày, từ các Trung tâm Y tế tuyến huyện, thị, thành phố không quá 120 m3/ngày và Trạm Y tế xã và Phịng khám tư nhân khơng q 5 m3/cơ sở/ngày.

Trên địa bàn thành phố Hải Phịng hiện có 06 bệnh viện đã có cơng trình xử lý nước thải. Các BV có cơng trình xử lý nước thải có cơng suất từ 200-600 m3/ngày theo công nghệ V69. Tuy nhiên hầu hết hệ thống xử lý nước thải trên địa

bàn thành phố đều đã xuống cấp. Các bệnh viện và cơ sở y tế còn lại hiện vẫn chưa được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Nước thải được thu gom từ các bể phốt sau đó chảy theo mương thốt nước mặt xả ra môi trường.

Nước thải của các đơn vị dự phòng, các phòng khám hiện đang được đổ vào hệ thống cống chung. Tất cả các Phòng khám, các CSYT dự phòng, TYT xã và y tế tư đều chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế.

Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng:

 Quản lý chất thải rắn y tế:

- Thực hiện các giải pháp về quản lý chất thải rắn như: giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng rác thải, phân loại và bao gói rác thải, thu gom, vận chuyển, lưu trữ rác thải phù hợp nhưng an toàn và hợp vệ sinh.

- Khu lưu chứa rác thải cần xây dựng hợp lý đảm bảo các u cầu an tồn đối với mơi trường xung quanh. Cần đựa ra quy định cụ thể về thời gian vận chuyển chất thải đối với Công ty Môi trường.

- Đối với các phịng khám ngồi bệnh viện trên địa bàn cũng yêu cầu thu gom rác thải đã phân loại vào các loại túi bóng hoặc thùng đựng rác theo quy định như đối với các bệnh viện. Nên thực hiện hợp đồng vận chuyển chất thải với các công ty môi trường trên địa bàn để thực hiện việc thu gom và vận chuyển rác thải y tế.

 Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế:

- Cần tuân thủ những nguyên tắc chung: thường xuyên theo dõi, kiểm tra; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng; Vận hành hệ thống theo đúng hướng dẫn của đơn vị cung cấp và lắp đặt. Chất lượng nước thải đầu ra phải đạt QCVN 28: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý như CTRYT nguy hại nếu khơng có xét nghiệm giám định về ngưỡng các chất độc hại.

- Cán bộ vận hành phải là người chuyên trách. Số lượng cán bộ tùy thuộc quy mô của trạm xử lý để đảm bảo yêu cầu giám sát chặt chẽ và thường xuyên hệ

thống. Cán bộ vận hành cần được đào tạo, tập huấn về vận hành hệ thống xử lý nước thải.

- Đối với các phịng khám ngồi bệnh viện trên địa bàn phải có hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định. Thực hiện xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

 Công tác quản lý chung:

- Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở y tế bao gồm: + Đào tạo về quản lý chất thải y tế cho cán bộ y tế có liên quan: Cơng tác đào tạo, tập huấn cần được tiến hành thường xuyên theo định kỳ (1 tháng 1 lần). Các bệnh viện cần có kế hoạch chi kinh phí cho cơng tác đào tạo, tập huấn một cách phù hợp và hiệu quả: tăng lên mức khoảng 20 – 25% tổng kinh phí bảo vệ mơi trường;

+ Xây dựng sổ tay quản lý chất thải bệnh viện;

+ Thiết lập chương trình theo dõi và giám sát quản lý chất thải trong BV; + Thực hiện chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của bệnh nhân và cộng đồng. Các giải pháp sẽ được áp dụng cho bệnh viện (nguồn thải chính) và các cơ sở y tế khác (nguồn thải thứ yếu).

-Giải pháp tài chính:

+ Sở Y tế huy động các nguồn vốn hợp pháp (như vốn ngân sách, vốn ODA v.v) để thực hiện cải thiện công tác quản lý CTYT của Thành Phố;

+ Đối với Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn Ngân hàng thế giới, căn cứ các tiêu chí lựa chọn đầu tư và thực trạng quản lý chất thải bệnh viện, tại thời điểm này, Sở Y tế Hải Phòng đề xuất hỗ trợ đầu tư cải thiện thực trạng quản lý CTYT tại bệnh viện trên địa bàn Thành Phố.

2. Khuyến nghị

Vấn đề chất thải y tế và quản lý chúng ở Hải Phòng sẽ là mối quan tâm rất lớn thời gian tới, hệ trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội nói chung và cơng tác bảo vệ mơi trường của thành phố nói riêng. Vì vậy, cần mở rộng nghiên cứu đánh giá ở nhiều bệnh viện trong thành phố để việc đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải y tế khả thi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2009). Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự

án Bệnh viện Phụ sản trung ương.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2011. Lưu trữ tại Tổng cục Môi trường.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26

tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

4. Bộ Y tế (2007). Quy chế Quản lý chất thải y tế. Ban hành kèm theo Quyết định số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 69 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)